Lịch tiêm phòng vắc xin được áp dụng cho lợn thịt tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trại nguyễn hải an, xã tân lập, huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 41 - 43)

Tuần tuổi Loại vắc xin Cách

dùng Phòng bệnh

4 Circo + Myco Tiêm bắp Hội chứng còi cọc và viêm phổi

6 SFV1 Tiêm bắp Dịch tả (lần 1)

9 SFV2 + FMD1 Tiêm bắp Dịch tả (lần 2) + Lở mồm long móng (lần 1)

12 FMD2 Tiêm bắp Lở mồm long móng (lần 2)

(Nguồn: Kỹ sư trại) *Phương pháp xác định tình hình nhiễm bệnh, áp dụng và đánh giá hiệu quả quy trình phịng trị bệnh cho đàn lợn thịt ni tại trại

Để xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn lợn thịt, chúng tôi tiến hành theo dõi hàng ngày thơng qua phương pháp chẩn đốn lâm sàng. Bằng mắt thường đánh giá qua biểu hiện lâm sàng như trạng thái cơ thể, trạng thái phân... để chẩn đoán bệnh.

- Cơng tác theo dõi chăm sóc phát hiện lợn ốm

Trong chăn ni lợn các yếu tố kỹ thuật, giống, thức ăn, chuồng trại, thú y, công tác quản lý sẽ quyết định đến năng suất và chất lượng, giá thành và lợi nhuận. Với yêu cầu như vậy, trang trại cũng đã tiến hành điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng bằng hệ thống quạt gió bóng điện úm với mùa đơng và giàn mát với mùa hè sao cho phù hợp với điều kiện thời tiết để đảm bảo lợn được sinh trưởng và phát triển trong điều kiện sống thuận lợi nhất; bên cạnh đó trại cũng tiến hành phân loại lợn (tách lợn ốm nặng ra một ô riêng và để ở ô cuối chuồng) để có kế hoạch và phương pháp chăm sóc cho đúng nhằm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển của đàn lợn.

Sáng sớm, em tiến hành kiểm tra tình hình bệnh tật trên đàn lợn, sau đó, cho lợn ăn, vệ sinh chuồng trại và điều trị bệnh cho đàn lợn nếu có phát hiện lợn bị bệnh. Bằng các biện pháp quan sát thơng thường, ta có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của đàn lợn và nhận biết được lợn khỏe, lợn yếu, lợn bệnh để tiến hành điều trị.

- Bệnh đường hô hấp

+ Biểu hiện: lợn thở thể bụng, thở nhanh, tiếng ho dài, ho nhiều. Lợn giảm hoặc bỏ ăn, sốt, chảy nhiều dịch mũi v.v…

+ Điều trị: tylosine, 1ml/15 kg TT/ngày, tiêm bắp + ceftifur 1ml/10kg TT, tiêm bắp

- Hội chứng tiêu chảy

+ Biểu hiện: lợn ỉa ra phân lỏng màu vàng, màu nâu. Phân dính ở hậu môn, xung quanh hậu mơn đỏ, lợn gầy hóp bụng bỏ ăn.

+ Điều trị: norflox 10, liều 1ml/10kgTT/ngày, tiêm bắp - Bệnh viêm khớp

+ Biểu hiện: lợn đi khập khiễng, khớp chân sưng lên. Thường thấy viêm khớp cổ chân, khớp háng và khớp bàn chân. Lợn ăn ít, hơi sốt, chân lợn có hiện tượng què, đi đứng khó khăn, chỗ khớp viêm tấy đỏ, sưng sờ nắn vào có phản xạ đau.

+ Điều trị: hitamox LA, liều dùng 1ml/10kg TT/ngày, tiêm bắp

* Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu thập được xử lý theo phần mềm Microsoft Excel 2010 trên máy vi tính.

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Kết quả cơng tác vệ sinh phịng bệnh

4.1.1. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh sát trùng

Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một khâu quyết định tới sự thành bại trong chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố: vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh trong chuồng, vệ sinh đất, nước, vệ sinh chuồng trại…

Trong quá trình thực tập, em đã thực hiện tốt quy trình vệ sinh trong chăn ni. Hàng ngày, em tiến hành dọn vệ sinh chuồng, quét lối đi lại trong chuồng và giữa các dãy chuồng. Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét mạng nhện trong chuồng, lau kính và rắc vơi bột ở cửa ra vào chuồng và hành lang trong chuồng nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ hạn chế, ngăn ngừa dịch bệnh xảy ra.

Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, được tiêu độc bằng thuốc sát trùng omnicide định kỳ, pha với tỷ lệ 1/3.200.

Kết quả thực hiện công tác sát trùng của trại lợn thịt được trình bày ở

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trại nguyễn hải an, xã tân lập, huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)