3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại lợn Cù Xuân Thành, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại em tiến hành thu thập thông tin từ kỹ sư trại, kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế tại trang trại .
3.4.2.2. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng cho đàn lợn nuôi tại cơ sở
* Quy trình chăm sóc nái đẻ (nái nuôi con)
Trước khi chuyển nái sang chuồng đẻ vệ sinh sát trùng chuồng đẻ sạch sẽ, khô ráo.
Tắm nái sạch bằng xà phòng và chuyển nái qua chuồng ðẻ trong khoảng 3 - 7 ngày trýớc ðẻ.
Chuẩn bị dụng cụ trýớc khi lợn con ra ðời: khãn lau, bột xoa, cồn iod, cân, tải nilong, dầu bôi trõn, panh, kim tiêm, kìm cắt đuôi, máy mài nanh, sổ ghi chép, úm, bóng úm, thảm lót, thuốc oxytocin, kháng sinh, thuốc cầm máu, thuốc hạ sốt, thuốc bổ, thuốc an thần,…
* Khẩu phần ăn cho nái đẻ và nuôi con.
Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 3 ngày cho ăn giảm dần 0,5kg/ ngày. Khi lợn nái đẻ được 2 ngày tăng dần lượng thức ăn từ 0,5 - 1kg/ngày đến ngày thứ 5. Đối với nái nuôi con quá gầy hoặc nuôi nhiều con có thể cho ăn tăng lượng thức ăn lên.
Bảng 3.1. Khẩu phần ăn cho đàn lợn tại trại
Đối tượng
Lợn nái mang thai
* Quy trình dùng thuốc:
- Lợn nái trước và sau đẻ một tuần trộn thức ăn, Bacitracin Methylene Disalicylate 10% , trộn theo bữa (10g/bữa).
- Lợn mẹ đẻ xong tiêm 20 ml kháng sinh (amox), 2 ml oxytoxin. Ngày thứ 2 tiêm 4 ml oxytoxin, ngày 3 giống ngày 1.
* Quy trình đỡ đẻ cho lợn nái
- Biểu hiện bên ngoài: bồn chồn, đứng ngồi không yên, chân cào xuống nền chuồng, ỉa, đái vặt, trước đẻ 1 giờ bắt đầu tiết sữa.
- Người đỡ: cắt móng tay, rửa tay sạch.
* Kĩ thuật đỡ đẻ:
- Một tay cầm chắc lợn con, một tay dùng khăn khô lau sạch dịch nhờn ở mồm, mũi và toàn thân cho lợn để lợn hô hấp thuận lợi.
- Cắt rốn: thắt dây rốn ở vị trí cách cuống rốn 3 cm, dùng kéo cắt phần bên ngoài nút thắt một đoạn bằng 1/2 bên trong nút buộc khoảng 1,5 cm. Sát trùng dây rốn và vùng cuống rốn bằng cồn iod.
- Cho lợn con vào lồng úm tº = 33 - 35ºC
- Trước khi cho lợn con ra bú cần lau sạch vú lợn mẹ, trải thảm lót cho lợn con ra bú.
- Phải trực liên tục cho đến khi lợn nái đẻ xong hoàn toàn, nhau ra hết, lợn nái trở về trạng thái yên tĩnh và cho con bú.
Không can thiệp khi quá trình đẻ của lợn nái diễn ra bình thường, chỉ can thiệp khi lợn mẹ rặn đẻ lâu và khó khăn.
* Kĩ thuật can thiệp lợn đẻ khó Một số biểu hiện lợn đẻ khó:
+ Lợn rặn đẻ liên tục, bụng căng lên do rặn đẻ mạnh, đuôi cong lên do lợn con đã ra đến cổ tử cung nhưng do trọng lượng lợn con quá to hoặc do phôi thai bị ngược nên không ra ngoài được.
+ Mắt của lợn mẹ trở nên rất đỏ do quá trình rặn đẻ liên tục.
+ Lợn mẹ kiệt sức: thở nhanh, yếu ớt do quá trình rặn đẻ nhiều khiến lợn kiệt sức.
+ Dùng nước sát trùng vệ sinh âm hộ và mông lợn. Sát trùng tay, bôi gen bôi trơn.
+ Đưa tay vào trong tử cung, nắm lấy lợn con, đưa lợn con ra ngoài. - Sử dụng thuốc cho lợn trong trường hợp khó đẻ, sát nhau:
+ Sử dụng oxytoxin, sau khi đẻ xong điều trị 3 ngày liên tục 3 - 5 ml/con hoặc trường hợp khó đẻ can thiệp ngay 2 ml/con
+ Kháng sinh amox, sau khi đẻ xong điều trị 3 ngày lên tục 20 ml/con.
* Quy trình chăm sóc lợn con tại cơ sở:
- 1 ngày sau khi đẻ cho uống kháng sinh amox colis, mài nanh, cắt đuôi. - 3 ngày cho uống cầu trùng, tiêm sắt.
- 5 ngày lắp máng tập ăn
- 7 ngày thiến, khi thiến tiêm kháng sinh, sát trùng vị trí thiến. - 14 đến 16 ngày vaccine circo.
- 21 đến 26 ngày cai sữa.
