4. Phương pháp nghiên cứu
2.3 xuất các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện thủ tục hải quan
Để hoàn thiện và phát triển thủ tục hải quan trong thời gian tới cần có sự hỗ trợ từ phía nhà nước và các bộ ngành trong nhiều lĩnh vực. Chính vì vậy, người viết kiến nghị nhà nước và các bộ ngành xem xét thực hiện một số vấn đề sau:
Tổ chức triển khai thực hiện trao đổi dữ liệu trong ngành Tài chính giữa các cơ quan thành viên như Tổng cục thuế, TCHQ, kho bạc, ngân hàng, làm nền tảng cho các Bộ ngành khác kết nối vào hệ thống. Trước mắt triển khai ngay việc nối mạng giữ kho bạc, ngân hàng và cơ quan hải quan để khắc phục tình trạng cưỡng chế nhằm quản lý việc thu nộp ngân sách, thanh toán của DN qua hệ thống kho bạc, ngân hàng.
Triển khai thực hiện Chính phủ điện tử, phát triển thương mại điện tử thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO đối với các cơ quan nhà nước. Trước mắt nhà nước nên triển khai Chính phủ điện tử đối với một số bộ ngành như bộ tài chính, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ thương mại bộ y tế, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công an, Bộ Khoa học Công nghệ, là những Bộ, ngành liên quan mật thiết với ngành hải quan.
Khi hội nhập ASEAN là chúng ta tham gia vào xây dựng cộng đồng kinh tế chung với nội dung quan trọng nhất là: đầu tư vào thương mại từ nước này sang nước khác trong nội khối, trong đó hải quan các nước là lực lượng quan trọng chốt các cửa khẩu làm hai
nhiệm vụ chính: Thứ nhất, kiểm soát hàng hóa ra vào; thứ hai là kiểm tra chống buôn lậu. Do vậy, hải quan ASEAN phải tiến bộ và phải thống nhất từ thủ tục hải quan, biểu thuế chung và cách thức kiểm soát hàng hóa để mọi thương nhân không chỉ thương nhân Việt Nam đi các nước thuận lợi mà ngược lại thương nhân các nước khác đến Việt Nam cũng thuận lợi.
Xây dựng cơ sở pháp lý cho thủ tục hải quan điện tử trên cơ sở nội luật hóa các chuẩn mực quốc tế.
Cải tiến quy trình thủ tục hải quan như khai hải quan, kiểm tra hàng hoá, giám sát hải quan, chuyển đổi phương pháp quản lý nghiệp vụ. Tất cả yêu cầu trên đều phải đảm bảo cải tiến quy trình và thủ tục hải quan một cách toàn diện, tăng cường sự kiểm soát của cơ quan hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu, nâng cao khả năng thu thuế, thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, tăng khả năng cạnh tranh cho của các DN trong nước.
Nâng cao chất lượng thông quan hàng hoá bằng việc bổ sung công chức hải quan có trình độ, kiến thức hiểu biết ở các lĩnh vực khác nhau đáp ứng nhu cầu phát triển đa dạng hiện nay.
Xây dựng nguồn nhân lực trong môi trường thủ tục hải quan điện tử. Bồi dưỡng cán bộ nguồn làm đội ngũ kế cận tạo đà cho sự phát triển sau này, nâng cao vị thế của ngành hoà nhập với sự phát triển của đất nước.
Đầu tư cơ sở vật chất, máy móc thiết bị hiện đại hỗ chợ cho công chức hải quan làm thủ tục cho khách ở cường độ cao, không gây ách tắc.
PHẦN KẾT LUẬN
Sau hơn 2 năm vật lộn với đại dịch Covid-19, sự vươn lên trong nền kinh tế nước nhà là một dấu hiệu vô cùng đáng mừng cho Nhà nước cũng như người dân. Mà nổi bật hơn hết là sự khởi sắc không ngừng của ngành dịch vụ logistics, thế nên sự hoàn thiện mình trong công tác hải quan là một điều tất yếu. Tiểu luận đã giới thiệu một cách bao quát về các khái niệm cơ bản đồng thời đi vào cụ thể quá trình thực hiện thủ tục hải quan trong xuất nhập khẩu. Và đáng để tâm nhất, các vấn đề tiềm ẩn hay nổi cộm trong pháp luật về thủ tục hải quan đã được đề cập, phân tích để có thể đưa ra những giải pháp khả thi, hữu hiệu nhất. Tất cả đều hướng đến một công tác hải quan hoàn chỉnh hơn, hiệu quả hơn.
Bảng lệ phí hải quan
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Thủy Trần (2022), “Ngành logistics phát triển bứt phá vượt qua khó khăn, phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19”, Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương. Truy cập ngày 17/5/2022. Đường dẫn:
https://moit.gov.vn/tin-tuc/hoat-dong/nganh-logistics-phat-trien-but-pha-vuot-qua-kho-kh an-phuc-hoi-manh-me-sau-dai-dich-covid-19.html
[2] Quốc hội (2014), Số hiệu: 54/2014/QH13 “luật Hải quan’’ ngày 23/06/2014, Hà Nội. [3] Bộ Tài Chính (2018), “Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính”,Thư viện pháp luật , Hà Nội.
[4] Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ về viêc hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương.
[5] Thông tư số 186/2012/TT-BTC ngày 02/11/2012, về việc quy định mẫu tờ khai, phụ lục tờ khai hàng hóa quá cảnh và chế độ in, phát hành, quản lý, sử dụng tờ khai, phụ lục tờ khai hàng hóa quá cảnh .
[6] Âu Gia Hiển và các cộng sự (2013),”Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu “, đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh .
[7] Lê Thủy Tiên (2022), “Tổng cục Hải quan Việt Nam là gì? Nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan Việt Nam?“, Luật Minh Khuê. Truy cập 19/05/2022, từ https://luatminhkhue.vn/tong-cuc-hai-quan-viet-nam-la-gi-nhiem-vu-va-co-cau-to-chuc-c ua-tong-cuc-hai-quan-viet-nam.aspx
[8] Cổng thông tin điện tử Bộ Tài Chính dịch vụ công trực tiếp (2022), “Chi tiết thủ tục hành chính”. Ngày truy cập 19/05/2022, từ
https://vst.mof.gov.vn/webcenter/portal/dvc_btc/r/m/ttdvc/dstthc/haiquan1/ct_haiquantthc? id=18261&_afrLoop=3736744026303307#%40%3F_afrLoop%3D3736744026303307% 26id%3D18261%26_adf.ctrl-state%3Dvejekkj6u_91
[9] Quốc hội ( 2016 ) , Luật số: 107/2016/QH13 “ Luật thuế xuất khẩu , thuế nhập khẩu