CÔNG TY.
3.1. Đánh giá tình hình kinh doanh của công ty.
3.1.1. Những thuận lợi và khó khăn của HighMark.
3.1.1.1. Thuận lợi.
− Công nghệ thông tin phát triển hỗ trợ và tạo ra phương thức kinh doanh ngày một tốt hơn.
− Có nhà cung cấp thiết bị có lý lịch đáng tin cậy, là những người có thâm niên trong nghề luôn đảm bảo nguồn thiết bị đầu vào.
− Cơ cấu dân số : độ tuổi 20 – 40 phát triển nhanh nhất, và là nhóm có khả năng tiếp cận và sử dụng máy tính cao. Tốc độ tăng dự kiến là 20 -25%, đây là cơ hội cho HighMark LSC phát triển mạnh hơn thị trường.
3.1.1.2. Khó khăn.
− Có nhiều đối thủ cạnh tranh.
− Đồng Việt Nam mất giá có thể càng làm tăng áp lực lạm phát. Tuy nhiên, lạm phát giá tiêu dùng tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2010 và BMI dự báo có thể sẽ trở lại mức hai con số vào giữa năm.
− Chưa chủ động trong việc tạo nguồn khách hàng.
3.1.2. Những điểm mạnh và điểm yếu của HighMark.
3.1.2.1. Điểm mạnh.
− Người tiêu dùng Việt Nam, nhất là giới trẻ và tầng lớp giàu có, ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm máy tính hiện đại. Đặc biệt là chứ trọng chăm sóc và bảo trì máy tính cho thật tốt.
− Chú trọng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển.
− Mạng lưới kinh doanh lớn, địa chỉ kinh doanh có ưu thế.
− Chất lượng sản phẩm, dịch vụ có uy tín.
− Ban lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược : muốn đáp ứng nhu cầu gia tăng nên đã mua thêm trang thiết bị mới. Công ty luôn chú trọng trong việc thay đổi
công nghệ so với các doanh nghiệp khác sửa chữa thủ công.
− Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện đang trở thành thị trường khách hàng rất tiềm năng.
− Công ty có đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình, tận tụy và có khả năng làm hài lòng khách hàng.
3.1.2.2. Điểm yếu.
− Dịch vụ hiện tại vẫn còn thủ công và công nghệ chưa tiên tiến.
− Địa điểm kinh doanh có quy mô nhỏ.
− Chưa quan tâm đúng tới mức xúc tiến thương mại, marketing.
− Chỉ có 2 nhà cung cấp vật liệu chính, khó tìm được nguồn nguyên liệu thay thế, dễ bị ép giá nguyên liệu, mức độ mặc cả của nhà cung ứng cao chi phí nguyên vật liệu cao.
3.2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. ty.
3.2.1. Gia tăng doanh số.
Việc tăng thêm số lượng máy móc nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ, nâng cao khả năng xử lý công việc với những lô hàng lớn. Ngoài ra còn giúp cho công ty mở rộng hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty. Nhưng việc tăng số lượng máy móc của HighMark LSC luôn gắn liền với nhu cầu khách hàng hiện tại và gắn liền với khả năng tài chính của công ty, nên không có tình trạng công ty phải vay số vốn lớn để đầu tư vào phương tiện vận chuyển.
Biện pháp mà công ty sử dụng để gia tăng số lượng máy móc là:
− Quảng cáo thương hiệu qua phương tiện truyền thanh, truyền hình, báo viết của địa phương, các tạp chí chuyên ngành.
− Dùng những khoản lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh để đầu tư vào máy móc.
− Tăng vốn góp điều lệ để đầu tư vào hoạt động kinh doanh.
− Công ty tích cực hoạt động Marketing để xúc tiến việc bán sản phẩm và cung cấp dich vụ của mình là hết sức cần thiết.
3.2.2. Giảm tối đa chi phí hoạt động.
Việc bùng nổ internet, con người tiếp xúc và làm quen dần với các tiện ích vượt trội của Internet. Thời đại công nghệ số hóa, hầu hết mọi người đều tiếp cận với màn hình máy tính, dù một công chức bận rộn vẫn có thể thỏa mãn tất cả các nhu cầu ăn uống, giải trí, mua sắm, tra cứu thông tin, đọc sách báo, xem TV, gọi điện thoại … chỉ với màn hình máy tính có nối mạng. Đối với HighMark LSC, đã tận dụng được cơ hội này, công ty không cần trả chi phí quá lớn cho việc quảng cáo nhưng hiệu quả đem lại rất cao.
