thực quản tại Trung tâm ung bướu bệnh viện đa khoa tỉnh.
2.3.1. Chăm sóc dấu hiệu sinh tồn
- Chúng tôi nhận thấy trong 24h đầu người bệnh sau phẫu thuật được theo dõi dấu hiệu sinh tồn bằng máy Monitor theo dõi 1h/ lần theo đúng quy trình. Kết quả NB có về dấu hiệu sinh tồn ổn định, không bị suy hô hấp.
- Ngày thứ hai NB được theo dõi huyết áp, mạch, nhịp thở, nhiệt độ 4h/lần. NB không sốt, mạch và nhịp thở ổn định. Những ngày tiếp theo dấu hiệu sinh tồn được theo dõi ngày 03-04 lần/ ngày
- Việc đo dấu hiệu sinh tồn cho người bệnh còn thụ động vào y lệnh của thầy thuốc chưa có sự nhận định và chủ động của điều dưỡng.
Hình ảnh 2.2 : Điều dưỡng viên đo DHST 2.3.2. Chăm sóc dẫn lưu, vết mổ
2.3.2.1. Chăm sóc ống dẫn lưu ổ bụng
- Điều dưỡng theo dõi chân ống dẫn lưu hàng ngày. Chân ống dẫn lưu có ít dịch thấm băng. Ống dẫn lưu lưu thông tốt.
- Dịch qua ống dẫn lưu màu hồng loãng, không có cục máu đông - Điều dưỡng thay băng chân ống dẫn lưu hàng ngày.
2.3.2.2. Chăm sóc ống sonde dạ dày
- Điều dưỡng theo dõi chân sonde hàng ngày, xem có nhiều dịch thấm băng không,có sưng nề,đỏ tại chân sonde không
- Kiểm tra ống sonde có bị tuột không. Bơm sữa cho người bệnh để kiểm tra có bị tắc ống sonde không,và có bị trào thức ăn qua chân sonde không
Hình ảnh 2.3: ĐDV kiểm tra chân sonde và ống sonde dạ dày - Ngày thứ 2: bơm sữa qua sonde dạ dày không bị tắc, không trào qua chân ống sonde
Chân ống sonde không có biểu hiện viêm nhiễm. Những ngày sau, ống sonde được cố định tốt,không còn đau nhiều vùng chân sonde,thức ăn được bơm thành nhiều bữa trong ngày,và chế biến dạng lỏng,đủ dinh dưỡng
- Điều dưỡng viên đã hướng dẫn người bệnh thay đổi tư thế nhẹ nhàng và cách bơm thức ăn qua sonde.
2.3.2.3. Chăm sóc vết mổ.
- Điều dưỡng thực hiện đúng quy trình kỹ thuật thay băng đã được ban hành theo Bộ Y tế quy định.
- Điều dưỡng đã theo dõi sát tình trạng vết mổ: kích thước vết mổ, vết mổ không sole chồng mép, băng có thấm máu, thấm dịch, có chảy máu, tụ máu,nhiễm trùng, ứ dịch, đau… theo dõi nhiễm trùng vết mổ (sưng, nóng, đỏ, đau).
- Ngày thứ 7 sau mổ vết mổ liền tốt, không có hiện tượng nhiễm trùng, tiến hành cắt chỉ theo y lệnh.
Hình ảnh 2.5: Vết mổ người bệnh sau cắt chỉ
- Khi thực hiện động tác rửa vết thương điều dưỡng viên còn chú ý đến rửa vết thương theo hình xoắn ốc từ trong ra ngoài, chưa rửa vết thương theo tiến triển của vết thương mà vẫn rửa theo chu kỳ thời gian 1 lần/ ngày nên đôi khi làm tổn thương tổ chức hạt trên vết thương đang phát triển.
- Điều dưỡng vẫn chưa chủ động nhận định tình trạng vết mổ, thay băng vẫn phụ vào y lệnh của bác sĩ, do vậy chưa thực sự chủ động trong chăm sóc vết mổ cho người bệnh.
2.3.3. Thực hiện y lệnh thuốc
- Người bệnh được điều dưỡng viên kiểm tra tên tuổi, giải thích trước khi tiến hành chăm sóc. Công tác phát thuốc được thực hiện đúng giờ, theo chỉ định và hướng dẫn người bệnh cách sử dụng thuốc rất tốt.
- Tuy nhiên vẫn còn một số dưỡng viên không thực hiện đầy đủ kiểm tra đối chiếu nên có thể dẫn đến nhầm người bệnh gây hậu quả nghiêm trọng.
