.Lịch tiêm phòng vắc xin tại cơ sở

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn cù xuân thành liên kết công ty greenfeed, thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 47 - 58)

Loại lợn Lợn con Lợn hậu bị Lợn nái sinh sản Lợn

Đối với lợn đực:

Lợn đực đang khai thác tiêm phòng vào tháng 5, tháng 11 vắc xin dịch tả Pest - Vac. Tháng 4, 8, 12 tiêm phòng vắc xin lở mồng long móng aftogen, vắc xin giả dại PR – Vac - PLUS.

3.4.3. Chẩn đoán và điều trị bệnh tại cơ sở

Trong thời gian thực tập tại trại, bằng kiến thức đã học, cùng với sự giúp đỡ của kỹ thuật và cơng nhân trong trại em đã tiến hành chẩn đốn và điều trị một số bệnh xảy ra tại trại. Cụ thể:

3.4.3.1. Bệnh của lợn nái

* Bệnh viêm tử cung

- Triệu chứng: lợn đẻ 2 - 3 ngày, sốt nhẹ, giảm ăn hay bỏ ăn, có dịch nhầy chảy ra từ âm hộ, màu trắng đục hoặc màu phớt vàng.

- Chẩn đoán: bệnh viêm tử cung ở lợn nái - Điều trị: dùng các loại thuốc sau để điều trị + Thụt rửa 2 lần/ngày, 2 ngày liên tục.

+ Han - Prost: 2ml/con + Oxytoxin: 2ml/con + Analgin: 1ml/10kg TT * Bệnh viêm vú

- Triệu chứng: vú có màu hồng, sưng đỏ, sờ vào thấy hơi nóng, hơi cứng, ấn vào lợn nái có phản ứng đau.

Lợn nái giảm ăn, hoặc bỏ ăn, nằm một chỗ, sốt cao 40,5oC - 42oC. Sản lượng sữa giảm, lợn nái thường nằm úp đầu vú xuống sàn, ít cho con bú.

Vắt sữa ở những vú bị viêm thấy sữa lỗng, trong sữa có cặn hoặc cục sữa vón lại, xuất hiện các cục casein màu vàng. Lợn con thiếu sữa kêu la, lợn con ỉa chảy, xù lơng.

- Chẩn đốn: lợn nái mắc bệnh viêm vú - Điều trị: dùng các thuốc sau để điều trị

+ Cục bộ: phong bế giảm đau bầu vú bằng cách chườm nước đá lạnh để giảm sưng, giảm đau, mỗi ngày vắt cạn vú viêm 4 - 5 lần tránh lây lan sang vú khác.

+ Điều trị toàn thân

Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày. * Bệnh sát nhau

- Triệu chứng: con vật đứng nằm không yên, nhiệt độ hơi tăng, thích uống nước, sản dịch chảy ra màu nâu.

- Chẩn đoán: lợn nái mắc bệnh sát nhau - Điều trị:

+ Oxytocin: 2 ml/con + Amox: 1 ml/10 kg TT

Điều trị 2 - 3 ngày, kết hợp thụt rửa bằng nước muối sinh lý + Bôi xanh methylen lên vùng da bị

viêm * Bệnh viêm khớp

- Triệu chứng: lợn đi khập khiễng, khớp chân sưng lên. Thường thấy viêm khớp cổ chân, khớp háng và khớp bàn chân. Lợn ăn ít, hơi sốt, chân lợn có hiện tượng què, đi đứng khó khăn, chỗ khớp viêm tấy đỏ, sưng sờ nắn vào có phản xạ đau.

- Chẩn đoán: lợn nái mắc bệnh viêm khớp - Điều trị: Tiêm các thuốc sau:

+ Canxi: 1ml/10kg TT

+ Diclofenac 2,5%: 1ml/10kg TT Điều trị liên tục trong 3 ngày

3.4.3.2. Bệnh của lợn con

* Hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ

- Triệu chứng: Phân lỏng, có màu nâu hoặc vàng, phân có mùi hơi, dính đít, lợn gầy, ốm yếu.

