Theo Katri Levolen (2000) [30] việc chẩn đoán M. hyopneumoniae có thể dựa trên phương pháp chẩn đoán truyền thống là: phát hiện những biểu hiện lâm sàng của hội chứng viêm phổi và việc kiểm tra những tổn thương sau khi giết mổdùng phản ứng kết tủa và phản ứng phân lập Pasteurella multocida thành 12 type (1, 2, 3, 4,..., 12).
Theo Heranda và cs. (1994) [9], viêm phổi là hiện tượng viêm do vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng hoặc các tác nhân vật lý và hoá học gây ra. Nó thường kèm với viêm phế quản, viêm phế nang và viêm màng phổi. Vì thế thuật ngữ “viêm phổi - phế quản” thường được sử dụng để chỉ bệnh này. Ở lợn, bệnh viêm phổi địa phương do Mycoplasma hyopneumoniae và viêm phổi màng phổi do Haemophilus pleuropneumoniae là hay gặp nhất.
Sokol và cs. (1981) [31], cho rằng, vi khuẩn E. coli cộng sinh có mặt thường trực trong đường ruột của người và động vật, trong quá trình sống vi khuẩn có khả năng tiếp nhận các yếu tố gây bệnh như: yếu tố bám dính (K88, K89), yếu tố dung huyết (Hey), yếu tố cạnh tranh (Colv), yếu tố kháng sinh (R) và các độc tố đường ruột. Các yếu tố gây bệnh này không được di truyền qua DNA của chromosome mà được di truyền qua DNA nằm ngoài chromosome gọi là plasmid. Những yếu tố gây bệnh này đã giúp cho vi khuẩn E. coli bám dính vào nhung mao ruột non, xâm nhập vào thành ruột, phát triển với số lượng lớn. Sau đó vi khuẩn thực hiện quá trình gây bệnh của mình bằng cách sản sinh độc tố, gây triệu chứng ỉa chảy, phá hủy tế bào niêm mạc ruột.
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng
Đàn lợn hậu bị được nhập từ Canada tại trại lợn Công ty Thiên Thuận Tường, TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hảnh
Địa điểm: tại trại giống hạt nhân của Công ty Thiên Thuận Tường, TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
Thời gian tiến hành: từ ngày 14/12/2020 đến ngày 1/6/2021.
3.3. Nội dung thực hiện
Đánh giá tình hình chăn nuôi của trại.
Thực hiện quy trình chọn lọc, chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn hậu bị được nhập từ Canada.
Thực hiện quan sát, theo dõi, đánh giá tình trạng lên giống của lợn cái hậu bị. Tập nhảy giá, đánh giá chất lượng tinh dịch cho lợn đực hậu bị.
Tham gia chẩn đoán và điều trị bệnh và quy trình phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn hậu bị được nhập từ Canada.
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi
- Tình hình chăn nuôi lợn của trại.
- Cơ cấu của đàn lợn hậu bị nhập ngoại tại trại.
- Một số biện pháp vệ sinh phòng bệnh.
- Kết quả tiêm phòng cho đàn lợn hậu bị trại.
- Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn hậu bị trại.
3.4.2. Phương pháp thực hiện
3.4.2.1. Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại trại lợn cty Thiên Thuận Tường, TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại, tôi tiến hành thu thập thông tin từ trại, kết hợp với kết quả điều tra, theo dõi trực tiếp của bản thân, hàng ngày ghi chép chi tiết vào sổ sách, nhật ký.
3.4.2.2. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng
* Lịch làm việc
Bảng 3.1: Lịch làm việc trong tuần
Hàng ngày, trước khi vào chuồng làm việc phải mặc quần áo bảo hộ, đi ủng rồi mới vào chuồng
Lịch làm việc buổi sáng/chiều
Kiểm tra tổng chuồng (tình trạng sức khỏe, độ thông thoáng của chuồng nuôi, nước uống cho lợn)
Vệ sinh chuồng lợn (nền chuồng, máng nước, đồng thời đánh dấu những lợn bệnh)
Cho lợn ăn (theo chỉ dẫn của kĩ thuật) Tiêm vắc xin (nếu có)
Chăm sóc điều trị lợn bệnh Phun sát trùng
Kết thúc buổi làm việc
*Thức ăn chăn nuôi
Trong chăn nuôi thì cám đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến đàn lợn, đòi hỏi người chăn nuôi đặc biệt quan tâm và chủ động trong khâu cám. Trong quá trình thực tập tại trại Thiên Thuận Tường ,tp Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Tôi đã cùng cán bộ kỹ thuật và công nhân ở trại
luôn đảm bảo đầy đủ cám về tiêu chuẩn cũng như khẩu phần cám cho lợn hậu bị, lợn đực hậu bị để cho chúng phát triển và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Cám đang được sử dụng để chăn nuôi tại trại là cám hỗn hợp hoàn chỉnh có đầy đủ và cân đối dinh dưỡng là cám của Công ty TNHH Cargill sản xuất, bao gồm các loại cám được sử dụng cho lợn là:
- Cám 8102 thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cao cấp cho heo từ 15kg đến 25kg
- Cám 1062 thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho heo cái hậu bị từ 50kg đến 90kg
- Cám 1072 thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho heo cái hậu bị từ 90kg đến trước khi phối
Với những loại cám nêu trên đã đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho từng loại lợn và từng giai đoạn phát triển của chúng.
