Binh chủng Công binh

Một phần của tài liệu Hiểu biết về các quân binh chủng trong quân đội (Trang 27 - 28)

3.2.6.1. Sự ra đời và phát triển

Binh chủng Công binh hình thành tháng 9 năm 1945 từ các tổ, đội phá hoại đường sá, ngăn chặn bước tiến của quân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam. Ngày truyền thống của Binh chủng Công binh là ngày 25 tháng 3 năm 1946, ngày Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 34-SL về việc thành lập Công chính Giao thông Cục thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam. Đến ngày 2 tháng 12 năm 1946, Công chính Giao thông Cục đổi tên thành Giao thông Công binh Cục và ngày 5 tháng 2 năm 1949 mang tên mới là Cục Công binh. Ngày 1 tháng 1 năm 1951, thành lập Trung đoàn Công binh 151 trên cơ sở Cục Công binh và một số đơn vị công binh trực thuộc Bộ Quốc phòng. Ngày 17 tháng 8 năm 1951, thành lập Phòng Công binh Bộ Tổng Tham mưu, đến ngày 3 tháng 11 năm 1955 phát triển thành Cục Công binh (tái lập). Năm 1952 được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cờ "Mở đường thắng lợi". Bộ Tư lệnh Công binh được thành lập ngày 28 tháng 6 năm 1965 theo Quyết định 102/QP của Bộ Quốc phòng.

3.2.6.2. Vị trí, nhiệm vụ

* Vị trí: Là binh chủng bảo đảm chiến đấu trong tiến công và trong phòng ngự, binh chủng chuyên môn của Quân đội nhân dân Việt Nam được trang bị phương tiện công binh, có thể trực tiếp chiến đấu.

Binh chủng Công binh là một binh chủng chuyên môn kỹ thuật của Quân đội nhân dân Việt Nam, thuộc Quân chủng Lục quân Bộ Quốc phòng Việt Nam, có chức năng bảo đảm các công trình trong tác chiến, xây dựng các công trình quốc phòng và đảm bảo cầu đường cho bộ đội vận động tác chiến.

-Nhiệm vụ chung: Bảo đảm công trình trong các tác chiến và xây dựng công trình quốc phòng

-Nhiệm vụ chủ yếu: Bảo đảm chiến đấu cho các binh chủng khác như: binh chủng tăng - thiết giáp, binh chủng pháo binh,….kết hợp cùng với lực lượng địa phương làm kho, đường, sở chỉ huy phục vụ chiến đấu. Trước, trong và sau trận đánh phải khắc phục hậu quả chiến đấu. Khi tham gia chiến đấu, lực lượng công binh dùng thuốc nổ đánh phá một số mục tiêu được phân công, phá bom nổ chậm. Các công trình đảm bảo trong chiến dấu là: hầm hào các loại, trận địa pháo, nguỵ trang, nghi binh

trong trận đánh.

Trong chiến đấu hiệp đồng binh chung, các lực lượng công binh dùng thuốc nổ phá mục tiêu, mở cửa mở làm đường xuất kích, bảo đảm cho bộ đội cơ động.

Một phần của tài liệu Hiểu biết về các quân binh chủng trong quân đội (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w