4. Phương pháp nghiên cứu
2.1.2 Đánh giá, nhận xét
2.1.2.1. Ưu điểm và nguyên nhân
Tổng cục Hải quan luôn phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thuộc Bộ và các Bộ, ngành có liên quan. Tổng cục kịp thời chỉ đạo các Cục Hải quan tỉnh, thành phố triển khai các nội dung quy định của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính.
Duy trì chế độ kiểm tra công tác xử phạt vi phạm hành chính của các đơn vị trực thuộc để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những sai sót, yếu kém.
Tổng cục Hải quan định kỳ hàng năm đều có văn bản đánh giá tình hình thực hiện công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, chỉ ra những kết quả đạt được; những hạn chế, tồn tại cần chấn chỉnh của công tác này.
Trong thời gian qua, công tác theo dõi thi hành pháp luật được lãnh đạo các Cục Hải quan địa phương quan tâm và triển khai thực hiện [2].
Công tác phối hợp với các cơ quan chức năng như Công an, Viện Kiểm sát, Bộ Tư pháp, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố đã được thực hiện khá tốt để bảo đảm việc xử phạt được thực hiện kịp thời, chính xác, đúng quy định của pháp luật.
2.1.2.2. Hạn chế và nguyên nhân
Hoạt động kiểm tra công tác theo dõi xử phạt vi phạm hành chính về hải quan chủ yếu mới được thực hiện ở một số ít đối tượng nên chưa thể bao quát, toàn diện, chưa kịp thời chấn chỉnh những sai sót, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; chưa phát hiện, kịp thời động viên, khuyến khích và nhân rộng những điển hình góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực theo dõi tình hình xử phạt vi phạm hành chính về hải quan.
Hình thức theo dõi xử phạt vi phạm hành chính còn đơn điệu, chủ yếu căn cứ trên báo cáo của các Cục Hải quan địa phương. Trong khi nhiều báo cáo của các Cục Hải quan địa phương còn sơ sài chưa đảm bảo về chất lượng và thời gian.
Kết quả công tác theo dõi xử phạt vi phạm hành chính về hải quan chưa tạo được sự lan tỏa trong toàn hệ thống Hải quan, chưa phục vụ được nhiều cho mục tiêu nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật hải quan nói chung và công tác theo dõi xử phạt vi phạm hành chính về hải quan nói riêng, hoàn thiện pháp luật, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Thể chế trong công tác theo dõi xử phạt vi phạm hành chính về hải quan còn thiếu và yếu như Nghị định 59/2012/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn còn bộc lộ một số hạn chế cần sửa đổi, bổ sung để nâng cao hiệu quả công tác theo dõi thi hành pháp luật nói chung và theo dõi xử phạt vi phạm hành chính về hải quan nói riêng.
hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với công tác này vẫn còn hạn chế, chưa thực sự sâu sát và đầy đủ.
Việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch theo dõi tình hình công tác xử phạt vi phạm hành chính về hải quan từ cấp Tổng cục đến các Vụ, Cục, các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố còn lúng túng.
Tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ tham gia vào công tác theo dõi xử phạt vi phạm hành chính còn thiếu và yếu; lực lượng cán bộ pháp chế tại các Cục Hải quan địa phương còn thiếu và phải kiêm nhiệm.
Riêng về thực trạng thực hiện pháp luật về thủ tục hải quan:
Một là: Tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức hải quan được bố trí, sắp xếp làm nghiệp vụ thủ tục hải quan tại các cửa khẩu chưa thông thạo kỹ năng, trình độ, kiến thức chuyên môn hạn chế, dẫn đến giải quyết công việc không dứt điểm, không làm hết chức năng; còn có tư tưởng trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại chỉ đạo từ cấp trên.
Hai là: Thủ tục hải quan điện tử mới chỉ triển khai áp dụng ¼ chi cục trong đơn vị nên khi luân chuyển cán bộ công chức mới tiếp nhận công việc tại chi cục đã triển khai thủ tục hải quan điện sẽ bỡ ngỡ, không quen sử dụng hệ thống thông quan điện tử. Mặt khác, phần mềm thủ tục hải quan điện tử mới được triển khai áp dụng thường hay mắc lỗi (do người sử dụng hoặc do phần mềm) làm chậm thời gian thông quan hàng hóa cho doanh nghiệp