+ Chuẩn bị: máy mài nanh, kìm cắt đuôi, cồn sát trùng, thuốc kháng sinh. + Lợn con sau khi đẻ khoảng nửa ngày hoặc một ngày thì được mài nanh, bấm đuôi và nhỏ amoxcolis.
+ Thao tác: mài nanh, bắt lợn kẹp vào đùi mở miệng lợn con mài bằng phẳng từng bên một. Sau khi mài nanh xong túm hai chân sau dùng kìm bấm đuôi, bấm 2/3 đuôi phía ngoài. Sau đó sát trùng vị trí bấm bằng cồn.
* Tiêm chế phẩm fe - dextran và nhỏ cầu trùng: lợn con 3 ngày tuổi sẽ được tiêm chế phẩm fe - dextran với liều lượng 2ml/con và được nhỏ cầu trùng (Pigcox 5%).
- Thiến lợn đực:
Chuẩn bị dụng cụ thiến đầy đủ gồm: dao thiến, cồn sát trùng, panh kẹp, bông, xi - lanh tiêm và thuốc kháng sinh, ghế ngồi.
+ Thao tác: người thiến ngồi ghế cao và kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng xuống dưới. Một tay nặn sao cho dịch hoàn nổi rõ, tay còn lại cầm dao rạch hai vết đứt vào chính giữa của mỗi bên dịch hoàn. Dùng tay nặn dịch hoàn ra ngoài rồi lấy panh kẹp và xoắn đứt dịch hoàn ra, bôi cồn vào vị trí thiến. Tiêm 0,5 ml amox chống viêm nhiễm.
* Tập ăn sớm lúc 5 ngày tuổi.
- Ngày tập ăn 4 - 8 lần/ ngày, mỗi lần rất ít khoảng 30 - 60 viên cám. - Vị trí đặt máng thuận lợi cho heo con ăn ngủ, có không gian cho heo di chuyển xung quanh máng.
- Khi đặt máng cần gây tiếng động làm heo con chú ý. Không để thức ăn thừa trong máng cũ
- Khi heo biết ăn cho ăn nhiều lần trong ngày, mỗi lần ít kích thích thèm ăn - Vệ sinh máng sạch sẽ hằng ngày, sát trùng để khô.
- Mỗi ô có máng ăn riêng.
- Đối với heo ăn yếu cho ăn cám lỏng.
- Heo con giai đoạn từ 5 - 24 ngày tuổi tập ăn: 200-350 gram/ con.
* Cai sữa cho lợn con: khi lợn con được 21 ngày tuổi chúng em tiến hành cai sữa cho lợn con đối với những đàn có khối lượng từ 5,5kg đến 7kg, không có mắc bệnh và có sức khoẻ tốt.
3.4.2.3. Quy trình phòng bệnh tại cơ sở
* Vệ sinh hàng ngày:
Để ngăn ngừa, khống chế dịch bệnh cũng như tăng năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi trong thời gian thực tập và làm việc tại trại em đã tham gia các công tác vệ sinh theo đúng quy định của trại, cụ thể như sau:
- Trước khi vào chuồng làm việc tất cả đều phải tắm sát trùng, mặc quần áo bảo hộ, đi ủng, đi qua chậu vôi sát trùng.
- Đập lợn mẹ dậy ỉa, dọn phân tránh lợn mẹ nằm đè phân. - Rắc vôi, quét dọn lối đi.
- Lau bầu vú cho nái nuôi con, lau mông, lau sàn bằng nước sát trùng. - Vệ sinh máng ăn sạch sẽ (máng tập ăn, uống lợn con)
- 2 ngày tiến hành xịt gầm, xả rãnh.
- 1 tuần tiến hành phun thuốc sát trùng 1 lần, quét vôi, quét mạng nhện trong chuồng và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng.
Đối với chuồng đẻ sau khi cai sữa, lợn mẹ và lợn con chuyển đi tiến hành tháo dỡ các tấm đan, đem ngâm ở bể sát trùng 1 ngày, sau đó xịt sạch. Ô chuồng, khung chuồng được xịt sạch bằng dung dịch NaOH pha với nồng độ loãng khoảng 5%. Gầm chuồng cũng được tiêu độc khử trùng sạch sẽ bằng vôi. Để khô rồi tiến hành lắp các tấm đan, sau đó đuổi lợn chờ đẻ vào.
Do trại thường xuyên có xe chở lợn, xe chở cám, khách ra vào trại nên việc thực hiện phun thuốc sát trùng quanh chuồng được tăng cường.
Sau mỗi buổi làm trước khi ra khỏi chuồng thu dọn, sắp xếp dụng cụ, quét lối đi giữa các chuồng.
Lịch sát trùng Bảng 3.2. Lịch sát trùng chuồng trại Thứ Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ nhật
Phòng bệnh bằng vắc xin
Bảng 3.3. Lịch tiêm phòng vắc xin tại cơ sở
Loại lợn Lợn con Lợn hậu bị Lợn nái sinh sản Lợn
Đối với lợn đực:
Lợn đực đang khai thác tiêm phòng vào tháng 5, tháng 11 vắc xin dịch tả Pest - Vac. Tháng 4, 8, 12 tiêm phòng vắc xin lở mồng long móng aftogen, vắc xin giả dại PR – Vac - PLUS.