*Chăm sóc nuôi dưỡng
Trong thời gian thực tập tại trại tôi tham gia cùng với cán bộ kỹ thuật, công nhân của trại thực hiện một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng lợn hậu bị nhập ngoại. Quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn hậu bị nhập ngoại được bắt đầu từ khi lợn mới nhập về có khối lượng trung bình khoảng 30kg cho đến trước khi phối giống. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng được thực hiện như sau:
- Buổi sáng lên chuồng vào kiểm tra toàn bộ chuồng nuôi 1 lượt, đánh dấu những con lợn bị bệnh, có biểu hiện bất thường, vệ sinh chuồng, cho ăn, theo dõi điều trị lợn bệnh, quan sát đánh giá tình trạng lợn cái lên giống, tập lợn đực nhảy giá khi đã đủ tuổi khai thác.
- Buổi chiều lên chuồng kiểm tra toàn bộ chuồng nuôi 1 lượt, vệ sinh chuồng, cho ăn, theo dõi điều trị lợn bệnh, tập lợn đực nhảy giá.
*Công tác vệ sinh chuồng nuôi
trọng. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Do nhận thức rõ được điều này, nên trong suốt thời gian thực tập, tôi đã thực hiện tốt các công việc như:
Bảng 3.2. Lịch sát trùng chuồng trại của trại
Thứ Trong chuồng Ngoài chuồng
Ngoài khu vực chăn nuôi CN Phun sát trùng ô nuôi và hành lang Thứ 2 Phun sát trùng ô nuôi và hành lang Phun sát trùng toàn bộ khu vực Phun sát trùng toàn bộ khu vực Thứ 3 Phun sát trùng ô nuôi và hành lang Thứ 4 Phun sát trùng ô nuôi
và hành lang Rắc vôi Rắc vôi
Thứ 5 Phun sát trùng ô nuôi và hành lang Thứ 6 Phun sát trùng ô nuôi
và hành lang Phun sát trùng Phun sát trùng Thứ 7 Phun sát trùng ô nuôi
và hành lang Vệ sinh tổng khu
(Nguồn: kỹ sư trại cung cấp)
Do tình hình dịch bệnh từng vùng khác nhau, lợn hậu bị nhập ngoại nên quy định về sát trùng trong chuồng nuôi cũng khắt khe, hầu như hằng ngày đều phải thực hiện 1 lần, thời gian đầu lợn mới được nhập về thì ngày phun sát trùng 2 lần, để đám bảo được lây nhiễm dịch bệnh từ chuồng này sang các chuồng khác.
Do nhận thức được điều này, trong suốt thời gian thực tập tôi đã thực hiện được tốt quy trình phun khử trùng và vệ sinh đối với chuồng nái như sau: - Phun sát khử trùng chuồng nuôi bằng thuốc VirkonTMS pha 100 g/10 l nước đối với phun ướt đều bề mặt chuồng, thuốc VirkonTMS pha 100 g/20 l nước đối vơi phun sương sát trùng không khí.
- Dùng 5 kg vôi bột rắc và quét lối đi lại trong chuồng và lối vào chuồng. - Tổng vệ sinh chuồng: quét mạng nhện, quét đầu chuồng, cuối chuồng, quét bụi quạt hút gió, thu gom bao cám về kho,…
Quy trình phun khử trùng và vệ sinh chuồng trại được thực hiên rất tốt đảm bảo có thể phòng tránh được dịch bệnh và ô nhiễm một cách hiệu quả nhất.
