Cơng tác phịng bệnh cho lợn nái sinh sản

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản nuôi tại trại lợn Duơng Văn Nguyên Thị Xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 38)

4.2.1. Công tác vệ sinh, sát trùng chuồng trại

Bảng 4.2. Kết quả công tác vệ sinh, sát trùng tại trại

Công việc Số lượng cần thực hiện (lần) Kết quả thực hiện (lần) Tỷ lệ hoàn thành (%)

Vệ sinh chuồng trại hàng ngày 180 160 88,88

Phun sát trùng 180 160 88,88

Tưới vôi gầm và hành lang 180 160 88,88

Quét và rắc vôi 180 160 88,88

Số liệu bảng 4.2 ta có thể thấy trong thời gian 6 tháng thực tập tại trại em đã thực hiện vệ sinh, sát trùng chuồng đạt tỷ lệ 88,88%. Việc vệ sinh, sát trùng hàng ngày luôn được trại quan tâm và làm thường xuyên hàng ngày. Theo quy định của trại việc vệ sinh chuồng và rắc vôi đường đi sẽ được thực hiện 1 lần/ngày. Phun sát trùng xung quanh chuồng trại được tiến hành 1 - 2 ngày/lần.

Việc vệ sinh sát trùng chuồng trại có vai trị rất quan trọng trong chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố: vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh đất, nước, vệ sinh chuồng trại…. Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét vôi, phun thuốc diệt muỗi, quét mạng nhện trong chuồng và rắc vôi bột ở cửa

ra vào chuồng, đường đi nhằm đảm bảo vệ sinh. Do nhận thức rõ được điều này, nên trong suốt thời gian thực tập, tôi đã thực hiện tốt các công việc như: + Hàng ngày, trước khi vào chuồng làm việc công nhân cũng như sinh viên tất cả đều phải đi qua phòng sát trùng và tắm sạch sẽ, mặc quần áo lao động riêng trong chuồng, đi ủng rồi mới vào chuồng.v.v...

4.2.2. Cơng tác phịng bệnh cho lợn nái sinh sản

Bảng 4.3. Lịch tiêm vắc xin cho lợn

Loại lợn Tuổi Phòng bệnh Vắc xin - Thuốc Đường đưa thuốc Liều lượng (ml/co n) Lợn nái hậu bị

26 tuần tuổi Tai xanh PRRS Tiêm bắp 2

27 tuần tuổi Khô thai PV Tiêm bắp 2

27 tuần tuổi Giả dại AD Tiêm bắp 2

28 tuần tuổi Dịch tả SF Tiêm bắp 2

29 tuần tuổi LMLM FMD Tiêm bắp 2

30 tuần tuổi Tai xanh PRRS Tiêm bắp 2

31 tuần tuổi Khô thai PV Tiêm bắp 2

31 tuần tuổi Giả dại AD Tiêm bắp 2

Lợn nái sinh sản

10 tuần chửa Dịch tả SF Tiêm bắp 2

12 tuần chửa LMLM Aftopor Tiêm bắp 2

12 tuần chửa Giả dại Neocolipor Tiêm bắp 2 Sau đẻ 15

Nhận xét bảng 4.3:

Lợn nái hậu bị từ 26 – 31 tuần tuổi tiêm đầy đủ các loại vắc xin: tai xanh (26 và 30 tuần tuổi), khô thai (27 và 31 tuần tuổi), giả dại (27 và 31 tuần tuổi), dịch tả (28 tuần tuổi), lở mồm long móng (29 tuần tuổi).

Lợn nái sinh sản tiêm đầy đủ các loại vắc xin: dịch tả (10 tuần chửa), Lở mồm long móng (12 tuần chửa), giả dại (12 tuần chửa), khơ thai (sau đẻ 15 ngày).

Cơng tác tiêm phịng vắc xin cho lợn con, lợn nái hậu bị, lợn nái sinh sản trong trại được thực hiện đầy đủ, đúng lịch, đúng liều lượng. Chính vì vậy, tỷ lệ mắc bệnh của lợn trong trại được kiểm soát tốt, đảm bảo đàn lợn khỏe mạnh, sinh sản tốt.

