Vai trò của trà:

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TRÀ potx (Trang 42 - 47)

1. Trong cuộc sống:

a. Làm đẹp:

Nghiên cứu mới từ Trung tâm Y tế Cedars-Sinai, Hoa Kỳ, cho thấy rằng trà xanh ngăn ngừa sự hình thành mảng bám trên huyết mạch. Trà xanh từ lâu còn là một thành phần của phương thuốc chữa trị cho những bệnh nhân mắc các chứng bệnh về tim mạch với những kết quả không ngờ.

Cần nói rõ hơn, trà xanh không giúp làm tan mảng bám đã hình thành, nó chỉ có tác dụng ngăn ngừa việc hình thành mảng bám mới. Bạn cũng không cần phải uống thật

nhiều nước trà xanh, vì hiện nay trên thị trường đã có thuốc viên có chứa tinh chất trà xanh.

Trường đại học Y khoa bang Georgia của Hoa Kỳ đã phát hiện ra khả năng tái kích hoạt những tế bào chết, làm tăng nhanh quá trình vi phân những tế bào da mới của catephin là epigallocatechingallate (EGCG). Với nghiên cứu này, có thể tạo nên một công thức giúp chữa lành những căn bệnh về da như bệnh vẩy nến, những vết thương.

Khi chữa trị vết thương, nếu những tế bào da bị tổn thương không được thay thế bởi những tế bào da thích hợp, vết thương sẽ để lại sẹo. Nếu EGCG được áp dụng đúng cách và vào đúng chỗ những tế bào đã bị tổn thương, sẽ có tác dụng giúp chúng phục hồi, hình thành những tế bào da khỏe mạnh. Phương cách này được sử dụng cho những nạn nhân bị bỏng.

Sử dụng những sản phẩm chăm sóc da có chứa trà xanh có thể giúp phục hồi làn da bằng cách làm giảm đến mức tối thiểu tác hại của mặt trời. Nó còn giúp đẩy mạnh việc phát triển tế bào mới.

Những chất chống oxy hóa trong trà sẽ làm mát da, lọc bỏ độc tố trên da, làm da căng mịn và sáng ra. Uống trà xanh thường xuyên sẽ giúp da khỏe và có độ đàn hồi tốt.

Đặc biệt, nếu bạn thêm một chút nước cốt chanh, cam, bưởi vào ly trà sẽ bổ sung tác dụng chống lão hóa. Những nếp nhăn làm bạn trăn trở, lo lắng bấy lâu sẽ dần mất đi, thay vào đó là làn da căng với các đường nét tươi trẻ. Dưỡng chất bổ sung này cũng giúp duy trì sức khỏe của da mặt.

Bị sưng húp mắt do thức khuya, thiếu ngủ, hay do bạn vừa mới khóc? Trà xanh sẽ giúp xoa dịu vùng da mắt đang bị kích thích, mắt sẽ hết bị sưng mọng.

Hãy đặt túi trà bạn vừa pha xong vào tủ lạnh, đủ lạnh để mắt bạn có thể chịu được. Sau đó lấy ra và đắp lên mắt 10 - 15 phút. Trà xanh có chứa chất tannin làm se lại các vùng da bị dị ứng, kích thích hoặc bị sưng mọng. Có thể dùng cách này khi thấy mỏi mắt, khô mắt do sử dụng máy vi tính quá lâu hoặc xem TV quá nhiều. Các chuyên gia khuyên bạn nên duy trì chế độ uống ít nhất 3 ly trà xanh lớn mỗi ngày để đồ uống này phát huy được hết những tác dụng đối với làn da.

2. Chữa bệnh:

Thành phần catechin có trong trà xanh có tác dụng giảm nguy cơ gây ung thư, giảm kích thước khối u, tác dụng chống phóng xạ, giảm lượng đường trong máu, giảm cholesterol, diệt khuẩn, diệt virut cúm, chống hôi miệng.

Chất cafein có tác dụng chống buồn ngủ, giảm mệt mỏi và lợi tiểu. Vitamin C làm tăng sức đề kháng, chống cúm. Vitamin nhóm B trợ giúp cho quá trình trao đổi cacbon hydrat. Flavonoid có tác dụng giảm huyết áp, tăng độ bền vững thành mạch. Polysaccarides làm giảm đường máu, flouride chống sâu răng, vitamin E tác dụng chống ôxy hóa và hạn chế lão hóa. Chất theamin tạo cho trà xanh có hương vị đặc biệt.

Một nghiên cứu gần đây cho biết khả năng chống virut của catechin có trong trà xanh có hiệu quả đối với bệnh AIDS.

Tuy nhiên, cần lưu ý khi sử dụng trà xanh: không nên uống lúc đói vì chất tanin dễ gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Nước trà xanh dễ thiu cho nên khi rửa trà phải thật sạch,

chần nước thật sôi và không nên uống nước trà đã để qua đêm. Với những người thần kinh nhạy cảm, khó ngủ thì không nên uống trà vào buổi tối, vì chất cafein trong trà xanh sẽ gây kích thích làm mất ngủ.

Dưới đây là một số loại trà thuốc vừa đơn giản, dễ chế biến nhưng lại có công hiệu đáng ngạc nhiên.

o Trà giấm:

Cách làm: Lấy 5g lá chè xanh rửa sạch, sau đó cho vào hãm cùng 1ml giấm ăn

khoảng 5 phút, uống nóng sau bữa ăn.

