Thực hiện tốt công tác phân tích thị trường huy động vốn

Một phần của tài liệu Đề tài: “ Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh Bắc Hà Nội – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” pps (Trang 70 - 72)

Thị trường huy động vốn là một thị trường có sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác. Trước khi phát triển và triển khai các sản phầm huy động vốn mới, các ngân hàng đều phải tiến hành công tác phân tích thị trường huy động vốn.

Phân tích thị trường huy động vốn là phân tích môi trường hoạt động của ngân hàng nhằm xác định nhu cầu của thị trường, các sản phẩm huy động vốn của các đối thủ cạnh tranh để thay đổi phương hướng hoạt động của ngân hàng cho phù hợp với sự biến đổi của thị trường. Đối với chi nhánh Bắc Hà Nội, địa bàn quận Long Biên là thị trường hoạt động chính của chi nhánh, là thị trường mà chi nhánh cần phải phân tích kỹ để hoạt động tốt hơn. Việc phân tích thị

trường vẫn luôn được chi nhánh quan tâm thực hiện, tuy nhiên để phân tích có hiệu quả thì tôi xin được đề xuất hướng phân tích như sau :

- Nghiên cứu cầu thị trường : Tức là phân tích quy mô cơ cấu và sự vận động của thị trường để xác định những tiềm năng của thị trường đối với ngân hàng, từ đó có cơ sở để ra các quyết định về sản phẩm. Đây là việc nghiên cứu tập tính, thói quen, nhu cầu của khách hàng đối với những sản phẩm huy động vốn của khách hàng. Chi nhánh có thể tiến hành công việc này bằng cách điều tra nhu cầu của khách hàng trên địa bàn, phân loại khách hàng thành từng nhóm và đánh giá nhằm tìm ra nhóm khách hàng có triển vọng nhất đối với các loại sản phẩm huy động vốn của chi nhánh. Chi nhánh cần phải đặc biệt chú ý tới những khách hàng truyền thống trên các mặt: sự thay đổi trong nhu cầu, sự thay đổi về số lượng khách hàng….để có cơ sở dự báo nhu cầu trong tương lai và phát triển các sản phẩm mới phù hợp.

- Nghiên cứu cung (khả năng thích ứng cầu): Đây là việc nghiên cứu khả năng cung ứng các loại sản phẩm huy động vốn của chi nhánh và khả năng cung ứng của các đối thủ cạnh tranh. Trước hết về khả năng cung ứng các loại sản phẩm huy động vốn của chi nhánh : hiện nay các sản phẩm huy động vốn của chi nhánh đều là các sản phẩm của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, số lượng cũng khá đa dạng, thu hút được nhiều khách hàng. Đặc biết về huy động tiết kiệm, chi nhánh có hình thức huy động “ Tiết kiệm dự thưởng” rất hấp dẫn khách hàng song được triển khai, không thường xuyên trong năm. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh về sản phẩm huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn rất gay gắt. Một số ngân hàng cũng đưa ra hình thức tiết kiệm dự thưởng, tặng quà (như Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng TechcomBank…) để cạnh tranh lôi kéo khách hàng gửi tiền. Để có thể hấp dẫn thu hút khách hàng thường xuyên hơn nữa chi nhánh cần có kế hoạch phát triển sản phẩm mới cho riêng mình dựa trên những phân tích về cầu và cung đới với các sản phẩm của chi nhánh, ưu thế của các ngân hàng trên địa bàn và trình lên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển xem xét.

Một phần của tài liệu Đề tài: “ Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh Bắc Hà Nội – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” pps (Trang 70 - 72)