4.3. Cơng tác chẩn đốn bệnh ở lợn nái sinh sản

4.3.1. Tình hình mắc bệnh ở lợn nái sinh sản

Bảng 4.4. Tình hình mắc bệnh ở lợn nái sinh sản

Tên bệnh Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Hiện tượng đẻ khó 90 24 26,67 Viêm tử cung 90 10 11,11 Viêm vú 90 5 5,56 Bệnh sót nhau 90 2 2,22 Tính chung 90 41 45,56 Nhận xét bảng 4.4:

Có tổng số 41/90 lợn nái được theo dõi mắc bệnh (chiếm tỷ lệ 45,56%): trong đó 24 lợn có hiện tượng đẻ khó (chiếm tỷ lệ 26,67%); có 10 lợn nái bị

viêm tử cung sau đẻ (chiếm tỷ lệ 11,11 %); có 5 lợn nái bị bệnh viêm vú (chiếm tỷ lệ 5,56%), có 2 lợn nái sót nhau (chiếm tỷ lệ 2,22%)

4.3.3. Những biểu hiện triệu chứng lâm sàng chính của lợn nái mắc một số bệnh sinh sản bệnh sinh sản

Bảng 4.5. Những biểu hiện triệu chứng lâm sàng chính của lợn nái mắc một số bệnh sinh sản

Triệu chứng Hiện tượng đẻ khó

Bệnh viêm tử

cung Bệnh viêm vú Bệnh sót nhau

Sốt 39 - 40°C 40,5 - 42°C 41 - 42°C - Bên ngoài - Dịch viêm: + Màu + Mùi - Nái rặn nhiều lần, lâu nhưng không đẻ được, cơn co rặn đẻ thưa dần.

- Nước ối tiết nhiều và lẫn máu. + Màu: hồng. + Mùi: tanh - Lợn bỏ ăn, âm hộ sưng tấy đỏ, một số trường hợp không sưng

- Âm đạo tiết dịch nhầy.

+ Màu: trắng đục.

- Lợn sau sinh 2 ngày xuất hiện những vú sưng đỏ, đối xứng giữa 2 hàng vú, sờ vào nóng. - Lợn nái bứt rứt không yên, rặn nhiều, mệt mỏi, ăn kém cơ thể đỏ ứng, vú căng cứng. - Mép âm hộ có dịch viêm chảy ra. + Màu: Lúc đầu màu hồng, giai đoạn sau có màu đen lẫn máu.

+ Mùi: mùi tanh hôi .

Phản ứng đau Ấn vào vú cứng,

lợn đau Nhận xét bảng 4.5:

Khi lợn nái mắc bệnh sinh sản, mỗi bệnh đều có biểu hiện triệu chứng lâm sàng khác nhau về: biểu hiện bên ngoài, dịch viêm (màu, mùi)... Dựa vào

các triệu chứng lâm sàng này có thể chẩn đốn kịp thời lợn nái mắc bệnh gì, phân biệt giữa các bệnh. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị hợp lý, điều trị bệnh ngay từ giai đoạn đầu.

Vì khi lợn nái mắc bệnh sinh sản sẽ gây ảnh hưởng đến đàn con như: lợn nái bỏ ăn, sốt... dẫn đến việc mất sữa, lợn con không đủ sữa bú sẽ dẫn đến còi cọc, suy dinh dưỡng, lợn con chậm phát triển. Mặt khác, khi lợn nái mắc bệnh sinh sản nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn ở những lứa sau: lợn nái chậm động dục trở lại, khơng thụ thai, có thể dẫn đến vơ sinh, mất khả năng sinh sản.

