Voi bởi nhìn trong cả dải núi chạy dài, ngọn núi này có dáng dấp của phầ nu của một

Một phần của tài liệu Tiểu luậnbáo cáo thực tế đi miền trung (Trang 83 - 97)

VI. BÀI THUYẾT MINH Ngày 1:

U Voi bởi nhìn trong cả dải núi chạy dài, ngọn núi này có dáng dấp của phầ nu của một

con voi. Núi U Voi nằm trong dải núi Rồng. Sở dĩ có cái tên núi Rồng là bởi phần đầu của dải núi vô tình có 2 chiếc hang được ví tựa mắt của con rồng. Đây là 2 chiếc hang khá lớn, có vòm hang rộng từ 7 -10m, sâu chừng 30m. Hang không có những nhũ đá mà khá phẳng phiu, người dân vùng biển này vẫn thường vào đây để tham quan thưởng ngoạn. Phía trước dãy núi này là đảo Yến và bãi biển Vũng Chùa, xa xa là cảng Hòn La tạo thành một quần thể khá hữu tình. Nếu nhìn cả dãy núi này thì vị trí an táng của Đại tướng nằm ở cổ rồng. Còn tên gọi vũng Chùa do vùng biển nơi đây yên bình như 'vũng', từ hàng trăm năm trước có một ngôi chùa rất linh thiêng nhưng qua bao bể dâu nay chỉ còn nền móng.

Đảo Yến tên gốc là Hòn Nồm, gọi theo hướng gió. Sau này người dân gọi là đảo Yến bởi trên đảo có nhiều chim yến về đây làm tổ. Đảo Yến rộng khoảng 10ha cách bờ khoảng 1km, vẻ đẹp hoang sơ, như bức bình phong nổi lên giữa biển. Đảo Yến cũng từng có thời gian được gọi là 'đảo Chùa' vì có ngôi chùa cổ. Ngày nay, cái tên 'đảo Yến' được dùng nhiều hơn cả bởi nơi này giờ được một đơn vị nuôi chim yến khai thác khá hiệu quả.Vũng Chùa - đảo Yến nằm dưới chân dãy Hoành Sơn, cách đèo Ngang khoảng 10km về hướng đông nam. Từ trên đỉnh Thọ Sơn phóng tầm mắt về hướng biển là khung cảnh non nước hữu tình, biển nước mây trời bình yên và khoáng đạt.Vũng Chùa được bao bọc bởi ba đảo là Hòn La, Hòn Gió và Hòn Nồm (đảo Yến) nên nơi đây rất kín gió. Những ngày gió bão tàu thuyền thường về đây trú ẩn. Vũng Chùa là một trong những thắng cảnh

đẹp nằm trong vịnh Hòn La. Vùng biển Hòn La nổi tiếng với những sản vật dùng để cung tiến triều đình. Đặc sản nơi đây ngoài yến sào, sò huyết, tôm hùm ,bào ngư, là những sản vật thường mang đi cung tiến triều đình. Vậy là mình đã giới thiệu tới các bạn một vị tướng vĩ đại là người con của mảnh đất Quảng Bình.

Đoàn của chúng ta đã đến với khách sạn Phú Cường rồi ạ, mọi người hay đem theo hành lý đồ đạc của mình xuống, chú ý là dọn dẹp rác ở trên xe trước khi xuống ạ, Mọi người nhanh chóng lấy hành lý của mình và để gọn gàng tại sảnh khách sạn, chúng ta sẽ tiến hành ăn tối trước rồi các bạn trưởng phỏng sẽ tập chung để nhận phòng ạ, buổi tối mọi người có thể thoải mái thăm quan khám phá tại thành phố này, chúc cả đoàn chúng ta sẽ có một buổi tối vui vẻ tại đây ạ.

Ngày 2:

Chào các bạn!!! Tối qua các bạn có vui không ạ? Chắc hẳn mọi người đã đi tham quan được những điểm vô cùng nổi bật cũng như thưởng thức các món ăn đặc sản của thành phố Đồng Hới phải không ạ!

