1.1 Chọn đối tượng thực nghiệm
Quá trình thực nghiệm của tôi được tiến hành tại trường THPT Khoái Châu ở các lớp tôi đang tiến hành giảng dạy. Tôi đã chọn 4 lớp: 2 lớp đối chứng và 2 lớp thực nghiệm để dạy. Cả bốn lớp này đều được dạy cùng một bài:
Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (Địa lí 12- cơ bản) theo các phương pháp khác nhau
Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
Lớp Số học sinh Lớp Số học sinh
12A1 48 12A5 47
12A4 44 12A10 38
Bảng 1: Các lớp và số học sinh tham gia thực nghiệm
- Các lớp thực nghiệm: sử dụng phương pháp tranh biếm họa kết hợp với một số phương pháp dạy học khác
- Các lớp đối chứng: không sử dụng tranh biếm họa
1.2 Chọn bài thực nghiệm
Chúng tôi đã tiến hành điều tra, thực nghiệm trên bài học có khả năng tích hợp, lồng ghép những nội dung của GDVSPTBV và lựa chọn được tranh biếm họa thỏa mãn những yêu cầu và nguyên tắc nêu trên:
Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (Địa lí 12- cơ bản) 2. Phương pháp thực nghiệm
Quá trình thực nghiệm được tiến hành trên 2 nhóm lớp: lớp đối chứng và lớp thực nghiệm. - Các lớp đối chứng tiến hành dạy trước. Giáo viên khai thác thông tin trong SGK và các tranh ảnh minh họa thông thường khác
- Các lớp thực nghiệm dạy sau. Giáo viên lựa chọn và sử dụng các tranh biếm họa có nội dung GDVSPTBV phù hợp với nội dung bài học.
- Cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đều do một giáo viên giảng dạy và kiểm tra về cùng một nội dung.
3. Tổ chức bài học thực nghiệm
Trong quá trình tổ chức thực nghiệm, ngoài việc tiến hành dạy thực nghiệm và đối chứng, tôi còn tiến hành quan sát, tìm hiểu, điều tra thái độ, quan điểm của giáo viên, học sinh về GDPTBV và việc sử dụng tranh biếm họa trong các bài học Địa lí.
3.1 Kết quả kiểm tra kiến thức
Sau khi dạy Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (Địa lí 12) tôi đã cho học sinh làm một bài kiểm tra trắc nghiệm nhanh (thời gian 10 phút) ở cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Kết quả như sau:
Lớp Sĩ số Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Thực nghiệm 12A1 48 0 0 0 0 0 0 5 18 17 7 1 12A4 44 0 0 0 0 0 0 4 20 14 5 1 Đối chứng 12A5 47 0 0 0 0 1 8 10 18 9 1 0 12A10 38 0 0 0 1 2 10 12 7 5 1 0
Bảng 2: Điểm lớp thực nghiệm và đối chứng
Xếp loại Lớp hực nghiệm (12A1, 12A4) Lớp đối chứng (12A5, 12A10) Tổng % Tổng % Giỏi (9-10 điểm) 14 15, 2 2 2, 4 Khá (7-8 điểm) 69 75, 0 39 45,9 Trung bình (5-6 điểm) 9 9, 8 40 47,1 Yếu (<5 điểm) 0 0.0 4 4, 6 Bảng 3: Tổng hợp kết quả thực nghiệm 3.2 Kết quả đánh giá thái độ, hành vi
Kết quả phiếu điều tra cho thấy: Phần lớn các em học sinh đều cho rằng việc sử dụng tranh ảnh trong các bài dạy Địa lí sẽ làm cho bài học trở nên hấp dẫn và thú vị hơn. Đặc biệt tranh biếm họa giúp các em hào hứng hơn với bài học, nó kích thích tính sáng tạo và giúp các em ghi nhớ bài học lâu bền hơn. Nội dung các bức tranh biếm họa cũng tác động mạnh hơn đến các em trong việc nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của việc giáo dục vì sự phát triển bền vững. Thông qua các bài học, các em đã hiểu được khái niệm: thế nào là phát triển bền vững và để đạt được sự phát triển bền vững, các em phải làm gì, hành động như thế nào trong cuộc sống của mình trong hiện tại và tương lai.