4.4. Kết quả điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại

4.4.1. Kết quả điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại

Bảng 4.6. Kết quả trực tiếp điều trị bệnh trên đàn lợn nái

Tên Thuốc điều trị Liệu trình

Số nái điều trị (con) Kết quả Số nái khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%) Hội chứng đẻ khó

+ Tiêm oxytocin (2ml/con)

1 ngày 24 24 100 Viêm tử cung + Amoxinject LA (24 ml/con): 1 lần/2 ngày. + Oxytocin (2 ml/con): 2 lần/1 ngày. Điều trị 3 - 5 ngày 10 7 85 Viêm vú + Tiêm amoxinject LA (24ml/con/ngày), Điều trị 3 - 5 ngày 5 5 100 Sót nhau

+ Tiêm Oxytocin (2ml/con/lần) + Tiêm Analgin

(1ml/10kgTT/lần)

Điều trị 3-

Điều trị cho 24 lợn mắc hội chứng đẻ khó như sau: Tiêm oxytocin (2ml/con), tỷ lệ khỏi đạt 100%.

Bệnh viên tử cung: Tiêm amoxinject LA (24 ml/con): 1 lần/2 ngày, oxytocin (2 ml/con) điều trị trong 3 - 5 ngày liên tục và đạt kết quả 7/10 con khỏi đạt tỷ lệ 85% số lợn mắc.

5 con bệnh viêm vú điều trị 3 - 5 ngày liên tục: Tiêm amoxinject LA (24ml/con/ngày), tỉ lệ khỏi đạt 100% số lợn điều trị.

2 con bệnh sót nhau điều trị 3-4 ngày liên tục : Tiêm Oxytocine (2ml/con/lần), tiêm Analgin (1ml/10kgTT/lần), tỉ lệ khỏi đạt 100%

Qua chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn nái và lợn con, em nhận thấy: để giảm tỷ lệ mắc bệnh chúng ta phải đảm bảo tiểu khí hậu chuồng ni, khi thời tiết nóng ta phải tăng quạt thơng gió, bật giàn mát, đóng kín cửa tránh nhiệt độ bên ngoài ùa vào làm ảnh hưởng đến tiểu khí hậu trong chuồng ni, làm tăng nhiệt độ trong chuồng.

Thực hiện tốt công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ, có thao tác đỡ đẻ khoa học để giảm bớt tỷ lệ mắc các bệnh. Ngoài ra việc lựa chọn được loại thuốc phù hợp sẽ đem lại hiệu quả điều trị cao và giảm chi phí điều trị bệnh, từ đó giúp nâng cao năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi.

4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, ni dưỡng cho đàn lợn nái ni tại trại ni tại trại

4.2.1. Tình hình sản xuất của đàn lợn nái ni tại trại

Để đánh giá về quá trình sinh đẻ của đàn lợn nái ni tại cơ sở, em đã thu thập số liệu thông tin của đàn lợn nái sinh sản tại trại. Kết quả trình bày tại bảng 4.2.

Bảng 4.7. Một số chỉ tiêu về tình hình sinh sản của đàn lợn nái Tháng Số con đẻ (con) Đẻ bình thường (con) Tỷ lệ (%) Số con đẻ khó phải can thiệp (con) Tỷ lệ (%) 12/2020 53 50 94,34 3 5,66 1/2021 54 54 100 0 0 2/2021 56 52 92,86 4 7,14 3/2021 54 50 92,59 4 7,4 4/2021 54 48 88,89 6 11,11 5/2021 52 45 86,54 7 13,46 Tổng 323 299 92,57 24 7,43

Qua bảng 4.7 cho biết tổng số lượng lợn đẻ mỗi tháng, số con đẻ bình thường và số con đẻ phải can thiệp của trại. Tỷ lệ lợn nái đẻ phải can thiệp thấp chỉ từ 0 - 14% tùy theo tháng trung bình là 7,43%. Lợn nái đẻ khó phải can thiệp là do lợn đẻ ở những lứa đầu, do lợn ăn nhiều vào giai đoạn cuối của thai kì làm thai quá to, do ngơi thai khơng thuận, do lợn mẹ ít được vận động và do sức khỏe của con mẹ không tốt, do thời tiết không thuận lợi. Số lợn nái đẻ phải can thiệp với tỉ lệ thấp là do trong q trình chăm sóc đã thực hiện đúng quy trình về thức ăn cho lợn nái mang thai. Tỉ lệ đẻ khó cao nhất chỉ 13,46% cho thấy sự chăm sóc thực hiện tốt quy trình kỹ thuật cho lợn nái sinh sản. Trong khi thực hiện đỡ đẻ em rút ra một số bài học sau: Việc chăm sóc, ni dưỡng nái đẻ và nuôi con cần chú ý giảm khẩu phần ăn đối với lợn nái quá béo, điều chỉnh tăng hoặc giảm thức ăn thích hợp đối với những lợn nái đẻ lứa đầu để con đẻ khơng q to dẫn đến đẻ khó, loại thải những nái già đã đẻ quá nhiều lứa. Trong lúc nái đẻ cần phải trực liên tục cho đến khi lợn đẻ xong, khi