HighMark LSC luôn xác định rõ để nâng cao lợi nhuận của hoạt động kinh doanh dịch vụ cần phải giảm chi phí. Mà để giảm chi phí cần phải kiểm soát chặt chẽ những khoản chi phí chi ra. Các chi phí thường là do các nhân viên chi nên khi nhận chi phí về công ty sẽ tiến hành kiểm tra, phân loại và đánh giá vào cuối tháng. Những chi phí không hợp lý sẽ bị loại ra. Qua việc kiểm tra chi phí công ty còn có thể xác định được định mức lợi nhuận của từng loại dịch vụ và sản phẩm, đánh giá được hiệu quả hoạt động của từng nhân viên.
Thực hiện giảm chi phí bằng cách dùng sản phẩm cần thay thế cho khách tại công ty cung cấp với giá thấp hõn giá ngoài thị trường. HighMark LSC cũng có những biện pháp để quản lý tốt tình hình nhập – xuất sản phẩm.
3.2.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.
Để có thể nâng cao được năng lực cạnh tranh, HighMark LSC đã sử dụng những biện pháp như :
− Gia tăng số lượng nhân viên để đáp ứng yêu cầu và phục vụ khách hàng tốt nhất.
− Mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm dịch vụ.
− Định giá sản phẩm dịch vụ cạnh tranh. Với những khách hàng lớn công ty thường áp dụng các mức giá thấp hơn so với những khách hàng nhỏ và khách hàng lẻ.
− Phát động các chương trình khuyến mãi, đăng tin quảng cáo ở các trang web, diễn đàn, rao vặt,…và đặc biệt chú trọng việc chăm sóc khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của HighMark LSC.
3.2.4. Bố trí nhân lực hợp lý.
HighMark LSC thực hiện việc phân công công việc cụ thể cho từng nhân viên, mỗi một bộ phận quản lý một lĩnh vực và có sự thống nhất với nhau. Các bộ phận trong công ty đều phải chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc và phải làm việc theo sự phân công của giám đốc, phải chịu trách nhiệm trước giám đốc về công việc mình đảm nhận.
3.3 . Phương hướng và kế hoạch phát triển của công ty trong 5 năm tới (2011 – 2015).
Trong những năm tới, HighMark LSC xác định hoạt động kinh doanh dịch vụ là nguồn thu nhập chính cho công ty. Nhưng không dừng ở đó HighMark LSC muốn cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất nên HighMark LSC đưa ra kế hoạch 5 năm tới của mình là “Đa Dạng Hóa Các Loại Hình Dịch Vụ”. Với mục tiêu đã đề ra công ty cùng với đội ngũ nhân viên ngày ngày tìm hiểu và sáng tạo ra những cái mới để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Công ty luôn quan tâm khách hàng sau khi đã sử dụng dịch vụ, có những cuộc điện thoại hỏi thăm, tư vấn miễn phí cho những khách hàng muốn tham gia dịch vụ. HighMark LSC luôn luôn lắng nghe và chấp nhận những lời khen, chê từ phía khách hàng để từ đó rút ra kinh nghiệm và phục vụ khách hàng tốt hơn.
Mục tiêu hoạt động hiện tại của công ty là không ngừng phát triển các hoạt động thương mại và dịch vụ nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho công ty, cải thiện điều kiện làm việc và năng cao thu nhập cho người lao động, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, phát triển công ty ngày càng lớn mạnh, bền vững.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu chung của các doanh nghiệp là đều hướng tới lợi nhuận tối đa. Khát vọng lợi nhuận, một mặt sẽ tạo ra động lực thúc đẩy cạnh tranh, tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, để đạt được lợi nhuận tối đa, các doanh nghiệp cũng có thể bất chấp những lợi ích chung như lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia để đạt được mục tiêu của mình. Điều đó sẽ dẫn tới sự hỗn loạn trong trật tự kinh tế, xã hội và vì thế chính lợi ích của từng cá nhân doanh nghiệp cũng bị vi phạm. Đây chính là mặt phải, mặt trái, mặt tích cực và mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường.
Sau 5 tuần thực tập tại Công ty cổ phần Tầm Cao, em càng thấy được tầm quan trọng của công tác quản lý đối với hoạt động kinh doanh các lĩnh vực của công ty. Công tác quản lý còn một số tồn tại nhưng nhìn chung cũng đã đem lại một hiệu quả nhất định.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn cô Nguyễn Thị Quỳnh Anh cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần Tầm Cao đã giúp đỡ tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập này.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TINHỮU NGHỊ VIỆT - HÀN HỮU NGHỊ VIỆT - HÀN
KHOA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Đà Nẵng, ngày 18 tháng 05 năm 2011