Nợ phải trả quá hạn và khả năng thanh toán nợ đến hạn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần quốc tế lạc việt (Trang 35 - 42)

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là mối quan hệ tài chính giữa các khoản phải thanh toán với những khoản có thể sử dụng để thanh toán trong kỳ của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán cho biết tình hình tài chính trong doanh nghiệp tại thời điểm nghiên cứu và biến động qua các thời kỳ.

Khả năng thanh toán là công cụ hữu dụng để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Qua biểu 3.4.3 ta có thể khái quát được khả năng thanh toán nợ của công ty qua 3 năm.

- Tổng giá trị tài sản của công ty trong 3 năm đều tăng, từ năm 2008 đến năm 2009 tăng thêm 6239.3 trđ đạt tỷ lệ tăng 123.7 %. Từ năm 2009 đến năm 2010 tăng thêm 2666.8 trđ đạt tỷ lệ tăng 108.2 %.

- Tổng số nợ phải trả của công ty cũng có xu hướng tăng thêm qua các năm. Năm 2008 tổng số nợ phải trả là 2456.6 trđ năm 2009 là 3100.4 trđ đạt tỷ lệ tăng 126.2 %. Năm 2010 là 3650.9 trđ tăng 117.8 % so với năm 2009.

- Từ năm 2008 đến năm 2009 tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của công ty giảm mạnh, tỷ lệ giảm 68 %. Nhưng lại tăng trong năm 2010, đạt 143.5 %.

- Tổng vốn bằng tiền của công ty cũng có xu hướng tăng dần qua các năm.

Để đánh giá khả năng thanh toán nợ của công ty một cách cụ thể hơn ta đi phân tích một số chỉ tiêu:

+ Hệ số thanh toán tổng quát: qua 3 năm, hệ số thanh toán tổng quát của công ty luôn ở mức cao, song đang có xu hướng giảm. Cụ thể năm 2008 hệ số này đạt 10.72 lần, năm 2009 là 10.5 lần giảm 2%. Hệ số này tiếp tục giảm xuống còn 9.65 lần năm 2010 giảm giảm 8.1 % so với năm trước.

+ Hệ số thanh toán ngắn hạn: chỉ tiêu này giữ được ở mức tương đối cao song tỷ lệ tăng giảm không đồng đều qua các năm. Cụ thể năm 2008 đạt 4.71 lần giảm xuống 3.84 lần năm 2009. Đến năm 2010 tỷ lệ này lại tăng lên 4.21% đạt tỷ lệ tăng 109.8%.

+ Hệ số thanh toán vốn lưu động: chỉ số này cho biết tỷ trọng vốn bằng tiền chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số tài sản lưu động.trong năm 2009 và 2010 hệ số này lớn hơn 0.5 điều này cho thấy trong hai năm này vốn bằng tiền chiếm rất lớn, dễ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn. Tuy nhiên hệ số này chấp nhận được trong năm 2008.

+ Hệ số thanh toán tức thời: thể hiện khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền và các khoản tương đương tiền, hệ số này trong hai năm 2008-2009 tăng thêm xấp xỉ 0.6 lần đạt tỷ lệ tăng 128.2%.từ năm 2009-2010 lại giảm 0.27 lần. Điều này cho thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty không ổn định. Đây là điều công ty cần quan tâm tìm hiểu rõ nguyên nhân để có giải pháp cải thiện.

Biểu 3.4.3: Nợ phải trả quá hạn và khả năng thanh toán nợ đến hạn ĐVT.trđ TT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 so sánh(+,-) 2009/2008 so sánh(+,-) 2010/2009 chênh lệch ӨLH (%) chênh lệch ӨLH (%) 1 Tổng giá trị tài sản 26325.5 32564.8 35231.6 6239.3 123.7 2666.8 108.2 2 Tổng số nợ phải trả 2456.6 3100.4 3650.9 643.8 126.2 550.5 117.8 3

