tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
2.2.1. Xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật về di tích
Xác định việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích chính là bảo tồn và phát huy nội lực và là nguồn lực hết sức quan trọng trong xây dựng và phát triển tỉnh nhà. Trong những năm qua, UBND tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các cấp, các ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ để triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản của Trung ƣơng và của tỉnh; ban hành các văn bản nhằm tăng cƣờng công tác quản lý các di tích trên địa bàn; Chỉ đạo UBND cấp xã đƣa nội dung bảo vệ các di tích trên địa bàn vào hƣơng ƣớc, quy ƣớc và tiêu chí bình xét gia đình văn hóa; thôn, tổ dân phố văn hóa để nhân dân biết và có trách nhiệm thực hiện.
Đắk Lắk thực hiện quản lý nhà nƣớc về bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên cơ sở văn bản quy phạm pháp luật, theo định hƣớng khoa học, chặt chẽ, thống nhất và đồng bộ từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Bám sát hệ thống văn bản của Trung ƣơng về quản lý xây dựng, quản lý di sản văn hóa, đặc biệt là Luật Di sản văn hóa, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật nhằm quản lý về công tác đầu tƣ xây dựng trên địa bàn tỉnh, trong đó có cả lĩnh vực trùng tu, tôn tạo, phát huy các giá trị di tích.
Với trách nhiệm là cơ quan quản lý nhà nƣớc về Di sản, cùng với việc đánh giá, khảo sát thực trạng di tích, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk đã tích cực tham mƣu đề xuất cho Tỉnh ủy, UBND ban hành các văn bản pháp lý về cơ chế, chính sách nhƣ: Chƣơng trình số 41-CTr/TU ngày 26/8/2014 của Tỉnh ủy Đắk Lắk về việc thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa XI) về “xây dựng và phát triển văn hóa, con ngƣời Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nƣớc”; Quyết định số 3156/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển văn hóa tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030; Kế hoạch số 6082/KH-UBND ngày 20/8/2015 của UBND tỉnh về thực hiện Chƣơng trình hành động số 41-CTr/TU ngày 26/8/2014 của Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa XI) về “xây dựng và phát triển văn hóa, con ngƣời Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nƣớc” trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk... Đây là cơ sở pháp lý quan trọng, tạo điều kiện để công tác quản lý di tích ngày càng chặt chẽ, hiệu quả; công tác bảo tồn đảm bảo đúng định hƣớng góp phần khuyến khích, huy động các tầng lớp nhân dân, các nguồn lực xã hội tham gia quản lý, phát huy giá trị di tích trong những năm qua.
Để triển khai hƣớng dẫn luật, các văn bản quy phạm pháp luật đã đƣợc ban hành, cụ thể: Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính
phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa năm 2009; Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ, quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; Nghị định số 61/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ, quy định điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; Thông tƣ số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ trƣởng Bộ VHTT&DL, quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; Thông tƣ số 17/2013/TT-BVHTT&DL ngày 30/12/2013 của Bộ VHTT&DL về hƣớng dẫn xác định chi phí lập quy hoạch, dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích... UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành nhiều chiến lƣợc, quy hoạch phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phƣơng, cụ thể:
- Ban hành Chỉ thị số 05/2003/CT-UB ngày 24/4/2003 về tăng cƣờng công tác bảo vệ di sản văn hóa ở Đắk Lắk, Chỉ thị số 25/2006/CT-UBND ngày 18/12/2006 về việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các dân tộc Đắk Lắk để chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành chức năng chủ động phối hợp với Cấp ủy, chính quyền địa phƣơng trong tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả; nhất là việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống: văn hóa lễ hội, văn hóa cồng chiêng, văn hóa sử thi, văn hóa nhà dài, văn hóa thổ cẩm…; bảo tồn, khai thác có hiệu quả các di tích lịch sử cách mạng, văn hóa, danh lam thắng cảnh…, đáp ứng nhu cầu hƣởng thụ văn hóa ngày càng cao của các tầng lớp nhân dân, đồng thời phục vụ khách tham quan trong và ngoài tỉnh.
- Ban hành Quyết định số 3156/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển văn hóa tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030 nhằm định hƣớng cụ thể về phát triển văn hóa của tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn 2020 đến 2030, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc
bảo tồn, gìn giữ các bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ; hƣớng việc sử dụng giá trị di sản văn hóa nói chung, giá trị di tích nói riêng vào phát triển du lịch của tỉnh nhà nhằm thực hiện mục tiêu kép “vừa phát triển kinh tế, vừa bảo tồn văn hóa truyền thống”.
- Ban hành Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hƣớng đến năm 2030 (Quyết định 2615/QĐ-UBND, ngày 30/10/2020), trong đó chú trọng đến nhiệm vụ bảo tồn, tôn tạo một số di tích quan trọng của tỉnh nhằm phục hồi và phát huy giá trị của các di tích nhƣ: Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà đày Buôn Ma Thuột; Di tích lịch sử Số 04 Nguyễn Du; Khu Di tích lịch sử Sở Chỉ huy - Nơi công bố Quyết định thành lập Quân đoàn 3 thuộc địa bàn huyện; Di tích lịch sử Nhà số 57 (nay là số 71) Lý Thƣờng Kiệt; di tích Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk (1965-1975); Di tích tháp Chăm Yang Prong; Di tích lịch sử Đồn điền Rossi...
