Sự cần thiết quản lý nhà nƣớc đối với bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (Trang 25 - 29)

pháp để gìn giữ, tôn tạo các giá trị văn hóa tại di tích để chúng không bị mai một, mờ nhạt. Và các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp đó đƣợc lan tỏa, tỏa sáng và có ý nghĩa tích cực trong đời sống xã hội của nhân dân, góp phần vào mục tiêu văn hóa trong phát triển kinh tế xã hội.

Trong mối tƣơng quan giữa bảo tồn và phát huy giá trị di tích, ta nhận thấy để thực hiện hiệu quả mục tiêu giữ gìn, bảo vệ và lƣu truyền các giá trị di sản văn hóa nói chung, giá trị di tích nói riêng cần thực hiện song song 2 khâu “bảo tồn” và “phát huy”. Trong đó, bảo tồn là nền tảng, là “xƣơng sống” giúp cho phát huy thực hiện đƣợc chức năng của mình. Ngƣợc lại, phát huy cũng chính là động lực để bảo tồn đƣợc thực hiện.

Nếu không đƣợc thực hiện đầy đủ, đồng bộ cả hai vấn đề bảo tồn và phát huy thì các di tích vẫn mãi chỉ là di tích. Tức là, di tích đƣợc bảo vệ, tôn tạo nhƣng “vô hồn”. Bởi, cái độc đáo, sâu sắc của mỗi di tích chính là giá trị ẩn chứa bên trong nó. Để làm “sống lại” di tích thì cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

Tóm lại, bảo tồn và phát huy giá trị di tích trong quá trình phát triển đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng nghỉ và khả năng linh hoạt trong việc vận dụng các nguyên tắc khoa học để lựa chọn phƣơng án xử lý thích hợp cho từng di tích cụ thể. Mục tiêu đặt ra là phải gắn di tích với đời sống đƣơng đại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng cƣờng giao lƣu văn hóa trong quá trình hội nhập quốc tế.

1.5. Sự cần thiết quản lý nhà nƣớc đối với bảo tồn và phát huy giá trị di tích trị di tích

Di sản văn hóa nói chung, di tích nói riêng là tài sản vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là chất liệu gắn kết cộng đồng dân tộc, là chứng tích vật chất phản ánh sâu sắc nhất về đặc trƣng lịch sử, văn hóa... đồng thời là một bộ phận cấu thành kho tàng di sản văn hóa nhân loại. Bảo tồn và khai thác

đúng giá trị của các di tích sẽ tạo ra giá trị nhân văn sâu sắc về mặt tinh thần cũng nhƣ về giá trị vật chất. Do đó, việc quản lý nhà nƣớc đối với bảo tồn và phát huy giá trị di tích thực sự cần thiết đối với mỗi nhà nƣớc, bởi:

Thứ nhất, quản lý nhà nƣớc về bảo tồn và phát huy giá trị di tích góp

phần định hƣớng, điều chỉnh sự phát triển văn hóa của đất nƣớc, giúp hiện thực hóa các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách về văn hóa của Đảng.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VIII đã xác định rõ những nhiệm vụ nhằm mục đích xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó, có nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa. Di sản văn hóa nói chung, di tích nói riêng là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lƣu văn hóa. Do đó, phải hết sức coi trọng việc bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể ẩn chứa trong mỗi di tích.

Quản lý nhà nƣớc về bảo tồn và phát huy giá trị di tích về bản chất là sử dụng có hiệu quả các công cụ quản lý để tác động đến đối tƣợng bị quản lý nhằm đạt đƣợc mục tiêu đặt ra là bảo tồn lâu dài các yếu tố gốc cấu thành di tích và phát huy giá trị phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội trƣớc hết ở địa phƣơng nơi có di tích và của quốc gia, đáp ứng nhu cầu hƣởng thụ văn hóa của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Quản lý di tích cũng chính là sự định hƣớng, tạo điều kiện tổ chức, điều hành việc bảo tồn, gìn giữ các di tích, làm cho giá trị của di tích đƣợc phát huy theo chiều hƣớng tích cực và thực sự trở thành mục tiêu và động lực của sự phát triển. Các di tích là tài sản vô giá, là nguồn lực to lớn và quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nên cần thiết phải có sự quản lý nhà nƣớc, hƣớng về cộng đồng và phục vụ sự phát triển cộng đồng, tạo động lực để thu hút sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Bên cạnh việc bảo tồn, giữ gìn

và khai thác giá trị các di tích một cách có hiệu quả, còn có ý nghĩa quan trọng nhằm giáo dục truyền thống văn hóa, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, và phục vụ cho nghiên cứu khoa học.

