Ngân hàng phát hành L/C.

Một phần của tài liệu Bài tập lớn Thanh toán quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 30 - 33)

2.1. Các rủi ro trong thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ.

Rủi ro kĩ thuật.

- Trong nghiệp vụ mở L/C, nếu ngân hàng phát hành kiểm tra không kỹ đơn xin mở L/C từ nhà nhập khẩu sẽ dẫn đến việc chấp nhận cả những điều khoản hàm chứa rủi ro cho ngân hàng phát hành sau này.

- Nếu như nhận được bộ chứng từ xuất trình mà ngân hàng phát hành trả tiền hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn mà không có sự kiểm tra một cách thích đáng bộ chứng từ, để bộ chứng từ có lỗi, bị phía nhà nhập khẩu từ chối thì ngân hàng phát hành không thể đòi tiền phía nhà nhập khẩu được.

- Nếu như bộ chứng từ hoàn chỉnh rồi nhưng ngân hàng phát hành lại cho rằng có lỗi cho nên là không thanh toán cho nhà xuất khẩu lúc này, ngân hàng phát hành sẽ chịu rủi ro là bị nhà xuất khẩu kiện.

- Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ nhưng đã quá thời hạn quy định và không còn quyền từ chối nữa và phải thanh toán cho nhà xuất khẩu dù bộ chứng từ đó có thể có sai sót.

- Nhà nhập khẩu vẫn có thể lấy được hàng hóa khi chỉ cần xuất trình một phần của bộ vận đơn nếu trong L/C ngân hàng phát hành không quy định bộ vận đơn đầy đủ (full set of bills of lading).

- Việc kiểm tra bộ chứng từ được điều chỉnh bởi tập quán thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ UCP và ISBP. Tuy nhiên UCP và ISBP không quy định tất cả các trường hợp xảy ra nên các ngân hàng có thể giải quyết tình huống theo nhiều cách khác nhau. Mặt khác, UCP600 cũng không có điều khoản nào nói về vấn đề gian lận và giả mạo chứng từ từ đó dễ gây tranh cãi giữa các ngân hàng và mang lại rủi ro.

Ví dụ: Ngân hàng phát hành có thể gặp rủi ro nếu không thực hiện theo đúng quy định

của

UCP, đưa ra quyết định từ chối bộ chứng từ vượt quá 5 ngày làm việc của ngân hàng, theo UCP 600 là không quá 5 ngày.

Rủi ro tín dụng.

-Việc không tìm hiểu rõ ràng về đối tác cũng như kiểm tra tình hình kinh doanh và tài chính của phía bên nhập khẩu sẽ dẫn đến rủi ro về tín dụng. Ngân hàng phát hành có thể ứng trước một khoản tiền nhưng có khả năng sẽ không thu hồi được khoản tiền đó. Khi nhận bộ chứng từ hợp lệ hoàn chỉnh thì ngân hàng phát hành phải có nghĩa vụ thanh toán

cho người hưởng lợi là bên xuất khẩu. Tuy nhiên nếu bên nhập khẩu không còn khả năng thanh toán do phá sản thì lúc này ngân hàng phát hành sẽ có thiệt hại gắn liền với rủi ro đến từ tín dụng đó.

Case study: Công ty XNK Việt Nam (Vietnamexport) ký hợp đồng xuất khẩu hàng hóa với

công ty B của Mỹ với một số điều kiện sau: Thời hạn mở L/C trước 15/4. Thời hạn giao hàng: trước 30/5. Phương thức thanh toán: L/C (UCP 600). Ngày 10/4 người mua xin mở L/C qua ngân hàng Americabank, ngân hàng phát hành chấp nhận mở L/C cho người mua và sau đó thông báo cho ngân hàng thông báo: Bank of Vietnam (BOV). BOV đã thông báo cho người bán về việc người mua đã mở L/C cho người bán theo hợp đồng được ký kết. Sau khi nhận được thông báo, ngày 29/5 người bán thực hiện nghĩa vụ giao hàng. Sau khi giao hàng người bán gửi bộ chứng từ phù hợp với L/C đến ngân hàng thông báo để xuất trình tại Americabank yêu cầu thanh toán. Ngân hàng Americabank kiểm tra bộ chứng từ và thấy rằng bộ chứng từ này phù hợp với các điều khoản quy định trong L/C. Tuy nhiên lúc này, Americabank được thông báo rằng công ty B của Mỹ đã phá sản. Dù vậy, Americabank lúc này vẫn phải thực hiện cam kết thanh toán đầy đủ cho bên xuất khẩu là Vietnamexport ngay cả khi công ty B đã mất đi khả năng thanh toán. Nếu hủy L/C hay từ chối bộ chứng từ vì công ty B đã phá sản thì Americabank sẽ bị Vietnamexport kiện ra toà vì hành động sai.

Rủi ro trong vận chuyển hàng hóa.

- Trong trường hợp hàng đến trước bộ chứng từ thì ngân hàng phát hành hay được yêu cầu chấp nhận thanh toán cho người thụ hưởng mà chưa nhìn thấy bộ chứng từ. Nếu không có sự chấp nhận trước của người nhập khẩu về việc hoàn trả, thì ngân hàng phát hành sẽ gặp rủi ro khi bộ chứng từ có sai sót, khi đó nhà nhập khẩu không chấp nhận và ngân hàng sẽ không truy hoàn được tiền từ nhà nhập khẩu.