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng của tỉnh Đắk Lắk (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Các phòng Văn hóa – Thông tin) đã tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trƣơng, chính sách và kế hoạch triển khai thực hiện để kịp thời chỉ đạo, giải quyết những vƣớng mắc của địa phƣơng. Trên cơ sở đó ban hành các văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn, cụ thể hóa các chủ trƣơng của Đảng, chính sách của nhà nƣớc nhằm mục tiêu phát triển bền vững giá trị các di tích gắn phát triển kinh tế, xã hội.
2.2.2. Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước về quản lý và phát huy giá trị di tích
2.2.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích tại tỉnh Đắk Lắk
UBND Tỉnh Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phòng Quản lý Văn hóa Bảo tàng Đắk Lắk UBND Huyện Phòng Văn hóa - Thông tin UBND Xã
Cán bộ Văn Ban Quản lý
hóa - Xã hội di tích
Sơ đồ. Cơ cấu tổ chức các cơ quan quản lý nhà nƣớc về quản lý và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
2.2.2.2. Nguồn nhân lực quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích
- Nguồn nhân lực thực hiện lãnh đạo, quản lý nhà nước về di tích
Theo thống kê đến thời điểm hiện tại tỉnh Đắk Lắk có 83 ngƣời, trong đó: + Cơ quan quản lý nhà nƣớc là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có 11/58 biên chế làm công tác này: 01 Giám đốc Sở chỉ đạo, điều hành chung, 01 Phó Giám đốc Sở phụ trách lĩnh vực; Phòng chuyên môn có 09 ngƣời, trong đó có 01 Trƣởng phòng, 02 Phó Trƣởng phòng và 06 Chuyên viên.
+ 01 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Bảo tàng Đắk Lắk: 12/66 ngƣời; trong đó có 01 Giám đốc, 01 Phó Giám đốc; Phòng chuyên môn có 10 ngƣời, trong đó có 01 Trƣởng phòng, 02 Phó Trƣởng phòng, 07 viên chức.
+ Cấp huyện có 60 ngƣời, trong đó có 15 Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách văn xã, 15 Trƣởng phòng Văn hóa và Thông tin, 15 Phó trƣởng phòng và 15 Chuyên viên trực tiếp thực hiện công tác tham mƣu, chỉ đạo quản lý nhà nƣớc về di tích .
-Nguồn nhân lực tham gia bảo vệ, chăm sóc, duy trì các hoạt động văn hóa và phát huy giá trị di tích
+ Tổng số có 98 ngƣời, trong đó: Cấp tỉnh gồm 12 ngƣời: Di tích lịch sử Nhà đày Buôn Ma Thuột có 01 ngƣời; Di tích nhà Số 04 Nguyễn Du có 01 ngƣời; Di tích Đình Lạc Giao có 10 ngƣời, có 06 thuyết minh viên phục vụ tại các điểm di tích trên.
+ Di tích trên địa bàn các huyện, thị xã gồm có 86 ngƣời: Di tích Đền thờ Trần Hƣng Đạo và Đồn điền Rossi, thị xã Buôn Hồ có 11 ngƣời; di tích danh thắng thác Drai Sáp Thƣợng và thác Drai Nur, huyện Krông Ana có 40 ngƣời; Hồ Lắk và thác Bìm Bịp, huyện Lắk có 30 ngƣời; Di tích danh thắng thác Drai K’nao, huyện M’Đrắk có 03 ngƣời; Di tích lịch sử Miếu thờ tại Đồn
điền CADA, huyện Krông Pắc có 01 ngƣời; di tích kiến trúc tháp Chăm Yang Prong, huyện Ea Súp có 01 ngƣời.
2.2.3. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di tích
2.2.3.1. Về nguồn lực tài chính
Việc tu bổ, tôn tạo di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đƣợc thực hiện chủ yếu bằng hai nguồn:
- Nguồn thứ nhất – ngân sách nhà nƣớc: Đối với nguồn kinh phí này, Đắk Lắk đã quản lý, sử dụng ngân sách đúng mục đích và có hiệu quả, tuân thủ đúng các nguyên tắc tài chính; thực hiện đầy đủ quá trình thẩm định, xét duyệt hồ sơ thực trạng của di tích đến quyết định phân bổ ngân sách.
Trong đó, nguồn vốn nhà nƣớc từ trung ƣơng gồm nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu, vốn chƣơng trình mục tiêu quốc gia về văn hóa trƣớc đây và hiện nay là chƣơng trình mục tiêu phát triển văn hóa; nguồn vốn nhà nƣớc từ địa phƣơng gồm vốn ngân sách tập trung, vốn ngân sách tỉnh.