Tổng tài sản lưu động và đầu tư

ngắn hạn 9354.6 6356.8 9123.6 -2997.8 68.0 2766.8 143.5

4 Tổng nợ ngắn hạn 1986.6 1656.4 2165.5 -330.2 83.4 509.1 130.7

5 Tổng vốn bằng tiền 3985.6 4259.3 4989.6 273.7 106.9 730.3 117.1 6 Hệ số thanh toán tổng quát(1/2) 10.72 10.50 9.65 -0.2 98.0 -0.85 91.9 7 Hệ số thanh toán Ngắn hạn(3/4) 4.71 3.84 4.21 -0.9 81.5 0.38 109.8 8

Hệ số thanh toán vốn lưu

động(5/3) 0.43 0.67 0.55 0.2 157.3 -0.12 81.6

Chương 4: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CHO CÔNG TY.

* Biện pháp 1: Tăng doanh thu,lợi nhuận để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Tăng cường công tác quản lý, thực hành tiết kiệm trong chi phí quản lý đơn vị, chống lãng phí, tăng cường công tác quản lý vốn, thu hồi công nợ, quay nhanh đồng vốn đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Tăng cường công tác kiểm tra quản lý vật tư sản phẩm ở cơ sở, kiểm tra giám sát chặt chẽ khối lượng hàng bán ra.

Công ty nên chú trọng đầu tư, phát triển thêm các ngành nghề: xây dựng dân dụng, mộc dân dụng…Đối với ngành nghề xây dựng dân dụng công ty cần tìm kiếm các hợp đồng lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao như: các công trình trường học, bệnh viện…

Như ta đã thấy giá của sản phẩm mộc qua chế biến xẽ cao hơn rất nhiều so với sản phẩm thô. Vì thế việc phát triển các sưởng mộc cần được công ty quan tâm. Công ty cần tạo ra được các sản phẩm có chất lượng cao mẫu mã đẹp phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Với vị trí địa lý có nhiều thuận lợi, có nhiều khu du lịch văn hóa nổi tiếng, tạo điều kiện cho công ty phát triển du lịch và dịch vụ nhà nghỉ vì vậy công ty cần đầu tư xây dựng khang trang khu nhà nghỉ cũng như chất lượng phục vụ nhằm thu hút các đoàn khách du lịch.

* Biện pháp 2: tăng khả năng huy động vốn.

Vốn là điều kiện tiên quyết cho hoạt động sản xuất kinh doanh việc huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả là một trong những nội dung của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Như đã biết, các nguồn huy động thì có rất nhiều, việc lựa chọn nguồn vốn nào là rất quan trọng và phải dựa trên nguyên tắc hiệu quả kinh tế. Nếu nhu cầu đầu tư chiều sâu hoặc mở rộng thì trước hết cần huy động vốn tự bổ sung từ trong nội bộ công ty, từ các quỹ trích lập. Phần còn lại có thể vay tín dụng, vay ngân hàng…công ty cần sử dụng linh

hoạt các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các quỹ trích lập nhưng chưa sử dụng, lợi nhuận chưa phân phối, các khoản phải trả nhưng chưa đến hạn trả, công ty cần tích cực tuyên truyền quảng cáo, để không chỉ những người trong công ty mà cả những người ngoài công ty có thể tham gia góp vốn trực tiếp hay gián tiếp. Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, công ty cần đẩy nhanh chu kỳ sản xuất tăng vòng quay vốn lưu động.

* Biện pháp 3: Mở rộng thị trường.