*Công tác phòng bệnh bằng vắc xin
Bảng 3.3. Công tác phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn hậu bị tại trại
Loại lợn Tuổi Phòng bệnh Tên vắc xin Đường đưa thuốc Liều lượng (ml/con) Hậu bị
26 tuần tuổi Tai xanh
Porcine Reproductive And Respiratory
Syndrome
Tiêm bắp 2
27 tuần tuổi Khô thai Parvo virus Tiêm bắp 2
27 tuần tuổi Giả dại Aujeszky’s
disease Tiêm bắp 2
28 tuần tuổi Dịch tả Swine fever Tiêm bắp 2
29 tuần tuổi LMLM Food And
Mouth Disease Tiêm bắp 2
30 tuần tuổi Tai xanh
Porcine Reproductive And Respiratory
Syndrome
Tiêm bắp 2
31 tuần tuổi Khô thai Parvo virus Tiêm bắp 2
31 tuần tuổi Giả dại Aujeszky’s
disease Tiêm bắp 2
32 tuần tuổi Tiêu chảy
cấp PED Tiêm bắp 3
Bảng trên thể hiện, tỷ lệ tiêm phòng cho đàn lợn của trại đạt được 100%. Với mỗi loại vắc xin cần chú ý tới 3 yếu tố để đảm bảo hiệu quả sử dụng:
- Chất lượng vắc xin. - Bảo quản vắc xin - Kỹ thuật tiêm.
Ngoài ra còn có yếu tố cơ địa của vật nuôi, tuy nhiên với heo nái hậu bị thường hiếm khi xảy ra
Như vậy, việc tiêm phòng bằng vắc xin thường xuyên được tiến hành trong trại để phòng một số bệnh. Đồng thời việc tiêm phòng vắc xin cũng là biện pháp bắt buộc trong ngành chăn nuôi thú y, nhất là chăn nuôi trang trại với quy mô lớn tạo điều kiện ổn định số lợn trang trại.
*Công tác chọn giống
Theo ngoại hình, thể trạng.
Chọn hậu bị thay đàn qua 3 bước sau: * Sau khi sinh:
- Xác định những con hậu bị ở các lứa đẻ có nhiều lợn con, không có các dị tật sinh sản.
- Ghi lại ngày sinh, số con/lứa, lý lịch giống và số tai.
- Ghép bầy để đảm bảo đồng đều số con/nái và không bị nhầm lẫn giữa các giống với nhau, bấm số tai nái hậu bị theo quy định của trại.
- Ghi chép các triệu chứng hoặc hành vi của con nái trong giai đoạn sinh và nuôi con như: khó đẻ, dùng thuốc và các biện pháp can thiệp, số con cai sữa/lứa.
* Từ 3 - 5 tuần tuổi: chọn lợn qua số vú, vú lộ rõ không bị lép. Chọn từ những bầy không có bất kỳ khiếm khuyết di truyền nào. Nếu phát hiện ra bất kỳ một khiếm khuyết di truyền nào thì không sử dụng bầy con, nái và đực (cha mẹ của bầy đó) vào mục đích nhân giống.
* Từ 2 - 3 tháng tuổi: chọn theo những đặc điểm ngoại hình, loại những lợn còi cọc, bệnh tật.
* 5 - 7 tháng tuổi: lựa chọn chi tiết hơn trong giai đoạn này, có thể dựa và các tiêu chí sau:
- Ngoại hình: chân, số vú, cơ quan sinh sản, dài thân, mông, đầu, vai.… - Sinh trưởng: chọn lợn khỏe mạnh, khả năng tăng trọng, tiêu tốn thức ăn, độ dày mỡ lưng...
- Chuyển những con hậu bị được chọn ra nuôi riêng và cho ăn theo tiêu chuẩn. - Chỉ tiêu quan trọng nhất là số con cai sữa/nái/năm (PSY) nhưng cần quan tâm một số chỉ tiêu khác như: số con còn sống, trọng lượng sơ sinh, số con cai sữa và chất lượng của lợn con để đánh giá lợn nái. Nên đợi đến lứa thứ 2, có thể lứa 3 để có quyết định lựa chọn chính xác.
Tiêu chuẩn chọn vú
- Nái hậu bị đạt chuẩn nên có tổng cộng khoảng 14 - 16 vú (mỗi bên 7 - 8 vú), không có vú kẽ, vú đĩa.
- Các núm vú nổi rõ và cách đều nhau, càng về phía sau khoảng cách các núm vú càng gần nhau hơn.
- Khoảng cách giữa 2 hàng vú đều, không quá xa hay quá gần để đảm bảo lợn con bú được cả hai hàng vú khi lợn nái nằm.
Tiêu chuẩn chọn chân
- Các vấn đề về chân là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc loại thải và ảnh hưởng đến thời gian sử dụng lợn nái.
- Lợn hậu bị nên là những lợn có bốn chân chắc chắn, khoảng cách giữa 2 chân trước và 2 chân sau rộng vừa phải, móng chân thẳng, không toè, đi đứng tự nhiên, không đi bàn.