Thứ hai, quản lý nhà nƣớc về bảo tồn và phát huy giá trị di tích góp

phần bảo tồn, giữ gìn và phát triển các di tích.

Thực tế hiện nay cho thấy, di tích ở nƣớc ta đang chịu tác động ngày càng nhanh chóng của sự biến đổi môi trƣờng tự nhiên và xã hội, có thể kể đến nhƣ: những nguy cơ về sự thay đổi và tác động tiêu cực đến giá trị văn hóa truyền thống; hoạt động quản lý di tích chƣa gắn kết với thực tiễn do trình độ quản lý còn lạc hậu, yếu kém; sự thiếu đồng bộ và thiếu sự quan tâm đến việc bảo tồn di tích, sự phát triển nhanh các đô thị, các công trình xây dựng mới che khuất di tích, ô nhiễm môi trƣờng, nhanh chóng phát triển du lịch trong khi chƣa có đủ các điều kiện về cơ sở hạ tầng và dịch vụ thiết yếu, tập trung quá đông ngƣời vào dịp lễ hội tại các di tích, gây nhiều thiệt hại cho các di tích... Đây là những thách thức đối với quản lý nhà nƣớc về di tích, vai trò quản lý nhà nƣớc càng trở nên quan trọng đặc biệt trong giai đoạn hiện nay.

Việc quản lý nhà nƣớc về bảo tồn và phát huy giá trị di tích nhằm hƣớng tới mục đích chính, cụ thể: Bảo tồn, giữ gìn các di tích chống lại sự tàn phá của thiên nhiên, con ngƣời và xã hội. Ngoài ra khai thác, phát huy có hiệu quả các giá trị di tích phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Xuất phát từ những quan điểm của quản lý nhà nƣớc về di tích có thể nhận thấy rõ vai trò, giá trị di tích đã đƣợc xác lập bằng những đánh giá và quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nƣớc ta. Quản lý nhà nƣớc về bảo tồn và phát huy giá trị di tích là một vấn đề cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh của nƣớc ta hiện nay.

Thứ ba, quản lý nhà nƣớc về bảo tồn và phát huy giá trị di tích góp

phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phƣơng, mang lại nhiều lợi ích, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.

Văn hóa và tăng trƣởng kinh tế là mối quan hệ đa chiều, có liên hệ mật thiết với nhau. Vì thế, hoạt động quản lý văn hóa với sự phát triển kinh tế - xã hội luôn gắn liền với nhau. Điều đó thể hiện rõ nét qua chủ trƣơng tạo mối liên kết giữa kinh doanh thƣơng mại với các hoạt động văn hóa du lịch, giữa bảo tồn và phát triển. Việc đẩy mạnh khai thác các loại hình thƣơng mại dịch vụ gắn với du lịch, văn hóa, lễ hội, tham quan di tích, phát triển kinh tế bền vững đi đôi với việc giữ gìn phát huy các giá trị văn hóa, các ngành nghề truyền thống. Chính vì vậy hoạt động quản lý nhà nƣớc về bảo tồn và phát huy giá trị di tích góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng nói riêng và của cả nƣớc nói chung.

Thứ tư, bảo tồn và phát huy giá trị di tích tạo cơ sở vững chắc để văn

hóa đƣợc giao lƣu, tiếp biến và là điều kiện đảm bảo cho dân tộc ta, hội nhập, hợp tác và phát triển.

Di sản văn hóa thúc đẩy giao lƣu, tiếp biến văn hóa, làm cho văn hóa dân tộc và nhân loại phát triển đa dạng. Giao lƣu, tiếp biến văn hóa là một hiện tƣợng mang tính quy luật trong quá trình phát triển của các nền văn hóa và là quy luật sống của văn hóa. Di tích chứa đựng bản sắc văn hóa - đóng vai trò nhƣ một hệ tiêu chí lựa chọn các giá trị văn hóa ngoại sinh, điều chỉnh quá trình tiếp xúc văn hóa để tạo thành các giá trị văn hóa mới, vừa bảo tồn đƣợc bản sắc, vừa đảm bảo tính chất tiến bộ. Nhƣ vậy, di tích đóng vai trò quan trọng trong phát triển văn hóa dân tộc, đồng thời thúc đẩy quy luật giao lƣu, tiếp biến văn hóa.

Từ những vai trò cơ bản trên của di sản văn hóa nói chung và di tích nói riêng, chúng ta lại càng thấy rõ vai trò của hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích trong xã hội hiện đại và sự cần thiết phải tiến hành công tác quản lý nhà nƣớc về bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w