Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Huế

Một phần của tài liệu Tổ chức, hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại - Từ thực tiễn các phường thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 62 - 65)

Thành phố Huế nằm ở vị trí trung tâm của đất nước, trên trục Bắc - Nam của các tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển, gần tuyến hành lang Đông - Tây của tuyến đường Xuyên Á. Cách Hà Nội 675 km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.060 km, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ với các trung tâm kinh tế đang phát triển nhanh như khu khuyến khích phát triển kinh tế - thương mại Chân Mây, Thành phố Đà Nẵng, khu kinh tế mở Chu Lai, khu công nghiệp Dung Quốc..., có hệ thống giao thông thuận lợi kết nối dễ dàng với Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước.

Thành phố Huế có 27 phường trực thuộc, gồm các phường: An Cựu, An Đông, An Hòa, An Tây, Hương Long, Hương Sơ, Kim Long, Phú Bình, Phú Cát, Phú Hậu, Phú Hiệp, Phú Hòa, Phú Hội, Phú Nhuận, Phú Thuận, Phước Vĩnh, Phường Đúc, Tây Lộc, Thuận Hòa, Thuận Lộc, Thuận Thành, Thủy Biều, Thủy Xuân, Trường An, Vĩnh Ninh, Vỹ Dạ, Xuân Phú.

Hiện nay, Huế là 1 trong 7 thành phố thuộc tỉnh không có xã trực thuộc (cùng với Bắc Ninh, Dĩ An, Đông Hà, Thủ Dầu Một, Sóc Trăng và Vĩnh Long) và đồng thời là thành phố thuộc tỉnh có số phường trực thuộc nhiều thứ ba (sau thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa với 30 phường và thành phố

Nhìn chung, đa số cán bộ, công chức cơ sở được rèn luyện, thử thách trong thực tiễn, gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có ý thức tổ chức, kỷ luật, gắn bó mật thiết với nhân dân, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.

Nhiều cán bộ, công chức phường có ý thức trách nhiệm, thái độ cầu thị, khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu công tác và học tập, rèn luyện, hăng hái chăm lo việc phường, đóng góp tích cực vào sự phát triển của địa phương.

Thái độ giao tiếp của đa số công chức thực thi nhiệm vụ ở cơ sở với các tổ chức, công dân có chuyển biến rõ rệt, có ý thức trách nhiệm, tận tình và chu đáo, ứng xử đúng mực, đóng vai trò then chốt trong việc đưa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với dân, trực tiếp chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Tuy nhiên, trước yêu cầu của thời kỳ, chưa bảo đảm tính kế thừa và chuyển tiếp giữa các thế hệ, số cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ còn quá ít. Điều đó ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển trong hiện tại cũng như tương lai của Thành phố Huế.

Trước yêu cầu đổi mới, hội nhập quốc tế, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở và yêu cầu ngày càng cao trong lãnh đạo, quản lý, điều hành quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội, quản lý đô thị… ở cấp phường hiện nay, đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường tại nhiều địa phương còn bộc lộ nhiều mặt bất cập, những hạn chế, yếu kém cả về số lượng và chất lượng.

Thực tế cho thấy, việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường vừa qua mới chỉ tập trung vào việc chuẩn hóa bằng cấp. Không ít cán bộ, công chức đương nhiệm phải “chạy xô” học hành, thi cử lấy bằng cấp để đáp ứng yêu cầu “chuẩn hóa”.

Hơn nữa, nếu trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường hiện nay chỉ đạt trình độ chuyên môn là trung cấp thì không đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành việc phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, an ninh, quốc phòng ở đơn vị hành chính cơ sở, đặc biệt khi chúng ta triển khai thực hiện mô hình chính quyền đô thị, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới với rất nhiều nội dung, tiêu chí đòi hỏi phải có kiến thức khoa học, công nghệ, kiến thức quản lý hành chính, xây dựng, quản lý kinh tế…

Bên cạnh hạn chế về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, kinh nghiệm, đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường ở nhiều nơi vẫn còn nhiều hạn chế về tinh thần trách nhiệm, thái độ giao tiếp, ứng xử. Nhiều cán bộ phường sau khi trở thành công chức có biểu hiện xa dân hơn, quan liêu, tham nhũng, cửa quyền, hách dịch, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân. Xu hướng hành chính hóa đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường tương đối phổ biến.

Có nhiều nguyên nhân của những hạn chế nêu trên, trong đó có nguyên nhân do lịch sử để lại. Đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, đa số trưởng thành ở cơ sở, tuy có nhiều kinh nghiệm nhưng không được đào tạo bài bản, lại chịu ảnh hưởng của tâm lý tiểu nông, sản xuất nhỏ. Mặt khác, trong một thời gian dài, việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở chưa được quan tâm đúng mức, công tác quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng cán bộ chưa được thực hiện bài bản. Chính sách đãi ngộ của Nhà nước đối với cán bộ cơ sở còn nhiều bất hợp lý, chưa đảm bảo để cán bộ yên tâm công tác, cống hiến.

Trình độ dân trí không đồng đều nhau giữa các phườngtrong thành phố. Ở một số nơi có người dân vạn đò sinh sống thuộc các phường bãi ngang, ven biển, ....thì việc thực hiện những thủ tục hành chính đến giản người dân cũng phải mất rất nhiều thời gian đi lại để hoàn chỉnh theo đúng yêu cầu. Chẳng

hạn, thủ tục hành chính xin cấp phép xây dựng nhà, hồ sơ chính sách, hoặc tư pháp - hộ tịch,... cần liên hệ giải quyết hay xác nhận UBND cấp phường thì họ lúng túng không thực hiện được hoặc ngại không muốn gặp cơ quan công quyền nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai cơ chế tại những phường, phường, thị trấn có đặc điểm này.

2.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến tổ chức và hoạtđộng của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp phường

Một phần của tài liệu Tổ chức, hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại - Từ thực tiễn các phường thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w