Bảng 3.11: Phân tích hàng tồn kho

Một phần của tài liệu RỦI RO TRONG XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG (Trang 27 - 29)

KHOẢN MỤC 2004 2005 2006

2005/2004 2006/2005 Giá trị % Giá trị % Doanh thu thuần 1.134.696 1.459.000 1.303.404 324.304 28,58 (155.596) -10,66

HTK đầu kỳ 38.840 84.370 54.105 45.530 117,22 (30.265) -35,87

HTK cuối kỳ 84.370 54.105 69.755 (30.265) -35,87 15.650 28,93

Giá trị HTK BQ 61.605 69.238 61.930 7.633 12,39 (7.308) -10,55

IT 18,42 21,07 21,05 3 14,41 (0) -0,12

Số ngày lưu kho 20 17 17 (3) -12,59 0 0,12

(Số liệu quyết toán của PKT công ty)

Căn cứ vào bảng phân tích ta có:

− Năm 2005: số vòng quay hàng tồn kho là 21,07 vòng tương ứng với thời gian lưu kho trước khi tiêu thụ trung bình là 17 ngày. So với năm 2004 đã tăng hơn 2 vòng và giảm đi 3 ngày thời gian lưu kho đây là biểu hiện tốt vì khả năng chuyển thành tiền của hàng tồn kho đã được cải thiện. Nguyên nhân là tốc độ tăng của doanh thu thuần nhanh hơn tốc độ tăng của hàng tồn kho bình quân (28,58% so với 12,39%) bởi vì năm 2005 là năm tiêu thụ mạnh nhất của công ty.

− Năm 2006: hầu như các chỉ số đều không có sự khác biệt do mức độ giảm của doanh thu thuần và hàng tồn kho bình quân là gần như nhau bởi vì tiêu thụ hạn chế do thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh lương thực nên không được đẩy mạnh xuất khẩu phù hợp với lượng mua và sản xuất trong năm.

Nhìn chung, thông qua các chỉ số phân tích ở trên ta thấy tình hình tiêu thụ của công ty khá tốt, khả năng quản trị hàng tồn kho từng bước được cải thiện. Mặc dù vậy, công ty cũng nên xem xét, nghiên cứu cho mình một mô hình quản trị hàng tồn kho tối ưu nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hơn.

3.4.4 Hiệu quả sử dụng vốn:

Số vòng quay vốn: Tỷ số này cho biết với 1 đồng vốn mà DN sử dụng trong kỳ sẽ mang lại bao nhiêu đồng doanh thu, tỷ số này càng cao thể hiện DN sử dụng TS có hiệu quả và ngược lại.

Doanh thu thuần

Số vòng quay vốn = --- Tổng nguồn vốn sử dụng bình quân

- Còn chỉ tiêu thời gian của một vòng quay vốn: cho biết 1 vòng quay vốn phải mất bao nhiêu ngày, tỷ số này càng ngắn càng tốt cho DN và ngược lại.

360

Số ngày quay vòng vốn = --- Số vòng quay vốn

- Tỷ suất sinh lợi:

Lợi nhuận sau thuế

Tỷ suất sinh lợi tổng nguồn vốn = --- Tổng NV sử dụng bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng hoạt động trong kỳ bình quân sẽ mang lại bao nhiêu đồng LN sau thuế. Khi tính chỉ tiêu này nếu cho kết quả càng lớn chứng tỏ vốn được sử dụng có hiệu quả càng cao và ngược lại. Từ đó ta có bảng sau:

Bảng 3.12: Hiệu quả sử dụng vốn

(ĐVT:Triệu đồng)

KHOẢN MỤC 2004 2005 2006 Chênh lệch

2005 -2004 2006 - 2005 Doanh thu thuần 1.134.696 1.459.000 1.303.404 324.304 (155.596)

LN sau thuế 11.508 18.570 16.014 7.062 (2.556)

NV đầu kỳ 213.245 227.926 182.111 14.681 (45.815)

NV cuối kỳ 157.561 182.111 178.973 24.550 (3.138)

Tổng vốn sử dụng BQ 185.403 205.019 180.542 19.616 (24.477)

Số vòng quay 6,12 7,12 7,22 1,00 0,10

Thời gian 1 vòng quay 59 51 50 (8) (0,7)

Tỷ suất sinh lợi 6,21% 9,06% 8,87% 2,85% -0,19%

(Số liệu quyết toán của PKT công ty Angimex)

Năm 2004 số vòng quay vốn 6,12 vòng và thời gian của một vòng quay là 59 ngày nghĩa là bình quân với 157.561 triệu đồng bỏ vào SXKD sau 59 ngày sẽ thu về 1.134.696 triệu đồng tức 1 đồng vốn qua 1 chu kỳ SXKD sẽ tạo được 6,12 đồng doanh thu. Năm 2005 là 7,12 đồng tăng 1,00 đồng; đến năm 2006 tăng lên 7,22 đồng tăng 0.1 đồng (so với năm 2005). Năm 2005 thời gian một vòng quay vốn là 51 ngày giảm được 08 ngày so với năm trước, đến năm 2006 là 50 ngày giảm thêm được 01 ngày. Qua đó cho thấy NV đi vào hoạt động SXKD có chu kỳ dài gần 2 tháng thì quay lại chu kỳ mới. Với đặc điểm kinh doanh theo mùa vụ thì thời gian như vậy tương đối phù hợpcông ty cần duy trì và phát huy những thành quả đã đạt được.

Về tỷ suất sinh lời của tổng NV năm 2004 là 6,21%, năm 2005 tăng lên 9,06% (tăng 2,85) và năm 2006 giảm còn 8,87% (giảm 0,19%). Chỉ số này mang ý nghĩa 100 đồng vốn bỏ vào kinh doanh thì tạo ra được 6,21 đồng LN năm 2004 9,06 năm 2005 và 8,87 năm 2006. Tuy LN đem lại không lớn nhưng xét trong cơ cấu nguồn vốn của công ty với đa phần là vốn vay từ các tổ chức tín dụng thì rõ ràng hiệu quả sử dụng vốn của công ty ngày càng tốt.

Vốn luân chuyển: hay còn gọi là vốn luân lưu là khoảng chênh lệch giữa TS được sử dụng và NV trong cùng thời gian do các giao dịch tài chính gây ra.

Vốn luân chuyển = Nguồn vốn dài hạn – TSCĐ Vốn luân chuyển =TSNH - Nợ ngắn hạn

Bảng 3.13 : Vốn luân chuyển

Một phần của tài liệu RỦI RO TRONG XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w