Người xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Bài tập lớn Thanh toán quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 26 - 30)

Ngân hàng phát hành L/C

(Mỗi chủ thể nêu trên phải có ít nhất 01 case-study để minh họa)

1) Người xuất khẩu.

1.1. Các rủi ro trong thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ.

Rủi ro kỹ thuật.

- Khi nhận được L/C từ ngân hàng thông báo,nếu nhà xuất khẩu kiểm tra các điều kiện chứng từ không kĩ, chấp nhận những yêu cầu bất lợi mà nhà xuất khẩu không thể đáp ứng được trong khâu lập bộ chứng từ sau này. Khi đó, ngân hàng phát hành có thể từ chối bộ chứng từ và không thanh toán cho nhà xuất khẩu vì đó không phải bộ chứng từ hoàn hảo, nhà nhập khẩu sẽ có lợi thế để thương lượng lại về giá cả.

Case study: Tập đoàn Jaiko (Nhật) ký hợp đồng nhập khẩu giày thể thao của công ty M

của Việt Nam. Ngân hàng PH L/C: Tokyo Bank. L/C yêu cầu: Bộ chứng từ đòi tiền phải có Giấy chứng nhận của người mua (Jaiko) rằng đã nhận hàng tại cảng Yokohama. Sau khi L/C đã được phát hành, lô hàng đã cập cảng Yokohama đúng thời hạn quy định của

HĐ, nhưng công ty M không thể lấy được Giấy chứng nhận trên của người mua. Ngân hàng mở L/C từ chối thanh toán bộ chứng do thiếu giấy chứng nhận nêu trên. Mặc dù đã nhiều lần công ty M yêu cầu Jaiko Corp. và NH Tokyo thanh toán nhưng đều bị NH từ chối. Sau hơn 1 năm thương lượng, cuối cùng công ty M mới nhận được tiền.

Trong trường hợp này, đây là một sai lầm của công ty M khi kiểm tra thư tín dụng mà không phát hiện ra được rằng là trong thư yêu cầu phát hành thư tín dụng của Jaiko Nhật Bản họ đã yêu cầu ngân hàng phát hành cài vào đây một điều kiện là L/C yêu cầu bộ chứng từ đòi tiền phải có Giấy chứng nhận của Jaiko rằng đã nhận hàng tại cảng Yokohama. Tuy nhiên giấy chứng nhận này công ty M không thể nào lấy được bởi vì Jaiko chưa nhận được hàng thì sẽ không thể nào đồng ý viết cho công ty M giấy chứng nhận đã nhận hàng tại cảng Yokohama được, với một công ty tỷ lệ nhuận như Jaiko họ sẽ không thể nào viết giấy chứng nhận đã nhận được hàng khi chưa nhận được hàng và gửi cho bên bán của mình vì điều đó sẽ gây ra những rủi ro lớn, thậm chí không thể nhận được hàng. Do vậy mà sau hơn 1 năm thương lượng, công ty M mới nhận được tiền.

- Trong thanh toán tín dụng chứng từ, ngân hàng phát hành đứng ra cam kết thanh toán cho người xuất khẩu với điều kiện bên xuất khẩu thực hiện đúng và đầy đủ những điều khoản trong thư tín dụng. Vì vậy khi sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối và thống nhất giữa bộ chứng từ thanh toán với những nội dung yêu cầu đã quy định trong L/C để ngân hàng phát hành và người nhập khẩu chấp nhận thanh toán. Chỉ cần một sơ suất nhỏ trong việc lập chứng từ thì nhà xuất khẩu cũng có thể bị ngân hàng phát hành và người mua bắt lỗi, từ chối thanh toán. Do đó, việc lập bộ chứng từ thanh toán là một khâu quan trọng và rất dễ gặp rủi ro đối với nhà xuất khẩu.

- Ngoài ra do sự khác biệt về tập quán, luật lệ ở nước người nhập khẩu và người xuất khẩu là khác nhau cho nên dễ dẫn đến những sai sót khi bên xuất khẩu hoàn tất bộ chứng từ để xin ngân hàng phát hành bên nhập khẩu thanh toán.

- Nếu nhà xuất khẩu bị từ chối thanh toán thì nhà xuất khẩu phải chịu mọi chi phí và trách nhiệm trong việc xử lý hàng hóa như dỡ hàng, lưu kho cho đến khi được giải quyết hoặc phải tìm người mua mới, bán đấu giá hay chở hàng quay về nước. Đồng thời người bán cũng phải chịu những chi phí như lưu tàu quá hạn, phí lưu kho trong khi không biết rõ rằng nhà nhập khẩu sẽ từ chối hay đồng ý nhận hàng vì lý do bộ chứng từ có sai sót. - Trong trường hợp nhà xuất khẩu và ngân hàng phát hành bên nhập khẩu đồng ý lựa chọn

sung hay huỷ bỏ bất cứ lúc nào trước khi bên xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ mà không cần sự đồng ý của bên xuất khẩu.

Rủi ro tín dụng.

- Người xuất khẩu chưa tìm hiểu kỹ về sự uy tín của ngân hàng phát hành L/C trong khi đó ngân hàng phát hành có thể không đảm bảo hoặc mất khả năng thanh toán, tín nhiệm kém hoặc chưa có mã Swift code thì cho dù bộ chứng từ xuất trình ở phía nhà xuất khẩu là hoàn hảo cũng không được thanh toán.

