Dư luận tập thể trong tổ chức cơ quan

Một phần của tài liệu Tâm lý học quản lý - chương 3 pptx (Trang 25 - 27)

II. NHỮNG HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ XÃ HỘI TRONG CÁC TỔ CHỨC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

2. Dư luận tập thể trong tổ chức cơ quan

2.1 Khái niệm

Dư luận tập thể là một hiện tượng tâm lý xã hội phản ánh sự thống nhất ý kiến của nhiều người sau khi đã bàn bạc, trao đổi, là hình thức biểu hiện trạng thái tâm lý chung trước những sự kiện, hiện tượng, hành vi xảy ra trong tập thể, biểu hiện trí tuệ tập thể và tâm tư nguyện vọng của họ.

Dư luận xã hội là một trạng thái tinh thần thống nhất của một nhóm hoặc một công đồng xã hội bao gồm cả nhận thức, tình cảm và ý chí .

Về bản chất dư luận xã hội không dừng lại ở ngôn từ. lời nói của công chúng mà luôn gắn liền với ý kiến của một số đông và xu thế sẵn sàng hành động. Nó tạo ra sức mạnh và áp lực nhất định có khả năng làm thay đổi những vấn đề của xã hội.

Về tính chất dư luận xã hội phản ánh tính công khai, lan truyền, tính thời sự và tính quần chúng

Về nội dung dư luận, không phải những vấn đề xẩy ra trong cuộc sống cũng đều là đối tượng của dư luận mà chỉ những những sự kiện mang tính chất thời sự, phổ biến tác động đến đời sống, đến nhu cầu và lợi ích trực tiếp hoặc lâu dài của công chúng thì mới là đối tượng gây ra dư luận xã hội

Dư luận xã hội khác tin đồn. Tin đồn chỉ là những phát ngôn, loan tin bình thường, không phải sự phán xét của công chúng. Tin đồn

thường chứa đựng nhiều yếu tố cảm xúc, thậm chí mang nặng tính chất chủ quan thể hiện động cơ cá nhân của người đưa tin . Nen những tin đồn thường thiếu căn cứ xác đáng .

2.2 Vai trò của dư luận xã hội

+ Điều chỉnh hành vi cá nhân và của tập thể

+ Dư luận xã hội đóng vai trò người động viên, khích lệ, hoặc người phê phán, công kích đối với những hành động xã hội, những biểu hiện đạo đức, tinh thần của những cá nhân hay nhóm người trong xã hội.

+Dư luận xã hội không chỉ tác động đến con người mà còn là một công cụ kiểm tra chính xác nhanh nhạy và tuyết đối ở mọi lúc mọi nơi hành vi con người.

+ Dư luận xã hội còn làm cố vấn cho các cơ quan chức năng giải quyết các vấn đề xẩy ra trong công đồng, nó mở rộng quyền dân chủ, tăng cường mối quan hệ giữ Đảng- Nhà nước và nhân dân

Vì vậy người quản lý cần sử dụng nó trong quá trình điều khiển con người

2.3 Các loại dư luận xã hội

Dư luận xã hội bao gồm hai loại: dư luận chính thức và dư luận không chính thức .

Dư luận chính thức là dư luận được người lãnh đạo ủng hộ. Dư luận không chính thức là dư luận được hình thành một cách tự phát, không được người lãnh đạo ủng hộ. Dư luận không chính thức thường là những tin đồn, vì vậy cần ngăn chặn và dập tắc các tin đồn

2.4 Các giai đoạn hình thành dư luận xã hội.

+ Giai đoạn 1: Xuất hiện một vấn đề, sự kiện trong xã hộil, được mọi người chứng kiến, làm nẩy sinh những suy nghĩ, cảm xúc phán đoán của người khác.

+ Giai đoạn 2: Trao đổi giữa mọi người về suy ghĩ, phán đoán, quan điểm đánh giá của mình về sự kiện xẩy ra đó. Giai đoạn này chuyển ý thức cá nhân sang ý thức xã hội.

+ Giai đoạn 3: Thống nhất những ý kiến, những những quan điểm khác nhau lại xung quanh những vấn đề cơ bản,.Trên cơ sở này hình thành những phán đoán, đánh giá chung theo sự thoã mãn của

đại đa số người trong cộng đồng.Lúc này dư luận xã hội đã được hình thành.

+ Giai đoạn 4. Quan điểm nhận thức và hành động thống nhất của tập thể tạo nên dư luận và có sự lan truyền dư luận xã hội mạnh mẽ.

Trong công tác lãnh đạo quản lý việc phát hiện phân tích hình thành và sử dụng dư luận xã hội là vấn đề hết sức quan trọng. Người lãnh đạo có thể thông qua dư luận xã hội mà hiểu được những đặc điểm tâm lý xã hội nhất là nhu cầu lợi ích, trình độ tư duy, nhận thức, tâm thế xã hội của các nhóm xã hội

Một phần của tài liệu Tâm lý học quản lý - chương 3 pptx (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w