Kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn con

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn tín nghĩa, huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 57 - 59)

Bệnh được phòng Loại vắc xin Thời điểm phòng Liều tiêm (ml) Đường tiêm Tổng số lợn (con) Số lợn tiêm (con) Tỷ lệ an toàn (%)

Suyễn 1 Myco 1 7 ngày 2 Tiêm

bắp 1812 1812 100 Hội

chứng còi cọc

Circo 14 ngày 2 Tiêm

bắp 1812 1812 100 Suyễn 2 Myco 2 21 ngày 2 Tiêm

bắp 1812 1812 100

Kết quả ở bảng 4.4 và 4.5 cho thấy: trại đã thực hiện nghiêm ngặt quy trình tiêm vắc xin phịng bệnh trên đàn lợn nái và lợn con đạt tỷ lệ an toàn cao. Cụ thể tỷ lệ tiêm vắc xin luôn đạt 100% số lợn được làm đầy đủ vắc xin theo quy định của trại.

Ngoài những kiến thức đã học bản thân cũng học hỏi được những kinh nghiệm về việc phòng bệnh bằng vắc xin cũng như: việc sử dụng vắc xin đủ liều, đúng đường, đúng vị trí, đúng lịch vì mỗi loại vắc xin đều có những đặc thù riêng, hiệu quả và thời gian miễn dịch khác nhau. Nếu sử dụng không đúng kĩ thuật, sai thời điểm sẽ làm mất đi hoạt tính của vắc xin. Trước khi sử dụng vắc xin cần lắc kỹ lọ, vắc xin đã pha nên sử dụng ngay, nếu thừa phải hủy không nên sử dụng cho ngày hơm sau. Ngồi ra cần chú ý theo dõi vật nuôi sau tiêm để kịp thời can thiệp khi vật nuôi bị sốc vắc xin.

Thực hiện tiêm phòng vắc xin cho lợn hậu bị và lợn nái sinh sản, sử dụng nhiều nhất chủ yếu là lợn hậu bị vì quá trình tuyển chọn lợn hậu bị lên làm giống rất kỹ lưỡng để thay thế cho nái sinh sản đã lâu, già yếu, sức đề kháng kém, khả năng sinh sản khơng cịn đạt tiêu chuẩn đề ra. Tiêm phòng vắc xin là biện pháp thiết thực và hiệu quả nhất nhằm tạo miễn dịch cho đàn nái mới lên chống lại mầm bệnh, phòng bệnh cho đàn nái đang sinh sản tránh

được các mầm bệnh lây nhiễm. Do kinh nghiệm, kỹ thuật chưa có nhiều nên bản thân khơng được trực tiếp tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn nái mà chỉ được gián tiếp tham gia, đối với lợn con thì được tham gia tiêm phịng đầy đủ.

4.4. Kết quả chẩn đoán bệnh cho lợn nái và lợn con tại trại

 Chẩn đoán bệnh dựa trên dấu hiệu lâm sàng:

+ Bệnh viêm tử cung: khi lợn nái bị viêm, các chỉ tiêu lâm sàng như: thân nhiệt, tần số hô hấp đều tăng. Lợn bị sốt theo quy luật: sáng sốt nhẹ 39 - 39,5oC, chiều 40 - 41oC.

Con vật ăn kém, sản lượng sữa giảm, đôi khi con vật cong lưng rặn. Từ cơ quan sinh dục chảy ra hỗn dịch lẫn nhiều mạch tổ chức, mùi hôi tanh, có màu trắng đục, hồng hay nâu đỏ. Khi nằm lượng dịch chảy ra nhiều hơn. + Bệnh viêm vú: Vú có màu hồng, sưng đỏ, sờ vào thấy nóng, hơi cứng ấn vào lợn nái có phản ứng đau. Lợn nái giảm ăn, trường hợp nặng thì bỏ ăn, sốt cao 40,5 oC - 42oC kéo dài trong suốt thời gian viêm, sản lượng sữa giảm, lợn nái thường nằm úp đầu vú xuống sàn, ít cho con bú. Vắt sữa ở những vú bị viêm thấy sữa lỗng, trong sữa có những cặn hoặc cục sữa vón lại, xuất hiện những mảnh cazein màu vàng, xanh lợn cợn, đơi khi có máu.

+ Bệnh viêm khớp: Lợn đi khập khiễng, khớp chân sưng lên. Thường thấy viêm khớp cổ chân, khớp háng và khớp bàn chân. Lợn ăn ít, hơi sốt, chân lợn có hiện tượng què, đi đứng khó khăn, chỗ khớp viêm tấy đỏ, sưng sờ nắn vào có phản xạ đau.

+ Hội chứng hơ hấp ở lợn con: Lợn gầy cịm, lơng xù, thở thể bụng có

khi ngồi thở, bụng hóp lại. Lợn bị bệnh không tranh bú với các con khác được nên ngày càng gầy yếu hơn, dễ mắc kế phát bệnh viêm khớp. Nếu không điều trị kịp thời tỷ lệ chết rất cao.

+ Hội chứng tiêu chảy ở lợn con: phân lỏng màu vàng hay màu trắng đục dính ở hậu mơn, hậu mơn ướt đỏ, lợn sút cân nhanh chóng, mắt lờ đờ, dáng đi siêu vẹo, chán ăn.

4.4.1. Kết quả chẩn đoán bệnh ở lợn nái

Trong thời gian thực tập tại trại chúng tôi đã tham gia vào cơng tác chẩn đốn và điều trị bệnh cho đàn lợn nái cùng với các kỹ sư của trại. Kết quả được trình bày ở bảng 4.6.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn tín nghĩa, huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)