Kết quả nội soi can thiệp:

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ CAN THIỆP Ở BỆNH NHÂN XHTH TRÊN KHÔNG DO TĂNG ÁP LỰC TĨNH MẠCH CỬA (Trang 41 - 42)

- Nội soi dạ dày tá tràng:

2.Kết quả nội soi can thiệp:

Kết quả vừa tốt chiếm đa số : 37 bệnh nhân ( 90,24%). Với bệnh nhân có kết quả khá và thất bại tương đương với việc chảy máu tái phát. Theo Lê Nhật Huy (2014) nghiên cứu 220 BN có 211 BN cầm máu, 9 BN XH tái phát, trong đó 5 trường hợp Forrest Ia chiếm 2,3%, có 4 BN Forrest Ib chiếm 1,8% . Kết quả nghiên cứu cao hơn Lê Nhật Huy, nhưng cùng quan điểm Forrest IB, IIA cao hơn và không có XH tái phát ở nhóm IIB. Kết quả XH tái phát Forrest IB 2 BN chiếm 9,5%, không có bệnh nhân nào xuất huyết tái phát ở Forrest IIb. Theo Lê Hùng Vương (2006) xuất huyết tái phát chỉ gặp ở nhóm có dấu hiệu chảy máu mới (Forrest Ia, Ib, IIa, IIb), trong đó xét riêng Forrest IA chiếm 56%. Kết quả của chúng tôi không tương đương kết quả của Lê Hùng Vương.

KẾT LUẬN

Sau khi tiến hành nghiên cứu hình ảnh nội soi và kết quả cầm máu của nội soi can thiệp trên 41 bệnh nhân chảy máu không do tăng áp lực tĩnh mạch cửa bước đầu rút ra một số kết luận sau :

1. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân XHTH trên không do TALTMC:

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng :

Đặc điểm chung: Tuổi trung bình 57 ± 18.88. Nam/Nữ là 4,85. Triệu chứng lúc vào: Nôn ra máu và đi ngoài phân đen 43,91%.

Mức độ thiếu máu: Mức độ thiếu máu nặng ( 73,17%), vừa ( 21,95%), nhẹ và bình thường đều ( 2,44%).

Hồng cầu : 2,4 ± 0,66 G/L, HGB: 70,63± 18,79 g/l, HCT: 20,4±5,11 %.

Đặc điểm về nội soi:

Vị trí: Chảy máu ở dạ dày chiếm đa số : 53,66%, đường kính ổ loét <1cm : 68,29%

Tình trạng chảy máu : Forrest IB cao nhất chiếm 51,22%

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ CAN THIỆP Ở BỆNH NHÂN XHTH TRÊN KHÔNG DO TĂNG ÁP LỰC TĨNH MẠCH CỬA (Trang 41 - 42)