Dạ vâng, vậy là chúng ta đã vừa ăn sáng, check out khách sạn và lên xe để tiếp tục chuyến hành trình của chúng ta ngày hôm nay.

Và ngày hôm nay chúng ta sẽ đến với thành phố Huế mộng mơ và điểm đầu tiên

đoàn ta sẽ dừng chân thăm quan và chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc vô cùng tuyệt vời

của Lăng vua Khải Định.

Khải Định với tên húy là Nguyễn Phúc Bửu Đảo-là vua thứ 12 của triều Nguyễn và là ông vua cuối cùng xây dựng lăng mộ cho mình. Từ khi còn trẻ, ông là người đam mê cờ bạc. Sau khi lên ngôi ở tuổi 31 thì sự ăn chơi sa đọa của ông càng được phô bày và bị người đời đánh giá là một ông vua chỉ biết ăn chơi , hưởng thụ.

Bước lên ngai vàng vào giữa tuổi 31, Khải Định say sưa với việc xây dựng cung điện, dinh thự, lăng tẩm cho bản thân và hoàng tộc như điện Kiến Trung, cung An Định, cửa Trường An, cửa Hiển Nhơn, cửa Chương Đức, đặc biệt là Ứng Lăng. Những công trình này làm hao tổn nhiều nhân lực, của cải của binh dân, song đó cũng là những công trình có giá trị văn hóa, nghệ thuật đặc sắc.

Sau một thời gian trị vì, vua Khải Định đã lo nghĩ việc tạo dựng sinh phần cho mình. Sau khi tham khảo nhiều lần, vua đã chọn triền núi Châu Chữ làm vị trí để xây cất lăng mộ. Tọa lạc tại vị trí này, lăng Khải Định lấy một quả đồi thấp ở phía trước làm tiền án; lấy núi Chóp Vung và Kim Sơn chầu trước mặt làm “Tả thanh long” và “Hữu bạch hổ”; có khe Châu Ê chảy từ trái qua phải làm “thủy tụ”, gọi là “minh đường”. Nhà vua đổi tên núi Châu Chữ - vừa là hậu chẩm, vừa là “mặt bằng” của lăng - thành Ứng Sơn và gọi tên lăng theo tên núi: Ứng Lăng.

Ứng Lăng là công trình có diện tích nhỏ nhất trong các lăng tẩm của các vị vvua tiền nhiệm trong hệ thống lăng tẩm triều Nguyễn nhưng đây lại là môt công trình kiến trúc được xây dựng kì công nhất và có thời gian xây dựng nhiều nhất cũng như hiện đại nhất trong hệ thống lăng tẩm Huế. Lăng được khởi công xây dựng năm 1920 và mãi 11 năm sau mới hoàn tất và nghệ nhân Phan Văn Tánh chịu trách nhiệm chính trong việc kiến tạo những tuyệt tác nghệ thuật trong lăng, đồng thời ông cũng là tác giả của 3 bức bích họa “ Cửu long ẩn vân” được trang trí trên trần của 3 gian nhà giữa trong cung Thiên Định. Vật liệu xây dựng của lăng toàn bộ được sử dụng bằng sắt thép,xi măng được nhập từ nước Pháp, khác hoàn toàn so với vật liệu truyền thống của dân tộc như gỗ, đá, vôi,…. Bên cạnh đó, đồ trang trí bên trong Cung Thiên Định (Công trình quan trọng nhất của Ứng Lăng) được nhập từ Nhật Bản, Trung Hoa về. Để có kinh phí xây dựng một khu lăng hoành tráng như vậy, vua Khải Định đã xin Chính phủ Pháp cho tăng thuế ruộng đất (thuế điền) trong cả nước lên 30% và sử dụng số tiền này để xây dựng khu lăng. Hành động này của vua đã bị lịch sử phê phán gay gắt, nhân dân oán trách, để lại một hình ảnh không tốt về một vị “Thiên tử” trong lòng người dân. Tổng thể lăng và vị trí xây dựng có nhiều ý

