Đặc điểm, tình hình thế giới và nhu cầu mở rộng quan hệ đối ngoại của Việt Nam

Một phần của tài liệu Giáo trình Đường lối cách mạng của đảng cộng sản Việt Nam (Trang 54 - 55)

II. ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI, HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ THỜI KỲ ĐỔI MỚI 1 Hoàn cảnh lịch sử và quá trình hình thành, phát triển đường lố

a. Đặc điểm, tình hình thế giới và nhu cầu mở rộng quan hệ đối ngoại của Việt Nam

Đặc điểm, tình hình thế giới và khu vực:

- Từ giữa thập kỉ 80 của thế kỉ XX, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ở tất cả các nước trên thế giới, đẩy nhanh quá trình quốc tế hoá lực lượng sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế.

- Các nước xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng sâu sắc. Đến đầu thập kỷ 90 Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, trật tự thế giới hai cực tan rã, mở ra thời kỳ hình thành một trật tự thế giới mới.

- Xu thế toàn cầu hoá. Toàn cầu hoá là quá trình lực lượng sản xuất và quan hệ kinh tế quốc tế phát triển vượt qua các rào cản về biên giới, lan toả ra khắp toàn cầu; sự phân công lao động mang tính quốc tế, quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, khu vực đan xen, hìnhd thành mạng lưới đa chiều.

Toàn cầu hoá thúc đẩy sự phát triển sản xuất của các nước, làm tăng tính tuỳ thuộc lẫn nhau, nâng cao sự hiểu biết giữa các quốc gia, thuận lợi cho việc xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước. Tuy nhiên, mặt trái của nó là tạo nên sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế và gia tăng sự phân cực giữa nươc giàu và nước nghèo.

- Trước diễn biến mới của tình hình thế giới, các quốc gia, các lực lượng chính trị quốc tế (nhất là các nước lớn) đã điều chỉnh chiến lược đối nội và đối ngoại cho phù hợp với yêu cầu trong nước và xu thế phát triển của thế giới (như giảm mạnh các cam kết quốc tế; chạy đua phát triển kinh tế; phát triển kinh tế và khoa học công nghệ được xem là tiêu chí quan trọng hàng đầu trong quan niệm về sức mạnh tổng hợp của các quốc gia...). Các nước đang phát triển cũng đã đổi mới tư duy đối ngoại, thực hiện chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế; mở rộng và tăng cường liên kết, hợp tác với các nước khác. - Khu vực châu Á-Thái Bình Dương có những chuyển biến mới. Tuy vẫn tồn tại những nhân tố có nguy cơ bất ổn, nhưng châu Á-Thái Bình Dương vẫn là khu vực ổn định, có tiềm lực lớn và năng động về phát triển kinh tế. Xu thế hoà bình, hợp tác trong khu vực ngày càng gia tăng.

Nhu cầu mở rộng quan hệ đối ngoại của Việt Nam:

- Nhu cầu phá thế bị bao vây, cấm vận: sự bao vây cấm vận về kinh tế, cô lập về chính trị của các thế lực thù địch đã gây khó khăn, cản trở cho sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng ở nước ta. Vì vậy, vấn đề giải toả tình trạng đối đầu, thù địch, phá thế bị bao vây, cấm vận để tiến tới bình thường hoá và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước là nhu cầu cần thiết và cấp bách đối với nước ta.

- Nhu cầu chống tụt hậu về kinh tế: Nền kinh tế Việt Nam lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới là một trong những thách thức lớn nhất đối với nước ta. Để chống tụt hậu về kinh tế, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa nước ta với các nước khác, ngoài việc phát huy tối đa nội lực, Việt Nam phải mở rộng quan hệ hợp tác với các nước để tham gia vào sự phân công lao động quốc tế.

> Tình hình thế giới, tình hình khu vực và những đòi hỏi bức bách từ yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam đã tác động sâu sắc đến việc hoạch định đường lối, chính sách đối ngoại đổi mới của Đảng và Nhà nước ta.

Một phần của tài liệu Giáo trình Đường lối cách mạng của đảng cộng sản Việt Nam (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w