- Một số điều dưỡng không rửa tay đủ 5 thời điểm hoặc có rửa tay nhưng không đúng và đủ bước.
Hình ảnh 2.7: Điều dưỡng viên thực hiện y lệnh thuốc tiêm tĩnh mạch - Người bệnh có chỉ định trước khi tiến hành thủ thuật, chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàng, điều dưỡng chủ động động viên, giải thích rõ ràng trước khi thực hiện.
- Mọi ý kiến của người bệnh có thắc mắc hoặc không hiểu rõ về tình trạng bệnh của mình, đều được điều dưỡng viên giải thích rõ ràng, dễ hiểu cho người bệnh.
2.3.4. Chăm sóc dinh dưỡng
- Khi người bệnh chưa có nhu động ruột thì nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch. - Khi người bệnh đã có nhu động ruột thì bắt đầu cho uống, cho ăn từ lỏng tới đặc dần
- Dinh dưỡng sau phẫu thuật là rất quan trọng. Dinh dưỡng kém sẽ là nguyên nhân làm giảm sức đề kháng, giảm quá trình liền vết mổ, tăng nguy cơ nhiếm khuẩn, tăng biến chứng và phục hồi giảm dẫn đến tủy lệ tử vong tăng, điều trị khó khăn, ngày nằm viện tăng. Ngược lại dinh dưỡng tốt trong thời gian điều trị sẽ giúp có đủ năng lượng cần thiết để ngăn ngừa tình trạng sụt cân và phục hồi sức khỏe.
Hình Ảnh 2.8: Nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch
- Trong ngày đầu sau phẫu thuật người bệnh chủ yếu được nuôi dưỡng bằng đường truyền tĩnh mạch các dung dịch đạm, vitamin để cung cấp dinh dưỡng nâng cao thể trạng, từ ngày thứ hai trở đi người bệnh bắt đầu được bơm qua sonde dạ dày với những thức ăn được chế biến dạng lỏng, dễ hấp thu,dễ tiêu hóa, đầy đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo năng lượng từ 2.000 – 3.000 kcal/ngày.
- Hàng ngày người bệnh và người nhà đều được giải thích, hướng dẫn chế độ ăn theo tình trạng bệnh và cách chăm sóc người bệnh ăn qua sonde. Những hướng dẫn của điều dưỡng về chế độ ăn uống tương đối rõ ràng, dễ hiểu.
2.3.5. Chăm sóc vận động
- Vận động đúng sau phẫu thuật sẽ giúp cho người bệnh tránh được nhiều biến chứng như: viêm phổi, viêm đường hô hấp, sớm phục hồi chức năng vận động của cánh tay bên phẫu thuật.
- Ngày thứ nhất Điều dưỡng cho người bệnh bất động hoàn toàn tại giường và nằm đầu thấp không ngồi dậy tránh biến chứng của thuốc gây mê. Sau phẫu thuật 24h, người bệnh được hướng dẫn tập thở sâu, tập vận động thụ động các khớp chi trên, chi dưới, vận cơ tĩnh và nghiêng trở mình tại giường.
- Những ngày sau hướng dẫn người bệnh vận đông tại giường và đi lại nhẹ nhàng tại phòng bệnh.
Hình ảnh 2.9: Điều dưỡng Hướng dẫn NB tập vận động
2.3.6. Theo dõi tiểu tiện sau rút ống dẫn lưu và ống sonde niệu đạo bàng quang - Người bệnh đặt ống dẫn lưu tạm thời sau 3 ngày nếu không có gì bất thường thì được rút ống dẫn lưu.
- Người bệnh được rút sonde niệu đạo bàng quang sau 48 giờ, trước khi rút 2 giờ kẹp ống sonde lại giúp hạn chế bí tiểu sau rút sonde.
2.3.7. Chăm sóc vệ sinh
- Người bệnh được vệ sinh hàng ngày như gội đầu, tắm khô, đánh răng, rửa mặt người bệnh mượn đầy đủ quần áo, chăn màn, được thay đổi quần áo hàng ngày, theo quy định.
- Điều dưỡng chăm sóc Sonde bàng quang đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn, đúng quy trình kỹ thuật, sonde bàng quang được rút khi lượng nước tiểu của người bệnh đã đủ thể tích, vệ sinh bộ phận sinh dục 2 lần/ ngày.
2.3.8. Tư vấn, giáo dục sức khỏe
- Công tác tư vấn, GDSK cho người bệnh có vai trò hết sức quan trọng. Tư vấn, giáo dục sức khỏe cung cấp các kiến thức giúp cho người bệnh hiểu về tình trạng bệnh của mình và có kế hoạch phòng ngừa các yếu tố nguy cơ.