nghĩa. Đồng thời những tiểu xảo kiến trúc trong lăng cũng tạo nên những giá trị về mặt tâm linh và quan niệm. Vua Khải Định đã đi nhiều nơi để tìm những hình thức kiến trúc mới mang về để áp dụng xây dựng lăng. Lăng mang dấu ấn của nhiều trường phái khác nhau, đặc biệt là ảnh hưởng của lối kiến trúc phương Tây. Sự loại bỏ màu xanh của cá lá cây cổ thụ, sự vắng bóng của mặt nước, ao hồ đã làm cho tổng thể kiến trúc từ bậc thứ nhất lên bậc thứ 127 thiếu vẻ êm dịu tươi mát. Tuy nhiên, toàn khu lăng này lại được bao quanh bởi một cánh rừng thông. Giữa không gian xanh mát âý, Ứng Lăng nổi lên như một tòa lâu đài thời Trung Cổ ở Châu Âu. Lăng là một khối hình chữ nhật, vươn lên cao năm tầng với 127 bậc.

Cung Thiên Định có hình chữ nhật, nền lót đá cẩm thạch, toàn bộ nội thất trong cung đều được trang trí những phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh, chia làm 5 phần thông với nhau:

*Tả, Hữu Trực Phòng dành cho lính hộ lăng

*Phía trước là Điện Khải Thành, nơi đặt án thờ vua Khải Định được đúc bằng bê tông, bên trên có bức hoành đề tên “Khải Thành Điện”.

*Gian phòng ở chính giữa Cung Thiên Định là nơi đặt mộ vua, đây cũng là gian phòng được trang trí đẹp nhất lăng. Bên trên phần mộ là tượng vua Khải Định bằng đồng mạ vàng được đúc tại Pháp năm 1922, ngồi trên ngai vàng đúng theo tỉ lệ 1:1, bên dưới ngai vàng là bậc Tam Tài: Thiên – Địa – Nhân. Dưới trần, bên trên chỗ tượng vua ngồi là Bửu Tán, được đúc bằng bê tông, cốt thép nhưng dưới bàn tay khéo léo của những nghệ nhân Việt, Bửu Tán trở nên vô cùng thanh thoát, uốn lượn tưởng chừng như chỉ cần một cơn gió nhẹ thoảng qua cũng có thể làm nó khẽ đưa mà quên đi rằng nó là một khối bê tông nặng gần một tấn. Bên dưới tượng vua là nơi đặt thi hài của nhà vua, thi hài của nhà vua được đặt ngay dưới bức tượng vua ngồi, đào sâu đúng 9m, được đưa vào lòng đất bằng một đường tọa đạo dài 30m, bắt đầu từ phía sau Bi Đình. Phía sau phần mộ của vua là tác phẩm “Thái dương hạ san”, mặt trời tượng trưng cho nhà vua, vầng mặt trời đang lặn tượng trưng cho cái chết của nhà vua.

Có thể nói giá trị lớn nhất của Ứng Lăng là nghệ thuật điêu khắc chạm trổ, nghệ thuật trang trí bằng cách ghép nối các mảnh sành sứ, những bức tranh hoành tráng ở Cung Thiên Định, đặc biệt là ba bức tranh “CỬU LONG ẨN VÂN”.

Để xây dựng lăng của vua Khải Định đã cho tăng thuế gây nên sự khổ cực trong cuộc sống của người dân lúc bấy giờ, tuy nhiên dù bị lên án dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng lăng Khải Định đích thực vẫn là một công trình có giá trị về mặt nghệ thuật và kiến trúc, góp phần làm phong phú và đa dạng quần thể lăng tẩm ở di sản Huế.

Vâng và chúng ta vừa mới tham quan xong 1 trong 7 hệ thống lăng tẩm đẹp nhất xứ Huế. Và giờ chúng ta sẽ lên xe và di chuyển về khách sạn để nhận phòng sau đó sẽ dùng bữa trưa tại nhà hàng của khách sạn.