Case Study: Một công ty H. tại Trung Quốc ký hợp đồng xuất khẩu hàng hóa với công ty

B tại Việt Nam. Phương thức thanh toán: L/C trả ngay, không huỷ ngang, (tuân thủ UCP 600). Ngân hàng phát hành L/C: Bank of Vietnam (BOV). Ngân hàng thông báo: Bank of China (BOC). Do khoảng cách về địa lý giữa Việt Nam và Trung Quốc là gần nhau nên dẫn đến tình trạng hàng hoá đến trước bộ chứng từ. Lúc này, công ty H tại Trung Quốc đã yêu cầu phía BOV chấp nhận thanh toán cho mình. Ngân hàng BOV đồng ý và thanh toán cho công ty H. Tuy nhiên khi nhận được bộ chứng từ và kiểm tra thì BOV phát hiện sai sót lớn trong bộ chứng từ, phía bên công ty B vì sai sót trong bộ chứng từ nên không chấp

Rủi ro đạo đức.

- Ngân hàng phát hành phải thực hiện cam kết thanh toán cho người xuất khẩu theo quy định của L/C ngay cả trong trường hợp người nhập khẩu không có thiện chí hoàn trả hoặc có chủ tâm lừa đảo, từ đó làm ảnh hưởng đến sự tín nhiệm trong thương mại và tốn kém chi phí phát sinh để kiện người nhập khẩu ra toà.

- Việc thanh toán chỉ dựa trên bề mặt chứng từ, không căn cứ vào thực trạng của hàng hóa, tạo ra cơ hội cho những đối tượng có ý định lừa đảo.

- Rủi ro về tính chất gian lận. Ví dụ như nhà nhà xuất khẩu có sự gian lận chứng từ để lừa lấy tiền thanh toán, hoặc nhà xuất khẩu cấu kết với nhà nhập khẩu để có hành vi gian lận và lừa ngân hàng phát hành.

Rủi ro kinh tế, chính trị, xã hội

- Nếu như tình hình chính trị quốc gia của các bên liên quan không ổn định, nền kinh tế suy thoái gây ảnh hưởng đến khả năng thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên. Ví dụ như người xuất khẩu không thể giao hàng, người nhập khẩu có thể mất khả năng thanh toán.

Ngoài ra, biến động của nền kinh tế còn tác động tiêu cực đến các ngân hàng, đặc biệt ảnh hưởng lớn đến yếu tố lòng tin của ngân hàng.

Ví dụ: Cuộc khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ 2007-2009, các ngân hàng đều có những khó

khăn về mặt tài chính, ứng trước các nguy cơ phá sản của các ngân hàng thì các doanh nghiệp gửi tiền cho ngân hàng đồng loạt đến và yêu cầu rút tiền tại ngân hàng điều đó dẫn đến việc các ngân hàng phá sản.

2.2. Các biện pháp phòng tránh rủi ro.

Trong hoạt động thương mại, ngân hàng mất tiền thì mất ít, mất danh dự thì mất nhiều, mất lòng tin là mất tất cả. Đối với L/C, người mua không chỉ vay ngân hàng tiền mà còn vay độ tín nhiệm để người xuất khẩu giao hàng, vì vậy khi tham gia thương mại quốc tế nói chung, ngân hàng phát hành cần chú ý:

- Trong nghiệp vụ mở L/C, ngân hàng phát hành phải kiểm tra kỹ đơn xin mở L/C cũng như đánh giá khả năng kinh doanh, hiệu quả nhập khẩu và khả năng tài chính, độ uy tín và danh tiếng của bên nhập khẩu để loại bỏ rủi ro cho sau này.

- Cần xác định chính xác và đầy đủ những thông tin cần thiết về khả năng tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh cũng như độ uy tín và danh tiếng của bên xuất khẩu.

- Kiểm tra uy tín người thụ hưởng bằng các công vụ sẵn có như AML, danh sách khách hàng tốt của nhà nhập khẩp.

- Yêu cầu nhà xuất khẩu chuẩn bị những chứng từ liên quan tới hàng hóa như: C/O; I/P; C/Q, Test Report phải do đơn vị uy tín có thẩm quyền cấp phép.

- Phải có đại diện của bên nhập khẩu kiểm tra và giám sát về vận đơn hãng tàu lập ra sau khi xếp hàng.

- Nâng cao khả năng phát hiện chứng từ giả mạo để hạn chế bớt các rủi ro, góp phần bảo vệ quyền lợi của khách hàng.

- Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ xử lý cho các nhân viên.

- Cần làm cho người nhập khẩu nhận thức rõ nghĩa vụ hoàn trả tiền cho ngân hàng phát hành và tính độc lập của thư tín dụng và hợp đồng. Vì một rủi ro hay xảy ra đối với ngân hàng phát hành là người mua từ chối hoàn tiền do hàng không đúng hợp đồng hay có sự giả mạo trong chứng từ. Do đó, ngân hàng cần nêu rõ trong mẫu đơn xin mở L/C về nghĩa vụ hoàn trả tiền cho ngân hàng.

- Cần khống chế bộ chứng từ đầy đủ ( full set) để có thể yêu cầu người mua hoàn tiền. - Tùy theo đối tượng khách hàng mà ngân hàng phát hành đưa ra mức ký quỹ hợp lý cho giá trị của L/C.

Một phần của tài liệu Bài tập lớn Thanh toán quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w