- Điều trị:

+ Tiêm enzofloxacin: 1ml/5 - 8kgTT, kết hợp với atropin: 1ml/10kgTT. Điều trị liên tục 2 - 3 ngày. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Hội chứng hô hấp

- Triệu chứng: lợn gày cịm lơng xù, thở thể bụng, có khi ngồi thở, bụng hóp lại. Lợn bị bệnh không tranh vú với các con khác nên ngày càng gầy yếu.

- Điều trị: tiêm Amox: 1 ml/10kg TT

Nếu lợn có hiện tượng ho nhiều, thở gấp thì tiêm bromhexine: 2ml/con.

3.4.4. Các cơng việc khác

- Phát hiện lợn nái động dục với các biểu hiện sau:

+ Lợn nái đứng yên khi bị đè lên lưng hoặc sự có mặt của đực giống. + Âm hộ sung huyết, sưng, mẩy đỏ sau đó chuyển sang trạng thái thâm nhăn. + Dịch nhờn chảy ra từ âm hộ trong, lỗng, khơng dính, sau đó chuyển sang trạng thái đặc và dính.

- Thụ tinh nhân tạo cho lợn nái:

+ Bước 1: phối ngay sau khi phát hiện động dục, hoặc để nái động dục

+ Bước 2: dùng đực giống để kích thích nái trong lúc phối.

+ Bước 3: vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi phối, lau âm hộ bằng khăn để

loại bỏ bụi, sau đó dùng khăn giấy lau lại 1 lượt.

+ Bước 4: sử dụng ống tinh đã được bôi trơn luồn vào âm hộ chếch 45

dọc theo sống lưng xoay ngược chiều kim đồng hồ. Khi có cảm giác kịch tay thì dừng lại (ngồi lên lưng nái). Xoay lọ tinh bằng tay, mở liều tinh ra, nối với ống thụ tinh.

+ Bước 5: khi tinh dịch đã đi vào trong âm đạo, rút nhẹ ống dẫn tinh

xoay theo chiều kim đồng hồ và vỗ mạnh vào lưng lợn nái một cách đột ngột để lợn nái đóng cổ tử cung lại.

+ Bước 6: sau khi dẫn tinh xong, phải vệ sinh dụng cụ sạch sẽ

Em đã được thực hiện thụ tinh nhân tạo cho lợn nái, kết quả đạt 100%. - Mài nanh, cắt đuôi: lợn con sau khi sinh được 12 giờ tiến hành mài nanh, cắt đuôi.

- Bổ sung sắt cho lợn con: tiêm bắp cho lợn con 3 ngày tuổi, mỗi con 1 ml fe - dextran.

- Phòng bệnh cầu trùng: nhỏ thuốc phòng cầu trùng cho lợn con vào ngày tuổi thứ 3 và ngày thứ 4.

- Thiến lợn: những con lợn đực sau khi đẻ được 7 ngày tiến hành thiến.

3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu với cơng thức tính

- Tỉ lệ lợn mắc bệnh: Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = - Tỷ lệ lợn khỏi: Tỷ lệ lợn khỏi (%) = ∑ số lợn mắc bệnh ∑ số lợn theo dõi ∑ số con khỏi bệnh ∑ số con điều trị x 100 x 100

- Các số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học của Nguyễn Văn Thiện (2008), trên phần mềm minitab 17.0

- Số trung bình: n Xi X i n n Trong đó

Xi : giá trị các mẫu quan sát được X : giá trị trung bình

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình chăn ni lợn tại trại lợn Cù Xuân Thành

Kết quả tình hình chăn ni của trại trong 2 năm (2020 - 2021) qua số liệu trực tiếp tại thời điểm thực tập và trên số liệu thống kê của trại được trình bày qua bảng 4.1. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.1. Kết quả chăn nuôi lợn tại trại lợn Cù Xuân Thành qua 2 năm 2020 – 2021 STT Loại lợn 1 Lợn đực giống 2 Lợn nái hậu bị 3 Lợn nái sinh sản Tổng

(Nguồn: Phòng kỹ thuật trang trại)

Qua bảng 4.1 số lượng lợn nái sinh sản của trại có xu hướng giảm từ năm 2020 đến năm 2021 do sự loại thải những lợn nái bệnh.