Và điểm tiếp theo trong buổi chiều hôm nay chúng ta sẽ đến với Đại nội Huế - địa điểm mang đậm dấu ấn lịch sử cố đô.

Đại nội Huế gồm rất nhiều công trình kiến trúc quan trọng, nơi từng là trung tâm

chính trị của cả nước và là nơi trị vì của 13 vị vua triều Nguyễn. Chính thức khởi công vào năm 1805 hoàn chỉnh vào khoảng những năm 1832 dưới thời vua Minh Mạng.Có thể nói rằng, kinh thành Huế là một trong những thành tựu vỹ đại của vua Gia Long và triều Nguyễn. Kinh thành Huế được xây dựng trên diện tích khoảng 520 ha có chu vi 10km cao 6,6m dày 21m. Thành có kiến trúc hình Vauban được xây khúc khỉu với những pháo đài phòng thủ được bố trí gần như điều nhau trên mặt thành. Thành ban đầu chỉ đắp bằng đất, mãi đến cuối thời vua Gia Long thành mới được cho ốp gạch như chúng ta thấy ngày hôm nay. Bên ngoài vòng thành có một hệ thống hộ thành hào chạy dọc theo chân thành có tác dụng như là chướng ngại vật có chức năng phòng thủ vừa có chức năng giao thông thủy. Tổng cộng kinh thành Huế có tất cả 13 của ra vào cả đường bộ và đường thủy. Phía trước kinh thành Huế về hướng Nam là hướng quan trọng nhất của Kinh Thành có Kỳ đài hay còn gọi là Cột Cờ cố đô Huế, xây dựng vào năm 1807 dưới thời vua Gia Long Kỳ Đài gồm 2 phần chính là Đài và Cột cờ. Đài gồm 3 tầng hình chóp cụt hình chữ nhật chồng lên nhau tượng trưng cho Thiên địa và Nhân.Trước đây còn có hai chòi canh và tám khẩu đại bác. Cột cờ nguyên xưa làm bằng gỗ. Năm 1947, khi quân Pháp tái chiếm Huế, cột cờ lại bị pháo bắn gãy một lần nữa. Năm 1948, cột cờ bằng bê tông cốt sắt với tổng chiều cao 37 m hiện nay mới được xây dựng. Ngày nay Kỳ Đài Huế được treo Quốc kỳ của nước Việt Nam Cửu vị Thần Công. Cửu vị Thần Công là tên gọi của 9 khẩu Đại Bác được đặt hai bên cửa Quảng Đức và Thể Nhơn.

Hoàng Thành Huế là vòng thành thứ 2 bên trong Kinh Thành Huế có chiều dài mỗi mặt thành khoảng 600m và gần như là vuông. Chiều cao khoảng 4, và dày 1m. Hoàng Thành chính là trái tim và là nơi quan trọng nhất của Kinh thành Huế, nơi đặt các cung điện, ngai vàng, trung tâm chính trị và nơi ở và làm việc của Hoàng gia triều Nguyễn.

