Nhận thức và khẳng định ý nghĩa, tác dụng của phong trào thi đua

Một phần của tài liệu Tieu luan mon cong tac dan van cua dang trong giai doan hien hay nhat (Trang 41 - 45)

6. Kết cấu tiểu luận

2.5. Nhận thức và khẳng định ý nghĩa, tác dụng của phong trào thi đua

Lần đầu tiên, một kỳ đại hội của Đảng đã đưa phong trào thi đua “Dân vận khéo” vào Văn kiện đại hội. Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: “Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, thực hiện tốt phong trào thi đua “Dân vận khéo”, tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng các mô hình, điển hình về công tác dân vận”.

Phong trào thi đua “Dân vận khéo” được Ban Dân vận Trung ương đề xuất và phát động vào những năm cuối thập niên thứ nhất của thế kỷ XXI, được các cấp ủy đảng quan tâm thực hiện và được hệ thống dân vận các cấp triển khai thực hiện khá hiệu quả, tạo sức lan tỏa sâu rộng tới cả hệ thống chính trị; với nhiều mô hình, cách làm hay, thiết thực, đã tạo ra hàng nghìn điển hình tiên tiến mỗi năm, đóng góp tích cực vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới; bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, chính quyền ở cơ quan, địa phương, đơn vị. Từ năm 2013, thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 3-6-2013, của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới” đã chính thức đưa phong trào thi đua “Dân vận khéo” thành nhiệm vụ, giải pháp để các cấp ủy đảng lãnh đạo và hệ thống chính trị tổ chức thực hiện.

Có thể khẳng định rằng, việc Đại hội XIII của Đảng bổ sung khá phong phú, toàn diện nhận thức mới, nội dung mới về công tác dân vận của Đảng là hết sức đúng đắn, sâu sắc, phù hợp. Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng với những nhận thức mới về công tác dân vận, cần cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch, nhất là cụ thể hóa những nội dung mới để thực hiện có hiệu quả, góp phần quan trọng đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân; thắt chặt mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; phát huy cao độ nguồn lực, sức mạnh của nhân dân để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, tiếp tục xây dựng đất nước phát triển, xã hội phồn vinh, hạnh phúc và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

KẾT LUẬN *

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, hơn lúc nào hết, các cấp, các ngành, mỗi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân phát huy cao độ tinh thần yêu nước, khát vọng vươn lên, ra sức thi đua, phấn đấu vì sự phát triển phồn vinh của đất nước, vì cuộc sống an toàn, ấm no, hạnh phúc của nhân dân”.

Qua 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, những bài học kinh nghiệm quan trọng trong công tác dân vận của Đảng được ghi nhận, đánh giá là, toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa và của Đảng. Trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước, phải luôn quán triệt sâu sắc, thực hiện quan điểm “dân là gốc”; thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; thắt chặt mối quan hệ mật thiết với nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng. Đó cũng chính là những nội dung cốt lõi trong tác phẩm “Dân vận” của Bác Hồ.

Thời gian tới, trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là diễn biến phức tạp, nhanh chóng của tình hình chính trị, kinh tế thế giới và đại dịch COVID-19; phát huy truyền thống và những kết quả đạt được, tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác dân vận của Đảng, đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhanh chóng đi vào cuộc sống, trước mắt là vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội là hết sức cấp thiết.

Để tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác dân vận trong giai đoạn mới theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, ngày 30/7/2021, Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 23-QĐ/TW về “Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị”. Quy chế quy định rõ trách nhiệm, cơ chế, phương thức công tác dân vận của tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị phù hợp chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị theo 5 phương thức lãnh đạo, thực hiện công tác dân vận của Đảng; bổ sung, cụ thể hóa quy định của Đảng về

trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu đối với công tác dân vận; nêu rõ trách nhiệm phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO *

1. Giáo trình môn học Công tác dân vận của Đảng trong giai đoạn hiện nay. 2. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam - “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII”, Tập 1, trang 170, Nxb. Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội 2021.

4. Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương - Công tác Dân vận tự hào và trách nhiệm trên chặng đường mới. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 14/10/2021.

5. Bùi Tuấn Quang, Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương - Những nhận thức mới về công tác dân vận theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Tạp chí Cộng sản, 18/10/2021.

6. Tuấn Anh - Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận trong tình hình mới. Xây dựng Đảng, 15/10/2015.

Một phần của tài liệu Tieu luan mon cong tac dan van cua dang trong giai doan hien hay nhat (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w