có biểu hiện khó đẻ cần xử lý kịp thời. Kỹ năng học được trong 6 tháng vừa qua là cho nái ăn đúng khẩu phần, biết được quy trình đỡ đẻ và can thiệp đúng lúc. Chuẩn bị tốt ô úm, vệ sinh vùng mông và âm hộ con nái trước khi đẻ. Khi lợn đẻ phải chú ý từng con một để nhận biết con nào đẻ khó, con nào đẻ dễ, chú ý thời gian đẻ của mỗi con để biết nhanh hay chậm. Nếu con mẹ đẻ khó cần can thiệp sớm nhưng đúng thời điểm bằng cách dùng oxytocin để kích thích co bóp cơ trơn tử cung, xoa bầu vú. Nếu thai quá to, con mẹ rặn đẻ khơng được phải nhanh chóng can thiệp đưa con con ra ngồi để tránh ngạt, làm chết những con cịn lại trong tử cung. Khi can thiệp phải chú ý sát trùng tay vệ sinh vùng mông, âm hộ, phải tiến hành nhẹ nhàng tránh gây đứt nhau, xây sát niêm mạc tử cung con nái. Những người trực tiếp đỡ đẻ và can thiệp đẻ khó phải cắt móng tay, nếu để móng tay dài có thể làm tổn thương lợn con mới sinh, khi can thiệp đẻ khó có thể làm xây sát niêm mạc tử cung lợn nái. Phải theo dõi ngày phối giống và ngày đẻ dự kiến để chuẩn bị kế hoạch đỡ đẻ. Bản thân em là người được trực tiếp chăm sóc những lợn nái đẻ khó này,can thiệp khi lợn đẻ khó, kỹ năng đỡ đẻ nhanh, kỹ năng cứu lợn con mới đẻ yếu... và chăm sóc lợn nái sau sinh.

4.2.2. Thực hiện quy trình chăm sóc đàn lợn nái tại trại

Chăm sóc đàn lợn nái đẻ là rất trọng giúp cho nái mẹ có đầy đủ chất dinh dưỡng và sức khỏe để đẻ và chăm sóc đàn lợn con cũng như có sức khỏe để phịng chống bệnh tật. Kết quả thực hiện chăm sóc đàn lợn nái tại trại được thể hiện tại bảng 4.3.

Bảng 4.8. Kết quả chăm sóc đàn lợn nái tại trại

STT Công việc Số lượng

(lần) Thực hiện được (lần) Tỷ lệ (%) 1 Cho lợn ăn 540 180 33,33 2 Vệ sinh ô chồng lợn nái 180 160 88,88

3 Tắm chải cho lợn nái chửa 323 199 61,61

Qua bảng 4.8 thấy được việc chăm sóc đàn lợn nái tại trại đã được em hồn thành. Cho lợn ăn em đã thực hiện được 33,33%, vệ sinh ô chồng lợn nái đẻ ở em đã hoàn thành 88,88%, tắm chải cho lợn nái chửa đạt 61,61%. Vì em biết được tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe của đàn lợn nái để đạt được sản lượng lợn con trên nái đẻ và mức độ ảnh hưởng đến công tác đỡ đẻ và chăm sóc đàn lợn con theo mẹ.

4.5. Kết quả các cơng tác khác

Ngồi việc chăm sóc, ni dưỡng, phịng trị bệnh cho lợn nái sinh sản, lợn con theo mẹ và tiến hành thực hiện đề tài tốt nghiệp, chúng tơi cịn tham gia một số công việc như: đỡ đẻ cho lợn nái, thiến lợn đực, mài nanh, cắt đuôi, tiêm sắt lợn con, thử nái lên giống, phối giống...

