MỘT SỐ KHÍA CẠNH TÂM LÝ TRONG CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ.

Một phần của tài liệu Tâm lý học quản lý - chương 3 pptx (Trang 31 - 34)

CHỨC CÁN BỘ.

Công tác tổ chức cán bộ là một trong những công tác quan trọng nhất trong hoạt động lãnh đạo, quản lý.

Về thực chất, công tác tổ chức - cán bộ là công tác đối với con người. Do đó trong công tác này cần phải tính đến các nhân tố tâm lý xã hội- có ảnh hưởng đáng kể đến việc đánh giá, lựa chọn, sắp xếp cán bộ.

Sức mạnh của cán bộ là tổ chức.Có đứng trong tổ chức và thông qua tổ chức, thông qua quan hệ với người khác, bộ phận khác và công việc thì con người mới có điều kiện để bộc lộ và phát huy được sức mạnh thể chất và tinh thần, tâm lý của mình

1. Khái niệm công tác tổ chức- cán bộ.

1.1.Công tác tổ chức: hiểu theo hai nghĩa

Thứ nhất: là sự thực hiện một công tác nào đó bao gồm: xác định mục đích, qui mô, tính chất từ đó vạch ra những nội dung, nhiệm vụ cụ thể tìm kiếm và bố trí người thực hiện nhiệm vụ ấy, bảo đảm phương tiện vật chất, theo dõi, đôn đồc và cuối cùng là đánh giá công việc.

Thứ hai: Công tác tổ chức là một chức năng của họat động lãnh đạo đó là công việc tạo dựng, lập ra, duy trì, củng cố phát triển một tập thể để thực hiện một nhiệm vụ nhât định

Với nghĩa này công tác tổ chức bao gồm hai nội dung:

Một là xây dựng tổ chức: là làm cho những cá nhân riêng lẻ thành một tập hợp và biến tập hợp ấy thành hệ thống, thành bộ máy trở thành một sức mạnh không ngừng phát triển

Hai là: bố trí con người – là tìm kiếm, lựa chọn, huấn luyện những cá nhấn và sắp xếp họ vào hệ thống bộ máy

2. Cấu trúc của tổ chức Mục đích của tổ chức Mục đích của tổ chức

Đây là thành tố đầu tiên và có tính chất nền tảng của một tổ chức. Khi thành lập bất cứ tổ chức gì phải trả lời câu hỏi: tổ chức ấy nhằm mục đích gì?.

Không có mục tiêu nhiệm vụ thì không thì sẽ không có nhu cầu thành lập tổ chức. Ngược lại không có tổ chức nào có thể hoạt động có hiệu quả khi thiếu một mục tiêu nhiệm vụ rõ ràng. Chính mục tiêu nhiêm vụ nói lên tính chất của tổ chức và qui định các yếu tố khác của tổ chức như cơ cấu, con người…

Thông thường một tổ chức ít khi mang trong mình một mục tiêu riêng biệt, tự thân. Tổ chức thường được nhìn nhận là một công cụ thể hiện các mục đích khác nhau. Một mặt các thành viên trong tổ chức đều thống nhất về mục đích chung, về quan niệm, cách ứng xử trong các mối quan hệ của tổ chức, mặt khác giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể có nhiều vấn đề phức tạp. Giải quyết vấn đề này phải làm sao cân đối giữa mục đích chung và mục đích cá nhân, giữa lợi ích của tổ chức và lợi ích của mỗi người, điều đó tạo nên động lực để duy trì và phát triển tổ chức.

Con người trong tổ chức

Con người là nhân tố cơ bản nhất và năng động nhất của tổ chức, con người sẽ phát huy hoặc làm triệt tiêu các yếu tố khác của tổ chức.

Hoạt động chung của tổ chức đòi hỏi mỗi con người phải có một trình độ kiến thức, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp và một số phẩm chất tương xứng với nhiệm vụ được giao.

Vấn đề có tính chất nguyên tắc ở đây là phải vì công việc, vì sự tồn tại khách quan của tổ chức cũng như hoạt động của nó mà chọn người, chứ không phải vì người mà đặt tổ chức.

Con người còn khác nhau về thể lực, hoàn cảnh gia đình, địa vị xã hội. Vì vậy khi tập hợp lại có thể dung hợp với nhau, song những mặt khó xung hợp thậm chí xung đột lẫn nhau. Để cho tổ chức tồn tại và phát triển cần phải tạo ra sự dung hợp tâm lý giữa các cá nhân với tập thể, với công việc, với người lãnh đạo và đồng nghiệp.

.Bản sắc tâm lý của một tổ chức.

Bản sắc tâm lý của một tổ chức đó là bầu không khí riêng biệt, độc đáo mà chỉ ở tổ chức đó mới có. Bản sắc tâm lý của một tổ chức còn được gọi là một giá trị chung của mọi thành viên trong tổ chức, nó có sức hấp dẫn, điều khiển hành vi của mọi người, làm cho mọi người thấy không thể thiếu nó được.

Bản sắc tâm lý của tổ chức được hình thành trong quá trình cá nhân hoạt động chung. Ngoài ra ảnh hưởng của giới tính, lứa tuổi, đặc điểm tâm lý hoạt động chung và loại hình tổ chức và nó bị chi phối bởi kiểu người lãnh đạo và cũng như phong cách làm việc, ứng xử, lối sống, văn hoá của người lãnh đạo.

3.Những khía cạnh tâm lý trong công tác tổ chức

+ Vấn đề xác định mục tiêu trong tổ chức: đây là vấn đề hàng đầu trong công tác tổ chức.

Vấn đề tâm lý ở đây phải đặc ra là tạo nên sự thống nhất quan điểm, thái độ, hành động của mỗi người trên phương diện hướng tới mục tiêu chung và chỉ trên cơ sở đó sự thống nhất mới trở thành hiện thực.

Việc xác định mục tiêu chung của tổ chức còn phải gắn với việc làm rõ định hướng mục tiêu cho từng cá nhân.

+ Sự dung hợp giữa các cá nhân: là sự kết hợp tối ưu những đặc điểm thể chất, tâm lý xã hội khác nhau của cá nhân để có được sự hài hòa

Dung hợp cá tính Dung hợp quan điểm Điều kiện dung hợp:

- Xác định số lượng cần thiết cho tổ chức

- Giải quyết thỏa đáng các vấn đề thuộc về lợi ích

- Lựa chọn các cá nhân cho tổ chức sao cho hạn chế tối đa tình trạng đối lập hoặc xung đột có thể có

+ Tạo ra một trình tự tâm lý xã hội: Quan trọn là sắp xép bộ máy

Một phần của tài liệu Tâm lý học quản lý - chương 3 pptx (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w