4. Nhận xét kết quả thực nghiệm
Trước tiên, tôi muốn nói về một sự chuyển biến phong cách học tập của học sinh khi các em tiếp nhận một sự trải nghiệm đầy thú vị trong chính lớp học của mình. Các em học tập sôi nổi hơn, thảo luận nhiều hơn, hăng hái phát biểu hơn và chú ý vào bài giảng, nhất là những em học sinh không quan tâm nhiều đến bộ môn Địa lí. Việc sử dụng tranh biếm họa trong quá trình khởi động bài học, trong bài học cũng như trong phần mở rộng kiến thức bài học đều mang lại cho các em niềm vui thích và tập trung khám phá thông điệp của tranh biếm họa.
Việc học sinh mong muốn tiếp tục được học với tranh biếm họa trong những tiết học tới thực sự là một tín hiệu đáng mừng về hiệu quả mà tranh biếm họa mang lại và đây chính là điểm khởi đầu cho những chuyển biến tích cực về thái độ, hành vi và hình thành trong chính người học một phương thức sống bền vững hơn. Kết quả kiểm tra đã chứng minh rằng, ở các lớp thực nghiệm học với tranh biếm họa, số học sinh đạt tỉ lệ khá và giỏi chiếm tỉ lệ đến 90,2% cao hơn nhiều so với tỉ lệ này ở các lớp đối chứng 48,3%
Tuy nhiên chúng tôi cũng phải thừa nhận rằng, lần đầu tiên được tiếp cận với tranh biếm họa trong chính các bài học địa lí, các em tỏ ra bối rối và mất khá nhiều thời gian để có thể tìm ra ý nghĩa sâu sa của bức tranh. Nếu các em được tiếp cận thường xuyên với tranh biếm họa trong giờ học thì chúng ta hoàn toàn có thể vượt qua những trở lực ban đầu này.
Như vậy, việc sử dụng tranh biếm họa phục vụ GDVSPTBV trong dạy học Địa lí là hoàn toàn hợp lí, góp phần đáng kể vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay và hướng tới các mục tiêu của GDVSPTBV. Tuy nhiên để hiện thực hóa sức mạnh của tranh biếm họa trong nhà trường phổ thông Việt Nam, người giáo viên cũng cần có một vốn hiểu biết nhất định về những vấn đề trong nước và thế giới, có khả năng dẫn dắt vấn đề khéo léo, hài hước, nhanh nhậy trong việc nắm bắt tâm lí học sinh và có lòng nhiệt tâm với nghề.
PHẦN KẾT LUẬNI. Những kết luận chủ yếu I. Những kết luận chủ yếu
Sau quá trình nghiên cứu sử dụng tranh biếm họa phục vụ GDVSPTBV trong dạy học Địa lí THPT, tác giả xin rút ra một số kết luận cơ bản sau:
1. Tranh biếm họa là một công cụ đầy sức mạnh của GDVSPTBV. Sử dụng tranh biếm họa trong các bài học Địa lí là một phương thức tư duy hiệu quả nhằm tăng cường, hiện thực hóa những triển vọng to lớn và đầy thử thách của GDVSPTBV trong hệ thống nhà trường phổ thông Việt Nam.
2. Tranh biếm họa chỉ thực sự phát huy sức mạnh của nó nếu chúng ta nắm vững phương thức sử dụng và sử dụng chúng một cách hiệu quả trong các bài học Địa lí. Chúng ta cần phải sẵn sàng đối mặt với tác dụng ngược của tranh biếm họa trong những bối cảnh dạy học không thuận lợi và lựa chọn một phương thức sử dụng khôn ngoan hơn những giá trị mà tranh biếm họa mang lại cho một bài học GDVSPTBV.
3. Chúng ta cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu về sử dụng tranh biếm họa trong các bài học Địa lí và tạo ra một môi trường thực sự thuận lợi cho tranh biếm họa được thực hiện chức năng của nó đối với GDVSPTBV.