Có bằng chứng về việc người GQTC hoặc người tiếp nhận TC, người xác minh nội dung TC đã làm sai lệch hồ sơ vụ việc; Có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng của người bị tố cáo nhưng chưa được phát hiện).

Một phần của tài liệu Slide bài giảng luật thi hành án dân sự 2022 (Trang 196 - 199)

6. VỀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI KHIẾU NẠI VÀ NGƯỜI TỐ CÁO

- Người khiếu nại phải khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết; trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó; chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành và quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định tại điểm b khoản 4 và điểm b khoản 7 Điều 142 của Luật Thi hành án dân sự.

- Người tố cáo phải trình bày trung thực, cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo; nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình; chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật.

7. VỀ THỜI HIỆU KHIẾU NẠI – TỐ CÁO

- Về thời hiệu khiếu nại, Điều 140, Điều 141 Luật Thi hành án dân sự quy định thời hiệu khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên là từ 3 ngày đến 30 ngày tùy từng quyết định, hành vi xảy ra trước, trong và sau khi áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế. Hết thời hiệu khiếu nại, người khiếu nại mới có đơn khiếu nại thì không được thụ lý giải quyết (khoản 4 Điều 141 Luật Thi hành án dân sự).

- Còn đối với tố cáo, Luật Thi hành án dân sự không quy định thời hiệu tố cáo mà bất kỳ khi nào công dân phát hiện ra hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên và công chức khác làm công tác thi hành án dân sự, công dân đều có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để được  xem xét, giải quyết.

SV TỰ NGHIÊN CỨU CÁC NỘI DUNG

Một phần của tài liệu Slide bài giảng luật thi hành án dân sự 2022 (Trang 196 - 199)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(199 trang)