Rủi ro đạo đức.

- Nhà nhập khẩu không thiện chí trong việc thực hiện theo những thỏa thuận của hợp đồng, hoặc cố ý không muốn thực hiện hợp đồng, nhà nhập khẩu có thể dựa vào những sai sót dù là rất nhỏ của bộ chứng từ để đòi giảm giá, kéo dài thời gian để chiếm dụng vốn của người bán, thậm chí là từ chối thanh toán gây gia tăng chi phí phát sinh cho người bán như chi phí lưu kho, giữ hàng, hay khiến người bán phải bỏ ra chi phí cao để kiện người mua ra toà.

- Nếu nhà xuất khẩu nhận được một L/C trực tiếp từ ngân hàng phát hành (không gửi thông qua ngân hàng thông báo), thì đó có thể là một L/C giả mà ngân hàng phát hành chủ tâm lừa đảo nhà xuất khẩu.

- Ngân hàng phát hành có thể vi phạm cam kết của mình, từ chối thanh toán, trì hoãn thanh toán hoặc đứng về phía nhà nhập khẩu gây khó dễ cho nhà xuất khẩu.

Rủi ro tỷ giá.

- Việc lựa chọn đồng tiền thanh toán không có tính ổn định, nếu đồng tiền được lựa chọn trong điều kiện thanh toán giảm giá, số tiền được thu bằng đồng nội tệ của người xuất khẩu lại ít đi, làm doanh thu thu về giảm đi so với kế hoạch.

Rủi ro trong vận tải.

- Khi kiểm tra các điều khoản trong L/C người bán không đọc kỹ thông tin quy định mục Shippment và mục Partial shippment là Allowed hay Not allowed nếu không thực hiện đúng sẽ dẫn tới việc bị từ chối thanh toán.

Rủi ro kinh tế, chính trị, xã hội.

- Khi các nước có liên quan trong quá trình thanh toán có tình hình chính trị không ổn định, nền kinh tế suy thoái, người xuất khẩu không đủ nguồn cung để sản xuất, người nhập khẩu không được nhập hàng hóa hoặc mất khả năng thanh toán, ngân hàng không thể thực hiện nghiệp vụ thanh toán của mình làm cho L/C có thể bị huỷ, gây thiệt hại cho các bên liên quan.

Ví dụ: Những năm gần đây, nền kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng do tác động của đại

dịch COVID-19, nhiều quốc gia đóng cửa nền kinh tế, COVID-19 gây ảnh hưởng đến toàn cầu hoá thị trường làm đứt gãy chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu, điều đó khiến cho các nhà xuất khẩu không đủ nguồn cung để sản xuất, nhà nhập khẩu phải mua hàng hoá với giá cao hơn so với bình thường thậm chí mất khả năng thanh toán. Kéo theo tác động của rủi ro tỷ giá, khủng hoảng kinh tế dẫn đến tình trạng lạm phát dẫn đến sự mất giá của đồng nội tệ và kém ổn định.

1.2. Các biện pháp phòng chống rủi ro.

- Nghiên cứu kỹ về đối tác của bên phía nhập khẩu có thực sự được tín nhiệm hay không cũng như khả năng kinh doanh và tài chính của đối tác.

- Yêu cầu, thỏa thuận với nhà nhập khẩu mở L/C tại các ngân hàng uy tín có độ tín nhiệm cao, tên tuổi. Một số trường hợp có thể chỉ định ngân hàng phát hành L/C là đại lý của ngân hàng tại nước xuất khẩu hoặc ngược lại có quan hệ đảm bảo.

- Nếu bên xuất khẩu không tin tưởng vào sự cam kết trả tiền của ngân hàng phát hành nước người nhập khẩu, thì lúc này nên yêu cầu ngân hàng phát hành chỉ định thêm ngân hàng trung gian xác nhận ở phía nước người nhập khẩu - thường là các ngân hàng lớn, độ uy tín nổi tiếng và có được sự tín nhiệm từ bên xuất khẩu. Các ngân hàng đó đứng ra cam kết thanh toán với ngân hàng phát hành để có một sự đảm bảo chắc chắn hơn về L/C. - Người bán cần xem xét một cách kỹ lưỡng để đảm bảo chắc chắn rằng các điều kiện của L/C hoàn toàn có thể thực hiện được, yêu cầu người mở sửa đổi nếu thấy rằng L/C sẽ có những điều kiện khó có thể thực hiện được.

- Lựa chọn đồng tiền thanh toán có tính ổn định cao. Cần quan tâm đến những hạn chế ngoại hối của nước người mua vì điều đó có thể ảnh hưởng đến việc thanh toán tiền hàng. - Nâng cao trình độ nghiệp vụ ngoại thương thanh toán xuất nhập khẩu, đặc biệt là khắc phục những sai sót hạn chế trong quá trình lập bộ chứng từ, tìm hiểu và nắm rõ những luật lệ, tập quán quốc tế.

- Quy định rõ ràng các điều khoản về mức phạt trong hợp đồng ngoại thương nếu vi phạm cũng như quy định rõ cơ quan giải quyết tranh chấp.

- Nhận tham vấn từ ngân hàng thụ hưởng hỗ trợ, tổ chức có chuyên môn về hồ sơ và chứng từ trong việc thanh toán L/C để tránh những chứng từ không cần thiết hoặc không thể thực hiện.

Một phần của tài liệu Bài tập lớn Thanh toán quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w