Khẳng định vai trò của nhân dân và đề cao hơn nữa việc phát huy dân

Một phần của tài liệu Tieu luan mon cong tac dan van cua dang trong giai doan hien hay nhat (Trang 35 - 37)

6. Kết cấu tiểu luận

2.2. Khẳng định vai trò của nhân dân và đề cao hơn nữa việc phát huy dân

NỮA VIỆC PHÁT HUY DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA, QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NHÂN DÂN

Từ khẳng định của Đại hội XII của Đảng: “Quyền làm chủ của nhân dân được phát huy tốt hơn trong các lĩnh vực của đời sống xã hội bằng dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, nhất là trong lĩnh vực chính trị và kinh tế” cho thấy, quyền làm chủ của nhân dân đã được phát huy cao hơn trong việc tham gia quyết định những vấn đề lớn, hệ trọng của đất nước. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân được tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ. Tuy nhiên, dân chủ hóa trong một số lĩnh vực còn chưa thực sự đầy đủ, đồng bộ và chưa theo kịp yêu cầu đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế sâu rộng. Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền về dân chủ chưa đúng mức; việc tổ chức thực hiện còn hạn chế, có lúc, có nơi còn hình thức; ở một số nơi, quyền làm chủ của nhân dân còn bị vi phạm; ngược lại, có nơi còn hiện tượng lợi dụng dân chủ để vi phạm kỷ luật, kỷ cương. Điều này đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân chủ, cũng như cần đẩy mạnh đổi mới việc tổ chức thực hành dân chủ trong thời gian tới.

Qua tổng kết lý luận và thực tiễn, Đại hội XIII xác định, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân với những điểm mới sau:

Một là, bổ sung nội dung “dân giám sát, dân thụ hưởng”để hoàn chỉnh thành phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Quan điểm “dân là gốc”, “dân là chủ”“dân làm chủ” đã được

Đảng ta quán triệt, vận dụng trong thực tiễn cách mạng. Qua các kỳ đại hội, Đảng ta luôn đặt nhân dân là chủ thể của sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và coi trọng vai trò của nhân dân. Đến Đại hội XIII của Đảng, do yêu cầu phát triển đất nước ngày càng cao và trước bối cảnh mới, vai trò của nhân dân cần được đề cao hơn; tư tưởng về phát huy quyền làm chủ của nhân dân được hoàn thiện thêm một bước mới. Nếu phát huy tốt vai trò giám sát của nhân dân thì sẽ ngăn ngừa được từ sớm, từ xa những tiêu cực trong xã hội. Nhân dân là người trực tiếp làm ra của cải vật chất, tinh thần, thì nhân dân phải là chủ thể được thụ hưởng; sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo là của nhân dân thì người dân phải được thụ hưởng thành quả của sự nghiệp đó. Đó là bản chất của chế độ ta và cũng là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Việc bổ sung này cũng là bước tiếp tục cụ thể hóa thực hành dân chủ theo tinh thần Cương lĩnhxây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) và Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước cũng như mọi lợi ích đều thuộc về nhân dân.

Hai là, đề cao vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước, trong toàn bộ quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đại hội XIII của Đảng đã bổ sung, làm sâu sắc, phong phú hơn quan điểm về nguồn lực con người: “Phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển; lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam là nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững. Phải có cơ chế, chính sách phát huy tinh thần cống hiến vì đất nước; mọi chính sách của Đảng, Nhà nước đều phải hướng vào nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và hạnh phúc của nhân dân”.

Ba là, xác định rõ hơn vai trò “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội làm nòng cốt để nhân dân làm chủ”. Đảng và Nhà nước ban hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật tạo nền tảng chính trị, pháp lý, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội làm nòng cốt trong triển khai, tổ chức, động viên nhân dân thực hành các quy chế, quy định,

cơ chế về thực hiện dân chủ; thực hiện đúng đắn, hiệu quả dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đặc biệt là dân chủ ở cơ sở, nhằm phát huy cao độ quyền làm chủ của nhân dân.

Một phần của tài liệu Tieu luan mon cong tac dan van cua dang trong giai doan hien hay nhat (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w