Ngày nay không một doanh nghiệp nào bắt tay vào kinh doanh mà lại không muốn gắn kinh doanh của mình với thị trường, Hiểu về thị trường của mình xẽ là cơ sở vững chắc cho thành công của doanh nghiệp. Trách nhiệm này thuộc về những người có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường trong công ty. Nghiên cứu thị trường ở đây là việc tiến hành các hoạt động nắm bắt thị trường về nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng, các phản ứng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm của công ty, thu thập thông tin về sự đánh giá so sánh của người tiêu dùng về sản phẩm của công ty đối với các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh để từ đó có chiến lược sản xuất kinh doanh hiệu quả. Do vậy công ty cần phải có lực lượng nghiên cứu thị trường đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua tìm hiểu em thấy thị trường tiêu thụ các loại sản phẩm của công ty chủ yếu tại địa phương và một số tỉnh lân cận, tỷ trọng suất khẩu ra nước ngoài tương đối thấp. Vì vậy việc mở rộng thị trường rất quan trọng đối với công ty đặc biệt trong tình hình kinh tế hiện nay. Để mở rộng thị trường công ty cần xây dựng và phát triển các chương trình hỗ trợ: tăng cường quảng cáo sản phẩm, không ngừng nâng cao chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm, áp dụng chiến lược giá phù hợp. Công ty không những mở rộng thị trường ra khắp cả nước mà còn có thể đẩy mạnh mở rộng ra thị trường nước ngoài.

* Biện pháp 4: phát triển dây chuyền sản xuất.

Máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, nó là phương tiện để đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm đạt hiệu quả cao.

Ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ kỹ thuật có ảnh hưởng đến việc tăng năng xuất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do vậy, công ty phải nhanh chóng nắm bắt và ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật hiện đại vào sản xuất kinh doanh, vì các sản phẩm có hàm lượng khoa học công nghệ cao xẽ thắng thế trong các cuộc cạnh tranh. So với các giải pháp nêu trên, thì việc đầu tư theo chiều sâu là mang tính chiến lược lâu dài, có tác động tới vị thế của công ty trong tương lai.

* Biện pháp 5: nâng cao hiệu quả công tác quản lý.

Công tác quản lý trong doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng, trong nhiều trường hợp nó có vai trò quyết định đối với sự thành bại trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chính vì vậy công ty cần có những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý trong doanh nghiệp, đảm bảo cho bộ máy quản lý gon nhẹ, linh hoạt, hoạt động có hiệu quả nhất.

* Biện pháp 6: nâng cao hiệu quả lao động.

Nhân sự là nguồn gốc của mọi thịnh suy của một công ty. Vì vậy một nguồn nhân sự tốt sẽ giúp công ty đứng vững và phát triển trên thị trường, ngược lại nó sẽ ảnh hưởng tới sự tồn tại của công ty thậm chí còn có thể bị phá suy sụp. Vì vậy công ty cần thường xuyên chăm lo đến công tác đào tạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển nhân sự, có chính sách tích cực hơn để tạo ra nguồn nhân sự có chất lượng cao hơn.

Việc đào tạo nhân sự nói chung cần giữ vững định hướng, bám sát mục tiêu, đa dạng hoá loại hình đào tạo, lựa chọn các cơ sở đào tạo phù hợp và phân bổ chi phí dành cho đào tạo một cách hợp lý nhất.

Xây dựng đội ngũ lao động có ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức vệ sinh lao động, vệ sinh công nghiệp và tác phong công nghiệp. Nâng cao trình độ của từng cán bộ công nhân viên trong công ty đặc biệt là đội ngũ kỹ sư.

KẾT LUẬN

Qua thời gian thực tập tại công ty Cổ Phần Quốc Tế Lạc Việt bước đầu em đã tìm hiểu được lịch sử hình thành cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm 2008-2010. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển Công ty đã gặt hái được nhiều thành công, đưa công ty ngày càng lớn mạnh và phát triển. Tuy nhiên cùng với những tác động của môi trường, chính sách và các nhân tố khác, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty gần đây đã bộc lộ nhiều hạn chế. Thực tế đó đòi hỏi ban lãnh đạo công ty cần có những điều chỉnh kịp thời và chính xác nhằm khắc phục những hạn chế đang tồn tại, đưa công ty ngày càng phát triển và đi lên.

Tuy nhiên với thời gian và kiến thức có hạn cho nên bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để đề tài này được hoàn thiện hơn.

Sinh viên

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần quốc tế lạc việt (Trang 35 - 42)