Hình ảnh 2.10 : Điều dưỡng viên GDSK cho người bệnh
- Với những người bệnh sau phẫu thuật ung thư thực quản có thể xuất hiện hội chứng trào ngược và hội chứng Dumpingbiểu hiện: người bệnh có cảm giác căng ở vùng mũi ức, óc ách ở bụng, có những cơn đau quặn ở bụng, ỉa chảy, hay nôn hoặc buồn nôn. Mặt người bệnh đỏ bừng hoặc tái đi, vã mồ hôi, mạch nhanh, tim đập mạch, nhức đầu hoảng hốt, mệt mỏi, phải nằm nghỉ ngơi. Hội chứng này được điều dưỡng viên theo dõi và kiểm soát chặt chẽ
- Cần hướng dẫn cho người bệnh điều trị nội khoa bằng hóa trị hoặc xạ trị sau ra viện.
- Chế độ ăn phải đảm bảo nhiều đạm, ít gluxit (tinh bột),đảm bảo lỏng,dễ bơm qua sonde. Người bệnh nên tránh những thức ăn mà chính người bệnh cũng tự cảm thấy dễ nhàm chán
- Thực hiện tư vấn cho người bệnh chưa thực hiện đầy đủ và thường xuyên, người bệnh còn thiếu kiến thức về bệnh, việc tự chăm sóc trong và sau khi ra viện, người bệnh còn lo lắng về tình trạng bệnh.
CHƯƠNG III BÀN LUẬN 3.1. Ưu điểm và nhược điểm
3.1.1. Ưu điểm
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị của trung tâm hiện đại, đồng bộ phục vụ tốt nhất cho công tác chăm sóc và điều trị cho người bệnh.
- Cán bộ y tế có trình độ và lòng hăng say với nghề
- Điều dưỡng thường xuyên được học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như tinh thần phục vụ người bệnh.
- Hàng ngày đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng đi đến từng buồng bệnh để nhận định tình trạng hiện tại. Ghi chép những khó khăn, vấn đề chăm sóc cần phải can thiệp trên người bệnh, sau đó đưa ra biện pháp và thực hiện kỹ thuật chăm sóc giúp người bệnh sớm trở lại với cuộc sống hàng ngày.
- Điều dưỡng chăm sóc đúng quy trình như: Theo dõi toàn trạng, thay băng vết mổ, chăm sóc dẫn lưu, quy trình tiêm an toàn.
- Mỗi người bệnh được sử dụng riêng một bộ dụng cụ thay băng được đóng gói riêng do khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn cung cấp đảm bảo vô khuẩn.
- Đã áp dụng Thông tư 07/2011/TT-BYT “Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện” trong chăm sóc người bệnh.
- Điều dưỡng tận tình, chu đáo trong chăm sóc người bệnh, người bệnh hài lòng về công tác chăm sóc của điều dưỡng viên.
3.1.2. Nhược điểm
- Khi thực hiện động tác rửa vết thương điều dưỡng viên còn chú ý đến rửa hình xoái ốc từ trong ra ngoài, chưa rửa vết thương theo tiến triển của vết thương mà vẫn rửa theo chu kỳ thời gian 1 lần/ ngày nên đôi khi làm tổn thương tổ chức hạt trên vết thương đang phát triển..
- Vẫn còn một số dưỡng viên không thực hiện đầy đủ kiểm tra đối chiếu nên có thể dẫn đến nhầm người bệnh gây hậu quả nghiêm trọng.
- Một số điều dưỡng không rửa tay đủ 5 thời điểm hoặc có rửa tay nhưng không đúng và đủ bước.
- Nhân lực thiếu, lưu lượng người bệnh đông đang gây áp lực công việc cho người Điều dưỡng. thường xuyên trong tình trạng quá tải dẫn đến người Điều dưỡng chủ
yếu thực hiện y lệnh điều trị đã hết thời gian, nên không thể hướng dẫn cho hết người bệnh và người nhà trong việc chăm sóc, dinh dưỡng, vệ sinh, vận động cho người bệnh được.
- Điều dưỡng chưa dành thời gian cho nghiên cứu để phát triển nghề nghiệp nên sự cải tiến trong chăm sóc còn chậm.
Nguyên nhân của việc đã làm và chưa làm được Các yếu tố từ phía nhân viên y tế
- Nhân lực của Đợn vị phẫu thuật ung bướu còn thiếu, lưu lượng người bệnh đông ( 80-100 người bệnh/ ngày) Điều này khiến Điều dưỡng không còn thời gian để làm công việc chăm sóc bài bản đôi khi bỏ bước của quy trình.
