Cải cách hành chính của thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Tổ chức, hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại - Từ thực tiễn các phường thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 55 - 58)

Qua quá trình thực hiện cải cách hành chính (CCHC), Đà Nẵng đã rút ra một số bài học kinh nghiệm có ảnh hưởng quyết định đến thành công của công tác này, công tác CCHC giai đoạn 2011- 2015 qua 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 30c/NQ-CP của Chính phủ và Chương trình CCHC Nhà nước giai đoạn 2011-2020, nhiều chính sách, giải pháp đột phá, sáng tạo trong CCHC được áp dụng. Trong hơn một thập kỷ qua, cải cách hành chính (CCHC) là lĩnh vực có tác động mạnh mẽ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng. Thành phố đã vươn lên đạt được thứ hạng cao trên các bảng xếp hạng của khá nhiều chỉ số cấp tỉnh có liên quan đến CCHC. Theo đó, mục

tiêu đến năm 2020 thành phố sẽ xây dựng bộ máy hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, đảm bảo quản lý thống nhất, thông suốt, có hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, tổ chức. Đạt được mục tiêu đó, trọng tâm cải cách hành chính của thành phố trong cả giai đoạn 2011 - 2015 định hướng 2020 sẽ hướng đến việc nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức viên chức (CBCCVC), trong đó quan trọng nhất là hoàn thiện hệ thống quản lý công vụ, công chức theo hướng khoa học, thực tài; cải thiện chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả; hình thành chính quyền điện tử và đảm bảo cung ứng ngày càng tốt hơn các dịch vụ công phục vụ nhân dân.

Xây dựng phương pháp đánh giá tác động của thủ tục hành chính đến chi phí xã hội, chi phí quản lý hành chính nhà nước. Tiếp tục rà soát, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống thể chế quản lý hành chính của thành phố trên nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất và chấp hành các chủ trương, chính sách, pháp luật của Trung ương; cải cách TTHC tập trung đơn giản hóa các thủ tục thuộc lĩnh vực: đầu tư, đất đai, xây dựng, thuế, y tế, giáo dục, hộ khẩu, việc làm. Đổi mới phương thức cung ứng dịch vụ hành chính công theo hướng đơn giản, liên thông, liên kết, hiện đại, trực tuyến và thể hiện rõ văn hóa phục vụ. Đồng thời gắn đánh giá, sử dụng với với chiến lược đào tạo bồi dưỡng đội ngũ CBCCVC có trình độ cao về chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu quản lý ngày càng cao của thành phố. Nghiên cứu hình thành Quỹ tiền lương nhằm tăng thu nhập CBCC. Tin học hóa các quy trình công việc trong nội bộ cơ quan hành chính, trong giao dịch với các cơ quan hành chính khác và trong giao dịch với tổ chức, cá nhân, đặc biệt là trong hoạt động phục vụ hành chính công, dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp công. Công bố danh mục các dịch vụ hành chính công trực tuyến trên trang thông tin điện tử của các cơ quan hành chính nhà nước. Xây dựng và sử dụng thống nhất biểu mẫu điện tử trong giao

dịch giữa cơ quan hành chính, tổ chức và cá nhân. Hình thành các cơ sở dữ liệu chung, phục vụ cho công tác quản lý hành chính nhà nước mang tính chất liên ngành, liên cấp; Hệ thống một cửa điện tử được triển khai tại các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, UBND phường, xã; tích hợp và liên thông, liên kết đồng bộ vào cổng thông tin điện tử thành phố. Trong cuộc vận động “Ba hơn” (nhanh hơn, hợp lý hơn, thân thiện hơn) triển khai trong các năm từ 2012 đến 2014, đã có 899 TTHC được thực hiện nhanh hơn với tổng số 392.649 hồ sơ giao dịch hành chính; 105 TTHC cho tổ chức, cá nhân và 68 nội dung thuộc thủ tục nội bộ được thực hiện hợp lý hơn; 185 giải pháp thân hiện hơn cũng được triển khai tại các cơ quan, đơn vị. Tại thành phố 100% cơ quan, đơn vị có cung ứng dịch vụ hành chính công của Thành phố đều thực hiện nghiêm túc việc công khai các TTHC bằng nhiều hình thức.

Cơ chế một cửa được triển khai có hiệu quả, đồng bộ cả 3 cấp; cơ chế một cửa liên thông tiếp tục được duy trì tại 100% phường, xã, 34 100% quận, huyện và được mở rộng đáng kể tại các sở, ban, ngành.Mô hình một cửa điện tử hiện đại đến nay đã chính thức hoạt động tại tất cả UBND quận, huyện; 25/56 UBND xã, phường và tại Trung tâm Hành chính Thành phố (gồm 21/21 sở, ban, ngành). Bên cạnh đó, Thành phố cũng triển khai Đề án thực hiện cơ chế liên kết trong giải quyết TTHC về cấp giấp phép kinh doanh có điều kiện giữa các sở, ban, ngành; triển khai dịch vụ chuyển phát nhanh kết quả giải quyết TTHC tới địa chỉ theo yêu cầu của công dân, tổ chức.

Từng bước hướng đến chính quyền điện tử, hiện có 100% các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện và 62,5% UBND phường, xã đã triển khai sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành do UBND Thành phố đầu tư; 100% dịch vụ hành chính công được cung cấp từ mức 2 trở lên, trong đó 21,2% ở mức 3, 4. Ngoài ra, Thành phố còn chú trọng cải cách bộ máy hành chính; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên

chức…góp phần xây dựng bộ máy chính quyền và một nền công vụ ngày càng chuyên nghiệp, hoàn thiện.

Qua nghiên cứu kết quả CCHC của thành phố Đà Nẵng đã đạt được là bài học về thực hiện cải cách thủ tục hành chính sẽ mang lại hiệu quả cao để UBND thành phố Huế học tập, rút kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu Tổ chức, hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại - Từ thực tiễn các phường thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w