Bên cạnh công tác liên quan đến chuyên môn tơi cịn tham gia một số công việc khác trong trại như: vệ sinh dọn dẹp trong chuông nuôi và xung quanh trại, rắc vôi, phun sát trùng, trồng rau…

Bảng 4.9. Kết quả một số công tác khác

STT Nội dung Số lượng

(con) Kết quả (con) Tỷ lệ (%) 1 Đỡ đẻ 90 90 100 2 Mài nanh 1080 1080 100 3 Cắt đuôi 1080 1080 100 4 Tiêm chế phẩm sắt 1080 1080 100 5 Thiến lợn đực 523 523 100

6 Uống thuốc cầu trùng 1080 1080 100

7 Thử nái lên giống 30 18 60,00

8 Phối giống cho lợn 55 55 100

9 Xuất lợn con 2435 2435 100

Nhận xét bảng 4.9:

- Trực và đỡ đẻ cho lợn: Tôi đã tham gia đỡ đẻ 90 ca, các ca đều đạt về số lượng lợn con sơ sinh an tồn.

- Tiến hành mài nanh, cắt đi lợn con sau khi lợn đẻ 1 ngày.

+ Mài nanh: Bắt lợn con, kẹp và giữa 2 đùi, dùng ngón trỏ mở miệng lợn con và tiến hành mài. Chỉ mài phần răng nhọn, không mài quá sâu, răng mài xong phải phẳng không sắc nhọn.

+ Cắt đuôi: Bắt lợn, sử dụng kìm nhiệt đẻ cắt, xác định vị trí cắt đi sao cho phần đi cịn lại dài khoảng 2,5 - 3 cm, sau khi cắt bôi sát trùng.

- Tiêm sắt và uống cầu trùng: Sau khi lợn con đẻ được 3 ngày. - Thiến lợn: Thiến sau đẻ 5 ngày.

- Chăm sóc lợn con: Lợn con sau khi sinh ra, ngồi các cơng việc như lau khô, bấm nanh, cắt đuôi, bấm số tai, cho bú sữa đầu, cần luôn luôn giữ nhiệt độ ổn định phù hợp với lợn con. Sau đẻ 4 - 5 ngày tuổi thì bắt đầu cho

lợn tập ăn bằng thức ăn tập ăn cho lợn con. Chúng tôi đổ thức ăn vào máng chuyên dụng cho lợn ăn tự do suốt ngày đêm, mức cho ăn là 10g/con/ngày. Vệ sinh ô úm, máng ăn cho lợn con hàng ngày để đảm bảo vệ sinh.

- Phát hiện lợn nái động dục với các biểu hiện sau:

+ Lợn nái đứng yên khi bị đè lên lưng hoặc sự có mặt của đực giống. + Âm hộ sung huyết, sưng, mẩy, đỏ, sau đó chuyển sang trạng thái thâm, nhăn.

+ Dịch nhờn chảy ra từ âm hộ trong, lỗng, khơng dính, sau đó chuyển sang trạng thái đặc và dính.

- Thụ tinh nhân tạo cho lợn nái.

- Xuất bán lợn con: Lợn con thường được xuất vào buổi sáng sớm và chiều tối xuất vào giờ mát mẻ. sau đó tất cả lợn con đủ tiêu chuẩn sẽ được chuyển ra khu vực xuất, ở đây lợn con được cân, ghi chép số lượng và đưa lên xe tải để vận chuyển đi.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua 6 tháng thực tập tốt nghiệp trực tiếp tại trại lợn Dương Văn Ngun, tơi có một số kết luận về trại như sau:

- Cơng tác phịng bệnh: Thực hiện phun sát trùng định kỳ các chuồng nuôi. Hạn chế việc đi lại giữa các chuồng nuôi. Quét vôi ô chuồng nuôi sau khi xuất bán lợn. Các phương tiện ra vào trại đều được sát trùng ngay tại cổng trại.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản nuôi tại trại lợn Duơng Văn Nguyên Thị Xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)