Binh chủng thông tin liên lạc

Một phần của tài liệu Hiểu biết về các quân binh chủng trong quân đội (Trang 30 - 32)

3.2.8.1. Sự ra đời và phát triển

Binh chủng Thông tin Liên lạc có ngày truyền thống là ngày 9 tháng 9 năm 1945. Vào ngày 7 tháng 9, Phòng Thông tin Liên lạc quân sự được thành lập, do Hoàng Đạo Thúy làm Trưởng phòng. Cục Thông tin Liên lạc được thành lập ngày 31 tháng 7 năm 1949 trên cơ sở Phòng Thông tin Liên lạc quân sự.

Bộ Tư lệnh Thông tin Liên lạc được thành lập ngày 31 tháng 1 năm 1968 trên cơ sở Cục Thông tin Liên lạc.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi. Ngày 2 tháng 9, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á ra đời. Trong muôn vàn khó khăn, phức tạp, hiểm nghèo của dân tộc, một yêu cầu rất lớn, rất cấp thiết phải làm sao để Ban Thường vụ Trung ương Đảng và Bộ Tổng chỉ huy kịp thời chỉ đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đấu tranh trên các mặt trận chính trị, kinh tế, ngoại giao, nhất là về quân sự đặt ra không chỉ từng ngày mà cả từng giờ, từng phút.

Chiều ngày 2 tháng 9 năm 1945, được sự ủy nhiệm của Ban Thường vụ Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng Nội vụ Chính phủ cách mạng lâm thời kiêm Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang cách mạng mời đồng chí Hoàng Đạo Thúy, một trí thức yêu nước, giàu nhiệt tình cách mạng có hiểu biết về thông tin liên lạc tới Bắc Bộ phủ (nay là nhà khách chính phủ) bàn nhiệm vụ xây dựng hệ thống thông tin liên lạc quân sự trong cả nước.

Ngày 7 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ cho đồng chí Hoàng Văn Thái thành lập cơ quan Bộ Tổng Tham mưu. Cùng ngày, đồng chí Hoàng Văn Thái cùng cơ quan Bộ Tổng Tham mưu đến đặt trụ sở tại số nhà 16 phố Ri-ki-ê (nay là số nhà 18, phố Nguyễn Du, Hà Nội). Hai ngày sau, ngày 9 tháng 9 năm 1945, Phòng thông tin liên lạc quân đội được thành lập.

Đây là ngày hình thành tổ chức đầu tiên của Binh chủng Thông tin Liên lạc trong quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày 9 tháng 9 được xác định là ngày ra đời, ngày truyền thống vẻ vang của bộ đội thông tin liên lạc.

Trải qua chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, Bộ đội Thông tin - Liên lạc từ một lực lượng nhỏ trong đội vũ trang tuyên truyền, đến nay đã phát triển rộng khắp trong các quân chủng, binh chủng.

Binh chủng luôn đảm bảo thông tin liên lạc, thông suốt trên mọi phạm vi, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thường xuyên cũng như đột xuất trên khắp mọi miền của đất nước, phục vụ đắc lực cho Trung ương Đảng, Bộ Quốc phòng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thời gian tới, Binh chủng tiếp tục thực hiện chủ trương đi tắt đón đầu, ứng dụng kỹ thuật hiện đại, tiếp cận với công nghệ tiên tiến của khu vực và quốc tế vào hệ thống thông tin, liên lạc quân sự. Bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ cán bộ về quản lý, điều hành, xử lí các sự cố thông tin trong hệ thống thông tin liên lạc quân sự; đổi mới quy trình, chương trình, nội dung đào tạo cho các đối tượng góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ mới.

3.2.8.2. Vị trí, nhiệm vụ * Vị trí:

Binh chủng thông tin liên lạc là Binh chủng bảo đảm chiến đấu, binh chủng chuyên môn của Quân đội nhân dân Việt Nam , được trang bị các phương tiện liên lạc, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ.

* Nhiệm vụ:

-Nhiệm vụ chung: Binh chủng TTLL có chức năng bảo đảm TTLL cho chỉ huy quân đội trong mọi tình huống.

-Nhiệm vụ cụ thể: TTLL bảo đảm chỉ huy tác chiến và hợp đồng tác chiến, TTLL bảo đảm hiệp đồng quân binh chủng. TTLL bảo đảm hậu cần và kỹ thuật. Bảo

đảm thông báo, báo động. Bảo đảm quân bưu và dẫn đường. Bảo đảm đối phó thông tin với thông tin địch (chống các thủ đoạn phá hoại của địch, phá rối không cho địch làm việc). 3.2.8.3. Tổ chức, biên chế: * Bộ Tư lệnh: - Tư lệnh; Các phó tư lệnh. - Chính ủy; Phó chính ủy. * Cơ quan:

Văn phòng; Thanh tra; Phòng Tài chính; Ban Tổng kết; Ban Kinh tế; Ban Quản lý dự án Tổng trạm thông tin cơ động; Ban Quản lý dự án VINASAT. Ban Quản lý dự án DT92; Phòng Điều tra hình sự; Trung tâm điều hành thông tin cấp 1; Bộ Tham mưu; Cục Chính trị; Cục Hậu cần; Cục Kỹ thuật.

* Đơn vị trực thuộc:

- Trường Sĩ quan Thông tin;

- Trường Cao đẳng Kỹ thuật Thông tin; - Lữ đoàn 132;

- Lữ đoàn 134; - Lữ đoàn 139; - Lữ đoàn 205; - Lữ đoàn 596;

- Trung tâm Kỹ thuật Thông tin công nghệ cao; - Trung tâm Kiểm soát Vô tuyến điện;

- Đội bóng chuyền nữ BTL Thông tin; - Nhà khách Số 2 Láng Hạ;

- Bảo tàng Binh chủng Thông tin;

- Trung tâm Công nghệ thông tin và Ngoại ngữ; - Sở chỉ huy khu vực phía Nam;

- Nhà máy Z755, Cục Kỹ thuật; - Kho K91, K92, K95, K97, K99; - Đại đội Vận tải 8;

Ngoài ra lực lượng thông tin còn được biên chế ở các quân khu, quân đoàn…

Một phần của tài liệu Hiểu biết về các quân binh chủng trong quân đội (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w