- Bàn chân đạt chuẩn rất quan trọng cho sự phân bố trọng lượng lợn nái và tránh những tổn thương trong quá trình sinh đẻ sau này của nái.
- Bàn chân đạt chuẩn cần: rộng vừa phải; các ngón có khoảng cách vừa phải; ngón chân to, đều.
Tiêu chuẩn chọn cơ quan sinh sản
Các vấn đề về sinh sản trên lợn nái thường có thể được tiên đoán bằng cách đánh giá bộ phận sinh dục ngoài của lợn. Nên tránh chọn những lợn nái hậu bị có:
- Âm hộ nhỏ: thường là dấu hiệu cho thấy hệ thống sinh sản nội bộ kém phát triển hoặc chưa trưởng thành → nên tránh chọn những lợn như vậy vì chúng thường khó giao phối và hay gặp khó khăn trong quá trình sinh đẻ.
- Âm hộ có dị tật bất thường.
- Âm hộ có thương tích: ngay cả khi chúng đã lành thì vẫn có thể làm giảm khả năng giao phối hoặc gây khó khăn cho quá trình sinh đẻ.
Những tiêu chuẩn đánh giá khác.
- Đầu và cổ: Đầu to vừa phải, trán rộng, mắt lanh.
- Vai và ngực: Vai nở đầy đặn. Ngực sâu, rộng. Đầu và vai liên kết tốt. - Lưng sườn và bụng: Lưng dài vừa phải, ít võng. Sườn sâu, bụng tròn, không xệ (lợn ngoại). Lưng và bụng kết hợp chắc chắn.
- Mông và đùi sau: mông dài vừa phải, rộng. Đùi sau đầy đặn, ít nhăn. Mông và đùi sau kết hợp tốt. Khấu đuôi to, luôn ve vẩy.
Phát hiện lợn nái động dục
- Khi lợn động dục (lên giống) biểu hiện kích thích thần kinh, tai vểnh lên và đứng ì lại.
- Lợn có biểu hiện bồn chồn hay đứng lên nằm xuống, ta quan sát được vào khoản 10 - 11 giờ trưa.
- Cơ quan sinh dục có biểu hiện: âm hộ sung huyết, sưng, mẩy đỏ, có dịch tiết chảy ra trong, loãng và ít, sau đó chuyển sang đặc dính.
Thời gian tôi kiểm tra vào buổi sáng sau khi cho lợn ăn, mục đích kiểm ra lúc lợn ăn là lúc lợn đứng yên dễ dàng đứng gần quan sát, sờ và xem được số tai ghi lại vào sổ ghi chép để phục vụ cho việc phối giống sau này.
Huấn luyện nhảy giá cho lợn đực
Huấn luyện lợn nhảy giá là công việc nhằm giúp lợn thành lập các phản xạ sinh dục có điều kiện (phản xạ tiết tinh dịch) dựa trên các phản xạ không điều kiện (phản xạ ngửi “mùi lợn nái”, phản xạ nhìn thấy giá nhảy…) → mục tiêu là có thể khai thác tinh đạt chất lượng. Huấn luyện đực giống nhảy giá để lấy tinh chuẩn bị cho quá trình thụ tinh nhân tạo là một khâu quan trọng trong quá trình chăn nuôi lợn đực giống. Việc huấn luyện lợn nhảy giá đúng phương pháp, kỹ thuật giúp cho chất lượng tinh được nâng cao và ổn định, từ đó nâng cao hiệu quả thụ tinh → nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái → hiệu quả chăn nuôi của toàn trại tăng cao.
Các bước tiến hành cụ thể: 1. Chuẩn bị ô chuồng sạch sẽ. 2. Vệ sinh lợn sạch sẽ.
3. Đuổi lợn lên ô tập.
4. Cho lợn làm quen với giá nhảy. 5. Gọi lợn nhảy giá.
6. Kích thích lợn hưng phấn: dùng tay xoa bóp dương vật cho lợn. 7. Cho lợn ngửi mùi dịch âm hộ của nái lên giống.
8. Tiếp tục xoa bóp dương vật cho lợn, tinh ra, lấy cốc hứng tinh. 9. Ghi chép lịch tập luyện vào sổ.
10. Kiểm tra, đánh giá chất lượng tinh.
11. Ghi chép số tai, chất lượng tinh dịch, thể tích tinh dịch vào sổ khai thác tinh.
Công tác khác
Tham gia quy trình xuất bán lợn thịt
Trong 6 tháng thực tập tai trại tôi còn được tham gia vào công tác xuất bán lợn thịt của trại. Trước khi xuất bán lợn, kỹ thuật trại sẽ đi đánh dấu vào những con lợn khỏe mạnh, đủ tiêu chuẩn để xuất bán bằng sơn màu đỏ để