Những năm gần đây, công tác tu bổ di tích tại Đắk Lắk đã đƣợc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quan tâm thông qua Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về văn hóa. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh đã bố trí kinh phí cho việc trùng tu, tôn tạo các di tích xuống cấp. Bên cạnh đó, trên cơ sở đề xuất của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, HĐND và UBND thông qua và quyết định về chế độ hỗ trợ cho các di tích đã xếp hạng.
- Nguồn thứ hai là kinh phí đƣợc huy động từ cộng đồng. Đó là sự đóng góp kinh phí, nhân lực của cộng đồng để tham gia bảo tồn, phát huy giá trị di tích. Vai trò của cộng đồng trong việc tham gia bảo tồn, phát huy giá trị di tích đƣợc thể hiện rõ nét và có ý nghĩa rất quan trọng. Tuy nhiên, nguồn kinh phí xã hội hóa chủ yếu tập trung vào các di tích gắn với tôn giáo - tín ngƣỡng nhƣ đình, chùa, đền, miếu, hoặc các di tích là danh lam thắng cảnh nhƣ hồ,
thác… Còn các di tích thuộc loại hình khảo cổ, lịch sử, lƣu niệm danh nhân… thì ít thu hút đƣợc sự quan tâm đầu tƣ của doanh nghiệp và cộng đồng.
Để tạo nguồn lực cho công tác này, tỉnh Đắk Lắk đã ban hành các chính sách thu hút, khuyến khích cá nhân, tập thể, vận động các doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí và có hình thức khen thƣởng thích đáng những doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đóng góp trực tiếp cho công tác giữ gìn, bảo tồn di sản văn hóa và đạt đƣợc một số kết quả đáng ghi nhận, cụ thể:
Giai đoạn từ 2016 - 2020, đã trình các cấp có thẩm quyền xem xét, xếp hạng 13 di tích, trong đó có 01 di tích đặc biệt (Nhà đày Buôn Ma Thuột); 02 di tích quốc gia (thác Drai Yông, Khu căn cứ Kháng chiến tỉnh Đắk Lắk 1965- 1975); 10 di tích cấp tỉnh (Điểm cao 519, Đền thờ Trần Hƣng Đạo, Địa điểm Trận chiến đấu phòng ngự chốt buôn Tring năm 1973, Tƣợng đài Thành Quả thuộc Đoàn 333, Sở Chỉ huy – Nơi công bố Quyết định thành lập Quân đoàn 3, Đồn điền Rossi, thác Buôn H’Ngô, thác Drai Y Bar, Thác Bay, Hang đá Ba Tầng). Việc lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định tại Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 của Chính phủ, Thông tƣ số 15/2019/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2019 của Bộ trƣởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích và quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.
Về thực hiện đầu tƣ dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích: Đã triển khai tu bổ, phục hồi đƣợc 8/38 di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh đã đƣợc xếp hạng. Tổng kinh phí: 133.792.000.000đ (Một trăm ba mươi ba tỷ, bảy trăm chín mươi hai triệu đồng), cụ thể:
-Giai đoạn trước năm 2016:
+ Nhà đày Buôn Ma Thuột thuộc địa bàn phƣờng Tự An, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đƣợc xếp hạng là di tích Quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 1820/QĐ-TTg ngày 24/12/2018 của Thủ tƣớng Chính phủ. Nhà
đày đƣợc trùng tu 2 lần vào các năm 2005, 2006 với tổng kinh phí là 6.600.000.000đ.
+ Di tích Đồn điền CADA thuộc địa bàn xã Ea Yông, huyện Krông Pắc đƣợc xếp hạng là di tích Quốc gia tại Quyết định số 02/1999/QĐ-BVHTT ngày 26/01/1999 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Di tích đã đƣợc UBND tỉnh phê duyệt chủ trƣơng trùng tu, tôn tạo tại Quyết định số 1497/QĐ-UBND ngày 11/6/2009 của UBND tỉnh Đắk Lắk với tổng kinh phí 10.604.000.000đ.
+ Di tích lịch sử Hang đá Đắk Tuôr thuộc Buôn Đắk Tuôr, xã Cƣ Pui, huyện Krông Bông đƣợc xếp hạng là di tích quốc gia tại Quyết định số 1371/QĐ ngày 03/8/1991 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Năm 1996, Bộ Văn hóa - Thông tin đã đầu tƣ kinh phí làm đƣờng từ UBND xã vào đến di tích với tổng chiều dài 5 km. Trong giai đoạn 2009-2010 đã đầu tƣ trùng tu, tôn tạo và bảo vệ di tích với tổng kinh phí là 8.107.000.000đ.
+ Di tích lịch sử Số 04 Nguyễn Du đƣợc xếp hạng di tích quốc gia tại Quyết định số 02/1999/QĐ-BVHTT ngày 26/01/1999 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Năm 2011, di tích đã đƣợc UBND tỉnh phê duyệt chủ trƣơng đầu tƣ tại Quyết định số 1346/QĐ- UBND ngày 31/5/2011 của UBND tỉnh với tổng kinh phí là: 5.830.730.000đ.
+ Di tích lịch sử Địa điểm Miếu thờ tại Đồn điền CADA, tại xã Ea