Bảng 3.1 3: Vốn luân chuyển

Một phần của tài liệu RỦI RO TRONG XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG (Trang 29 - 31)

KHOẢN MỤC 2004 2005 2006 TSNH 170.702 124.467 100.627 Nợ ngắn hạn 154.383 97.425 93.636 Vốn luân chuyển 16.319 27.042 6.991

(Số liệu quyết toán của PKT công ty)

Từ bảng số liệu trên ta thấy vốn luân chuyển của năm 2005 tăng khá cao và năm 2006 lại giảm rất mạnh, cụ thể:

Năm 2005: vốn luân chuyển là 27.042 triệu đồng tăng so với năm trước 65,71% sự gia tăng này được giải thích như sau:

− TSNH giảm mà chủ yếu là giảm ở khoản mục phải thu khách hàng từ 81.629 triệu đồng xuống còn 64.336 triệu đồng (giảm 21,18% so với năm trước) do các khách hàng trong những hợp đồng ở cuối năm 2004 đã thanh toán dứt điểm trong năm 2005; khoản mục hàng tồn kho giảm từ 84.370 triệu đồng đến 54.105 triệu đồng nguyên nhân chính là năm này công ty xuất khẩu mạnh đạt 332.392 tấn (cao hơn năm 2004 khoảng gần 60.000 tấn).

− TSCĐ: trong năm công ty đầu tư, sửa chữa TSCĐ chẳng hạn: tháng 2 là 1.218 triệu đồng, tháng 3 là 2.012 triệu đồng, tháng 5 là 774 triệu đồng, tháng 6 là 389 triệu đồng mặt khác do công ty thay đổi cách hạch toán thay vì tính chung TSCĐ vô hình vào TSCĐ hữu hình như trước đây thì nay được tách riêng thành TSCĐ vô hình (TSCĐ vô hình được tính khoảng 9,5 tỷ đồng)

− Nguồn vốn dài hạn: rõ nhất là khoản mục nợ phải trả của năm 2005 giảm 66,08% so với năm 2004 thể hiện ở dư nợ ngắn hạn cuối kỳ chỉ là 42.720 triệu đồng so với 116.487 đây là kết quả việc tranh thủ nguồn thu trả nợ cho ngân hàng, khách hàng tránh chịu thêm chi phí tài chính. Bên cạnh đó thì hai khoản mục vốn của chủ sở hữu và quỹ khen thưởng phúc lợi cùng tăng ,vốn chủ sở hữu tăng khoảng trên 6 tỷ đồng một phần là do công ty sử dụng quỹ phát triển kinh doanh mua sắm TSCĐ làm tăng nguồn vốn kinh doanh phần khác là do phân bổ lợi nhuận khoảng 3,8 tỷ đồng), quỹ phúc lợi tăng khoảng 11 tỷ đồng (công ty sử dụng quỹ này mua BHYT, BHXH cho nhân viên chi khen thưởng và những công trình phúc lợi khác).

Năm 2006: vốn luân chuyển giảm 74,51% so với năm trước, lý giải vấn đề này dựa vào một số điểm:

− TSNH giảm mạnh ở khoản mục phải thu khách hàng từ 64329 triệu đồng của năm trước nay còn 26.242 triệu đồng (giảm 59,21% so với năm trước) do những tháng cuối năm chính phủ ra quyết định tạm dừng xuất khẩu gạo vì an ninh lương thực quốc gia nên công ty không thể xuất khẩu trong khi hàng tồn kho còn nhiều và đó cũng là lý do làm cho lượng hàng tồn kho cao hơn năm 2005 (69755 triệu đồng so với 54105 triệu đồng).

− TSCĐ: tương tự như năm trước năm 2006 công ty cũng đầu tư TSCĐ nhằm tăng nguồn vốn kinh doanh cụ thể: tháng 5 là 2.067 triệu đồng, tháng 6 là 3.023 triệu đồng, tháng 7 là 321 triệu đồng được phần tăng thêm TSCĐ vô hình là giá trị lợi thế cạnh tranh(khoảng 3,7 tỷ đồng), giá trị quyền sử dụng đất, giá trị thương hiệu làm TSCĐ vô hình tăng hơn so với năm trước (tăng khoảng 5 tỷ đồng)

− Nguồn vốn dài hạn: khoản mục vốn CSH tăng khoảng 7 tỷ so với năm trước một phần là do công ty dùng quỹ phát triển kinh doanh mua sắm TSCĐ làm tăng nguồn vốn kinh doanh phần khác là do phân bổ lợi nhuận khoảng 3,1 tỷ đồng nhưng khoản mục quỹ khen thưởng phúc lợi giảm khoảng 7 tỷ đồng (do trước nay công ty thực hiện chính sách khen thưởng cho CB – CNV bằng quỹ lương từ năm 2005 trở đi công ty đã sử dụng quỹ khen thưởng thay cho quỹ lương thêm vào đó năm 2006 có kỉ niệm 30 năm thành lập, công ty chi khen thưởng cán bộ hưu trí, CB – CNV , xây dựng trên 10 căn nhà tình nghĩa…)

Như vậy, ở năm 2005 và 2006, tổng nguồn vốn dài hạn ít thay đổi, TSCĐ tăng, TSNH giảm (cụ thể khoản phải thu giảm), cho thấy công ty thu tiền về đầu tư TSCĐ nhằm tăng phát huy nội lực, cải tiến quy trình sản xuất, chuẩn bị một bước cho những định hướng phát triển trong tương lai.

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu RỦI RO TRONG XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w