- Điều dưỡng viên phải mất rất nhiều công cho công việc ghi chép sổ sách, thực hiện các thủ tục hành chính làm mất thời gian tập trung cho công việc chính.
- Sự kiểm tra, giám sát của bệnh viện, của phòng điều dưỡng chưa được thường xuyên
- Điều dưỡng viên chưa thực sự yêu nghề, chưa chủ động trong công việc và vẫn mang nặng tâm lý phụ thuộc, đổ trách nhiệm cho bác sĩ.
- Trình độ đầu vào còn chưa đồng đều chủ yếu là trình độ Điều dưỡng cao đẳng, nhân lực Điều dưỡng còn thiếu, chưa đáp ứng được nhiệm vụ của từng vị trí được giao.
- Nhân lực điều dưỡng phục vụ cho người bệnh ung thư còn chung, chưa có trường đào tạo chuyên sâu riêng biệt, chính vì vậy mà sự hiểu biết vê chuyên nghành ung thư
của Điều dưỡng tại Trung tâm còn hạn chế
- Đội ngũ Điều dưỡng chăm sóc người bệnh còn quá trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật ung thư thực quản và chăm sóc người bệnh ăn qua sonde dạ dày
2.4.3.2. Các yếu tố từ về phía người bệnh
- Ung thư là căn bệnh hiểm nghèo nên khi mắc người bệnh thường cho tâm lý thất vọng trầm trọng, đôi khi còn có tâm lý phó mặc điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình điều trị và chăm sóc.
-Tâm lý người bệnh và gia đình người bệnh còn chưa hiểu, chưa tin tưởng vào người Điều dưỡng. Để thay đổi được quan điểm này Điều dưỡng phải dành nhiều thời gian hơn nữa để tư vấn, giải thích cho người bệnh và người nhà người bệnh
KẾT LUẬN
Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật ung thư thực quản tại Trung tâm ung bướu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ năm 2021, chúng tôi thu được kết quả sau:
1. Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh
- Người bệnh sau phẫu thuật được chăm sóc theo đúng quy trình - Đảm bảo vô khuẩn khi thay băng vết mổ
- Người nhà được hướng dẫn chăm sóc người bệnh ăn qua sonde,cách bơm thức ăn qua sonde và cách chế biến thức ăn dạng lỏng
- Người điều dưỡng còn phụ thuộc vào y lệnh của thầy thuốc chưa phát huy chức năng độc lập trong chăm sóc
- Còn chú trọng vào chăm sóc thể chất mà chưa quan tâm nhiều đến đời sống tinh thần của người bệnh đặc biệt là người bệnh ung thư
- Trong thực hiện y lệnh chưa kiểm tra đối chiếu trước khi dùng thuốc nên có thể có nguy cơ tai biến về thuốc
- Chưa quan tâm đến bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh. Chưa hướng dẫn cụ thể lượng thức ăn cần đưa vào cho người bệnh như thế nào
- Tư vấn và giáo dục sức khỏe cho người bệnh còn chung chung chưa cụ thể nên khó thực hiện.
2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật ung thư thực quản tại Trung tâm ung bướu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ.
Đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
- Bổ sung thêm nhân lực điều dưỡng cho Trung tâm.
- Trang bị thêm một số máy theo dõi chức năng sống của người bệnh.
- Cử Điều dưỡng đi đào tạo chuyên sâu tại các bệnh viện chuên khoa tuyến Trung ương.
Đối với Trung tâm ung bướu
- Tạo điều kiện cho Điều dưỡng phát huy năng lực của mình trong quá trình chăm sóc người bệnh.
- Giao nhiệm vụ gắn với trách nhệm cụ thể cho từng vị trí công việc của mỗi điều dưỡng.
- Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm và rút kinh nghiệm trong các buổi giao ban trung tâm.
Đối vơi Điều dưỡng
- Chủ động học tập để nâng cao trình độ chuyên môn. - Cần chăm sóc người bệnh theo đúng quy trình
- Có tinh thần yêu nghề, vượt khó khăn, đồng cảm chia sẻ với người bệnh và gia đình họ.
ĐỀ XUẤT Đối với Bệnh viện.
- Triển khai việc cung cấp suất ăn bệnh lý cho người bệnh đảm bảo chế độ ăn phù hợp và đủ dinh dưỡng giúp người bệnh chóng hồi phục sau phẫu thuật..
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động chăm sóc người bệnh của điều dưỡng.
- Có hình thức khen thưởng, xử phạt cụ thể đưa vào tiêu chuẩn bình xét thi đua và