thất trái, nhĩ trái và E/e’
Ngoài các yếu tố cố định như tuổi, giới, chủng tộc, còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến các thông số sức căng và vận động xoắn ở bệnh nhân suy tim như: tiền gánh, hậu gánh, tần số tim, các bệnh đi kèm như: THA, ĐTĐ, suy thận, COPD, hội chứng chuyển hóa [171]. Ngoài ra, những thay đổi về kích thước, hình thể của thất, nhĩ cũng có thể ảnh hưởng đến hướng co bóp của các sợi cơ. Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến vận động xoắn của thất trái: giảm dòng máu mạch vành ở lớp nội mạc [172]; liên quan đến sự khác biệt bán kính giữa lớp nội mạch và ngoại mạc như trong trường hợp phì đại cơ tim, có thể gây thiếu máu và chênh lệch đường kính giữa lớp nội mạc và ngoại tăng, do đó có thể làm giảm sức căng cơ tim nhưng lại tăng vận động xoắn [97] [52]; sự kéo dài thất trái từ nền tới mỏm [173]. Do vậy, có rất nhiều yếu tố phức tạp ảnh hưởng đến vận động xoắn, nên trong thực hành lâm sàng chúng ta cần đánh giá ý nghĩa của vận động xoắn ở từng trường hợp bệnh cụ thể.
Karaahmet và cộng sự nghiên cứu ở các bệnh nhân có bệnh cơ tim giãn không do thiếu máu, thấy vận động xoay ở nền tăng trong khi vận động xoay ở mỏm, góc xoay và độ xoắn thất trái giảm ở nhóm có xơ hóa cơ tim so với nhóm không có xơ hóa cơ tim. Vận động xoay của thất trái giảm nghiêm trọng ở những bệnh nhân có đảo ngược xoay ở mỏm so với nhóm không có đảo ngược xoay ở mỏm. Những thay đổi này trong mô hình xoay đỉnh có thể được giải thích là do hiện tượng cầu hóa thất trái tăng lên dẫn đến sự mở rộng của đỉnh. Điều này dẫn đến việc mất kiến trúc xiên của các sợi vòng đỉnh, chúng trở nên ngang hơn và gần giống với định hướng sợi ngang của vòng cơ bản. Cuối cùng giãn thất trái dần dần và tăng tính cầu dẫn đến những thay đổi
125
trong định hướng sợi cơ và động lực xoắn, gây ra sự suy giảm thêm chức năng tâm thu và tâm trương [55]. Trên cơ sở này chúng tôi tìm hiểu mối liên quan giữa các thông số sức căng và vận động xoắn của thất trái với một số thông số đánh giá hình thể, kích thước, thể tích của thất, của nhĩ. Kết quả của chúng tôi thấy đỉnh góc xoay của mỏm Peak-AR có tương quan nghịch mức độ yếu với Dd (r=-0,46; p< 0,05), với EDV (r=-0,45; p< 0,05) và tương quan thuận mức độ vừa với FS (r=0,48; p< 0,05). Đỉnh góc xoay thất trái Peak-Twist có tương quan nghịch mức độ vừa với Dd (r=-0,43; p<0,05), với EDV (r=-0,44; p<0,05) và tương quan thuận mức độ vừa với FS (r=0,52; p<0,05). Độ xoắn thất trái Torsion có tương quan nghịch mức độ vừa với Dd (r=-0,49; p<0,05), với EDV (r=-0,49; p<0,05) và tương quan thuận mức độ vừa với FS (r=0,57; p<0,05). Góc xoay của mỏm, góc xoay và độ xoắn thất trái không có tương quan với chỉ số thể tích nhĩ trái LAVI, với tỷ lệ E/e’. Góc xoay của nền hầu như không có tương quan với Dd, EDV, LAVI, E/e’ (Bảng 3.33 và Bảng 3.34). Đỉnh sức căng theo các chiều dọc, bán kính, chu vi và diện tích thất trái có mối tương quan mức độ chặt vừa với đường kính thất trái cuối tâm trương (Dd), thể tích thất trái cuối tâm trương (EDV), phân suất co ngắn sợi cơ (FS) và có mối tương quan vừa với chỉ số thể tích nhĩ trái (LAVI), E/e’(Bảng 3.37). Như vậy sức căng cơ tim sẽ bị biến đổi khi có các biến đổi về kích thước, thể tích của thất trái và tương quan yếu hơn với kích thước của tầng nhĩ.
Một số tác giả cũng khảo sát mối tương quan này thấy: GLS giảm cũng liên quan tới E/e’ tăng cao [159]. Carluccio và cộng sự thấy có mối tương quan vừa giữa GLS với E/e’ (r=0,46, P< 0,001) [139]. Milani và cộng sự cũng thấy GLS tương quan vừa với E/e’; (r =0,45, p<0,05) và với chỉ số thể tích nhĩ trái (LAVI) (r = 0,48, p< 0,05) [174].
Kraigher-Krainer và cộng sự nghiên cứu ở 219 bệnh nhân suy tim phân số tống máu bảo tồn, thấy GLS, GCS giảm cũng liên quan với tăng cao chỉ số thể
126
tích thất trái cuối tâm thu và khối lượng cơ thất trái. Không có mối liên quan giữa GLS, CGS với các thông số siêu âm đánh giá chức năng tâm trương thất trái. Tác giả cũng thấy GLS có tương quan với nồng độ NT – Pro BNP [9].
4.3.3. Mối tương quan giữa các thông số sức căng và vận động xoắn với phân số tống máu, GLPS ở các nhóm suy tim