Hội chứng Mallory-Weiss

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ CAN THIỆP Ở BỆNH NHÂN XHTH TRÊN KHÔNG DO TĂNG ÁP LỰC TĨNH MẠCH CỬA (Trang 25 - 26)

3.1 Định nghĩa :

Được mô tả đầu tiên ở những người nghiện rượu, hội chứng Mallory- Weiss có thể xảy ra ở bất kỳ bệnh nhân nào có nôn mửa. Đó là nguyên nhân của khoảng 5% các đợt xuất huyết đường tiêu hoá trên. Vết rách cũng có thể kèm theo đau vùng ngực dưới.

3.2 Chẩn đoán:

Hội chứng Mallory-Weiss cần nghĩ đến trên lâm sàng nếu bệnh nhân có bệnh sử điển hình của nôn máu xảy ra sau một hoặc nhiều đợt nôn không có máu. Trong những trường hợp như vậy, nếu lượng máu chảy là tối thiểu và bệnh nhân ổn định, có thể hoãn các xét nghiệm khác lại. Mặt khác, nếu bệnh sử chưa rõ ràng hoặc đang xuất huyết, bệnh nhân cần phải được đánh giá xuất huyết tiêu hóa tiêu chuẩn, thường với nội soi đường tiêu hóa trên và các xét nghiệm tại phòng thí nghiệm.

3.3 Điều trị

Nội soi đại trực tràng cũng có thể can thiệp điều trị vì có thể đặt clip lên vết rách để cầm máu.

Hầu hết các đợt xuất huyết đều tự phát; chảy máu nghiêm trọng xảy ra ở khoảng 10% bệnh nhân, những người này cần can thiệp tích cực, như truyền máu hoặc cầm máu nội soi (bằng cách đặt clip, tiêm ethanol hoặc epinephrine, hoặc bằng đốt điện). Có thể truyền động mạch vasopression hoặc liệu pháp tắc mạch vào động mạch vị trái trong khi chụp mạch để cầm máu. Ít khi cần điều trị bằng phẫu thuật.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu

Đối tượng : Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán XHTH trên không do TALTMC đủ tiêu chuẩn nghiên cứu.

Thời gian: Từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 9 năm 2021. Địa điểm : Khoa Nội tổng hợp BVĐK tỉnh Hà Tĩnh.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ CAN THIỆP Ở BỆNH NHÂN XHTH TRÊN KHÔNG DO TĂNG ÁP LỰC TĨNH MẠCH CỬA (Trang 25 - 26)