Hoàng Thành và Tử Câm Thành được gọi chung là Đại Nội. Hoàng Thành được xây dựng vào năm 1804 dưới thời vua Gia Long Thành được trổ 4 cửa để ra vào gồm: Cửa Ngọ Môn nằm ở phía nam được xem là cửa quan trọng nhất nơi được xem như là bộ mặt của Quốc gia, là nơi dành để cho vua đi trong các dịp lễ quan trọng và là nơI diễn ra các buổi lễ quan trọng. Cửa Ngọ Môn gồm có 2 phần chính là phần Đài Cổng và Phần lầu Ngũ Phụng. Nhìn từ ngoài vào có 3 cổng chính: Cổng chính giữa đặt tên là Ngọ Môn và chỉ được dành cho Vua, hai cửa hai bên dành cho quan văn và quan võ. Đặc biệt hai bên cánh chữ U có 2 cửa vòng nhỏ mà chỉ được nhìn thấy từ phía trong ra ngoài đó là Tả Dịch Môn và Hữu Dịch Môn. Hai cửa quanh này chỉ dành cho voi ngựa, quân lính và đoàn tùy tùng khi vua xuất hành qua cửa Ngọ Môn.Phần lầu Ngũ Phụng: Công trình kiến trúc đẹp nhất trong quần thể Hoàng Thành Huế. Ngũ Phụng là cả một tổ hợp kiến trúc gồm 9 chiếc lầu được ghép nối tiếp liền mạch với nhau. Bộ mái chính giữa của lầu Ngũ Phụng lợp ngói Hoàng lưu ly (màu vàng) vì đây là nơi dành cho vua ngồi dự lễ, tám bộ còn lại lợp ngói Thanh lưu ly (màu xanh), đây là vị trí của các quan.

Sân Đại Triều Nghi: Đây là nơi diễn ra các lễ Đăng Quang, sinh nhật vua, những buổi đón tiếp sứ thần chính thức và các buổi đại triều được tổ chức 2 lần vào ngày mồng 1 và 15 âm lịch hàng tháng. Vào những dịp này, nhà vua ngồi uy nghiêm trên ngai vàng

trong Điện Thái Hòa. Chỉ các quan Tứ trụ và những hoàng thân quốc thích của nhà vua mới được phép vào điện diện kiến.

Điện Thái Hòa được vua Gia Long cho khởi công xây dựng năm 1805, thiết triều lần đầu năm 1806. So với tất cả các cung điện khác ở Huế xưa nay, điện Thái Hòa là công trình kiến trúc quan trọng nhất bởi đây là nơi đặt ngai vàng của nhà vua – tượng trưng cho quyền lực của nhà nước phong kiến. Nói chung điện Thái Hòa đã được sửa sang rất nhiều lần, nhưng cái cốt cách cơ bản của nó nhất là kết cấu kiến trúc và nghệ thuật trang trí vẫn được bảo lưu.

Khu đất phía trước có trải thảm đỏ mà chúng ta đang thấy là vị trí của Điện Cần Chánh – một công trình kiến trúc bằng gỗ có quy mô gần bằng điện Thái Hòa.

Bên cạnh Điện Cần Chánh là hai trong số rất ít các công trình còn sót lại của Tử cấm Thành đó là Tả Vu và Hữu Vu. Đây là hai tòa nhà là nơi các quan chuẩn bị nghi thức trước khi thiết triều: Tả Vu là toà nhà dành cho các quan văn ở bên tay phải của quý khách, còn Hữu Vu là toà nhà dành cho các quan võ ở bên tay trái của quý khách

Cửu đỉnh được đúc vào năm 1836, vào thời Minh Mạng. Cửu đỉnh được dùng làm biểu tượng cho sự giàu đẹp, thống nhất của đất nước và ước mơ triều đại mãi vững bền. Trên mỗi đỉnh có khắc một tên riêng bằng chữ Hán, tên được lấy từ miếu hiệu (tên để thờ cúng) của một vị vua nhà Nguyễn và được xem là biểu tượng của vị vua đó. Mới nhìn 9 đỉnh hình như giống nhau, nhưng trong thực tế chúng đều khác nhau: khác nhau về trọng lượng khác nhau về bộ chân, cũng như bộ quai ở trên. Nhưng cái khác nhau đặc biệt nhất là 17 hình chạm chung quanh mỗi đỉnh. Mười bảy hình chạm nổi chung quanh mỗi đỉnh gồm những gì tiêu biểu của đất nước từ Lạng Sơn xuống tận mũi Cà Mau và được qui lại trong các chủ đề: tinh tú, sông núi, biển cả, thuyền bè, xe cộ, các sản vật quí giá trên rừng,

Một phần của tài liệu Tiểu luậnbáo cáo thực tế đi miền trung (Trang 83 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w