Đánh giá việc thực hiện đường lối xây dựng hệ thống chính trị a Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Giáo trình Đường lối cách mạng của đảng cộng sản Việt Nam (Trang 42 - 43)

II. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THỜI KỲ ĐỔI MỚI 1 Đổi mới tư duy về hệ thống chính trị

3. Đánh giá việc thực hiện đường lối xây dựng hệ thống chính trị a Kết quả đạt được

a. Kết quả đạt được

- Thành tựu chung của hệ thống chính trị trong thời kỳ đổi mới là: tổ chức bộ máy hệ thống chính trị được sắp xếp lại theo hướng tinh gọn, hiệu quả; hoạt động của hệ thống chính trị ngày càng hướng về cơ sở; dân chủ trong xã hội có bước phát triển. Trình độ và năng lực làm chủ của nhân dân từng bước được nâng lên.

- Đảng thường xuyên coi trọng việc đổi mới và tự chỉnh đốn, giữ vững và nâng cao vai trò lãnh đạo đối với sự nghiệp cách mạng trong điều kiện mới. Phương thức lãnh đạo, tác phong công tác đã có tiến bộ. Dân chủ trong Đảng được phát huy, quan hệ giữa Đảng với nhân dân được củng cố.

- Bộ máy Nhà nước từng bước được kiện toàn từ cơ cấu tổ chức đến cơ chế hoạt động trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan Nhà nước được phân định rõ hơn, quản lý Nhà nước bằng pháp luật được tăng cường.

- Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đã có sự đổi mới về tổ chức, bộ máy, về nội dung, phương thức hoạt động ; phát huy dân chủ, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, bước đầu thực hiện nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội.

Các kết quả trên đây khẳng định đường lối đổi mới nói chung, đường lối đổi mới hệ thống chính trị nói riêng là đúng đắn sáng tạo, phù hợp với thực tiễn, bước đầu đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, khắc phục những nhược điểm, hạn chế của hệ thống chuyên chính vô sản trước đây.

b. Hạn chế và nguyên nhân

Một số hạn chế :

- Hạn chế chung của hệ thống chính trị là năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu quả điều hành và quản lý của Nhà nuớc, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội chưa ngang tầm với nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.

- Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị còn lúng túng và chậm đổi mới. Vì vậy, chưa phát huy tốt vai trò của Nhà nước, của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội trong việc thực thi nhiệm vụ và mục tiêu của Đảng.

- Việc cải cách nền hành chính quốc gia còn chậm, bộ máy hành chính còn nhiều tầng nấc. Tình trạng quan liêu, hách dịch, cửa quyền của một bộ phận công chức Nhà nước chưa được khắc phục, kỷ cương phép nước bị xem nhẹ.

- Phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội chưa thoát khỏi tình trạng xơ cứng, chưa gắn bó với quần chúng. Vai trò giám sát, phản biện xã hội còn mờ nhạt, kém hiệu quả. Đội ngũ cán bộ chất lượng còn hạn chế, chưa được chuyên nghiệp hoá, nhất là ở cấp cơ sở.

Nguyên nhân :

- Nhận thức về đổi mới hệ thống chính trị chưa có sự thống nhất cao. Việc hoạch định và thực hiện một số chủ trương giải pháp còn lúng túng, thiếu triệt để.

- Việc đổi mới hệ thống chính trị chưa được quan tâm đúng mức, chưa được triển khai sâu rộng trong quần chúng. Đổi mới hệ thống chính trị còn chậm, chưa theo kịp đổi mới kinh tế.

- Lý luận về hệ thống chính trị và đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta còn nhiều điểm chưa sáng tỏ trong các tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị ở các cấp cơ sở và trong quần chúng nhân dân lao động.

CHƯƠNG VII

ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN

NỀN VĂN HOÁ VÀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘII. Quá trình nhận thức và nội dung đường lối xây dựng, phát triển nền văn hoá I. Quá trình nhận thức và nội dung đường lối xây dựng, phát triển nền văn hoá

- Theo nghĩa rộng, văn hoá bao gồm những giá trị vật chất và tinh thần. Văn hoá là một hệ thống hữu cơ những giá trị vật chất và tinh thần do con người, loài người sáng tạo, tích luỹ thông qua hoạt động thực tiễn trong suốt quá trình lịch sử của mình. Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước”.

- Theo nghĩa hẹp, văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, là các hệ giá trị, truyền thống, lối sống, năng lực sáng tạo của một dân tộc; văn hóa là bản sắc của một dân tộc, là cái phân biệt dân tộc này với dân tộc khác…

Một phần của tài liệu Giáo trình Đường lối cách mạng của đảng cộng sản Việt Nam (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w