Công dụng: Điều hòa dạ dày, tránh gây ợ chua khó chịu, trị kiết lị, máu đóng cục, đau răng, và có tác dụng giảm đau hiệu quả.

o Trà đường

Cách làm: Lấy 2g lá chè xanh, 10g đường đỏ hãm ấm trà khoảng 5 phút, uống sau bữa ăn.

Công dụng: Bổ khí, trị tiêu hóa kém, khó đại tiện, lưu thông khí huyết, điều hòa

kinh nguyệt, chữa bế kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt. o Trà muối

Cách làm: Lấy 3g lá chè tươi( hoặc lá trà khô), 1g muối ăn hãm trong nước sôi

khoảng 7 phút, uống sau mỗi bữa ăn.

Công dụng: Tiêu viêm, sáng mắt, thanh nhiệt, tốt cho cổ họng, trị ho nhẹ, vết thương nhiễm trùng, đau họng, viêm chân răng, đau mắt đỏ…

Nên thường xuyên uống loại trà này về mùa hè để đề phòng chứng rối loạn điện giải vì mất nước do ra mồ hôi quá nhiều. Những đối tượng như dân văn phòng, người huyết áp cao, ít ra mồ hôi nên hạn chế dùng loại trà thuốc này.

o Trà mật ong

Cách làm: Lấy 3g lá chè, 5ml mật ong cho vào nước nóng hãm khoảng 5 phút,

uống nóng ngay sau bữa ăn.

Công dụng: Giải nhiệt, dưỡng huyết, nhuận phổi lợi thận, trị chứng suy nhược

thần kinh, suy giảm chức năng dạ dày, viêm lợi, viêm chân răng. o Trà sữa

Cách làm: Sau khi hãm ấm trà nóng, cho thêm chút sữa tươi, tỷ lệ 2 trà, 1 sữa rồi uống nóng. Cho thêm chút đường trắng thì càng tốt.

Công dụng: bổ tỳ, lợi vị, mắt sáng, thích hợp cho những người có thể chất yếu, tiêu hóa không tốt, mắc các bệnh mãn tính khó chữa.

o Trà hoa cúc

Cách làm: Lấy 2g lá trà, 2g hoa cúc trắng hãm với nước sôi, uống nguội.

Công dụng: Bổ gan, sáng mắt, thanh nhiệt giải độc, chống lão hóa, tăng huyết áp, chữa đau đầu, ho và đau họng hiệu quả.

o Trà táo đỏ

Cách làm: Cho 5g lá chè hãm cùng với khoảng 10 quả táo đỏ trong vòng 7 phút,

uống nóng sau bữa ăn.

Công dụng: Bổ tỳ, lợi khí, trị chứng đi tiểu nhiều ban đêm, không có cảm giác

o Trà vỏ quýt

Cách làm: Vỏ quýt thái lát mỏng phơi khô. Lấy 3-6g vỏ quýt khô, 5g lá trà xanh hãm nước nóng khoảng 20 phút, có thể uống khi nào tùy thích hoặc uống thay nước.

Công dụng: Nhuận phổi, tiêu đờn, trị ho, viêm họng hiệu quả. o Trà tỏi

Cách làm: Lấy 1 củ tỏi giã nhuyễn, 60g trà hãm với nước sôi để uống cả ngày,

uống liên tục trong 7 ngày liên tiếp sẽ thấy ngay hiệu quả.

Công dụng: Chữa bệnh ly amip mãn tính, sát khuẩn, thanh nhiệt giải độc, long đờm, ho lâu ngày, đau rát cổ họng.

o Trà hành

Cách làm: Lấy 10g chè xanh, 10g bạch chỉ và 2-3 nhánh hành tươi cho vào đun

sôi,uống nóng

Công dụng: Chữa cảm cúm hiệu quả. Hành có vị cay, tính bình, không độc. Có

tác dụng làm thông dương hoạt huyết, an thai, sáng mắt và bổ ngũ tạng.

ii. Một số công dụng khác của chè:

− Bệ bếp thường hay bám dầu mỡ, để lâu ngày còn gây ra "mùi nhà bếp" rất khó chịu, nhất là ở các căn hộ chật hẹp. Để lau sạch, bạn hãy đổ bã chè lên bệ bếp, chè sẽ hút hết mỡ bám, bạn dùng giẻ lau bệ bếp sạch bong

− Xoong nồi có mùi tanh, bạn nên bỏ một ít bã chè vào đó rồi đổ nước đun trong 10 phút. Mùi trong nồi sẽ được khử sạch.

− Nước chè đã nhạt bạn không nên đổ bã đi vì có thể tận dụng nó vào nhiều việc có ích như làm đệm gối đầu, giúp hoa tươi lâu. Sau đây là một số mẹo dùng:

− Bã chè phơi khô làm đệm gối đầu, nằm lên mềm mại, thơm tho, có tác dụng khử hỏa rất tốt.

− Bã chè phơi khô đốt lên có thể xua đuổi côn trùng, khử được mùi hôi ở nhà vệ sinh.

− Lấy nước chè bỏ đi, thấm ướt vải, lau vào kính, các đồ thủy tinh, cửa sổ, dụng cụ gia đình, giày dép có tác dụng tẩy bẩn rất hiệu quả.

− Sau khi ăn hành, tỏi, nhai một ít bã chè có thể khử được mùi khó chịu.

− Bã chè để qua đêm đem tưới hoa vừa giữ được độ ẩm của đất trong chậu hoa, vừa làm phân bón cho hoa

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TRÀ potx (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w