Đặc biệt là lợn hậu bị tăng lên nhằm thay thế cho các lợn nái sinh sản không đủ tiêu chuẩn và phải loại thải. Hàng tháng vẫn có sự loại thải những con nái sinh sản kém, không đủ tiêu chuẩn để làm giống. Từng lợn nái được theo dõi tỉ mỉ các số liệu liên quan của từng nái như: số tai, ngày phối giống, ngày đẻ dự kiến... được ghi trên thẻ gắn tại chuồng nuôi.

4.2. Kết quả thực hiện quy trình ni dưỡng đàn lợn nái và lợn con

Trong thời gian thực tập em được phân cơng chăm sóc tại chuồng lợn nái đẻ và nuôi con 3 tháng. Dưới đây là bảng số lượng lợn em được trực tiếp chăm sóc tại cơ sở qua 3 tháng thực tập tại chuồng đẻ.

Bảng 4.2. Số lượt lợn nái đẻ trực tiếp chăm sóc ni dưỡng tại trại qua 3 tháng thực tập

Kết quả bảng 4.2 cho thấy số lượt lợn nái đẻ, ni con em trực tiếp chăm sóc ni dưỡng trong 3 tháng thực tập là 68 con. Lợn nái chửa mỗi tháng em chăm sóc là từ 20 con đến 40 con, đây là những lợn nái chửa ở giai đoạn cuối cùng 100-114 ngày, đã được chuyển lên chuồng nái đẻ để chờ đẻ và tập quen với chuồng đẻ. Để đảm bảo sự cách ly giữa các chuồng mỗi công nhân phải chăm sóc từ giai đoạn từ chuồng bầu lên đến khi cai sữa lợn con.

Trong q trình chăm sóc, ni dưỡng em đã được học hỏi và mở mang rất nhiều kiến thức về cách cho ăn, loại thức ăn nào dành cho những loại lợn nào, nhu cầu dinh dưỡng của lợn nái trong từng thời kỳ, các thao tác kỹ thuật để chăm sóc lợn mẹ tốt …

Bên cạnh đó em cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm như: đối với lợn nái sau khi tách con cần áp dụng chế độ ăn tăng để tăng số trứng rụng và tăng số con đẻ ra trên lứa, chuồng trại phải sạch sẽ thoáng mát tuy nhiên cũng không nên tắm thường xuyên vào những ngày lạnh, ẩm ướt vì sẽ làm ẩm chuồng, độ ẩm khơng khí tăng, vi sinh vật dễ phát triển trong mơi trường làm lợn nái dễ nhiễm bệnh, vào những ngày mùa đơng giá rét thì phải chuẩn bị bóng úm và thảm cho lợn con.

Đối với lợn mẹ sau khi đẻ phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, giữ cho chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ, giữ ấm cho lợn và tuyệt đối không tắm cho lợn con.

Đối với lợn con khi sinh ra cần được lau khơ mũi, miệng và tồn thân, mài nanh và cho bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Khi mài nanh, bấm đuôi cho lợn con cần sát trùng dụng cụ, tránh làm lợn bị tổn thương vì các dạng vết thương đó có thể tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập. Khi tiến hành bắt lợn để tiêm cần nhẹ nhàng, không được đuổi bắt. Tiêm chế phẩm fe- dextran cho lợn con vào 3 ngày tuổi. Tập ăn sớm cho lợn con khi được 3 ngày tuổi bằng thức ăn hỗn hợp. Thức ăn cho lợn con phải giàu đạm và năng lượng. Đảm bảo cung cấp đủ nước uống sạch sẽ cho lợn con, không để thức ăn tồn lâu trong máng ăn. Đối với những lợn con còi phải phân loại riêng và thực hiện chế độ chăm sóc riêng để lợn con có thể bắt kịp thể trạng với các con khác cùng lứa.

Theo dõi thường xuyên để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời đối với lợn nái và lợn con. Chuồng trại phải được vệ sinh thường xuyên sạch sẽ. Chuồng nuôi đảm bảo ln khơ ráo, thống mát, tránh gió lùa và đảm bảo giữ ấm cho lợn con, đảm bảo số lượng nhân công trong dãy chuồng đang đẻ để giảm tỷ lệ chết do lợn mẹ đè .

4.3. Tình hình sinh sản của lợn nái ni tại trại lợn Cù Xn Thành

Tình hình sinh sản của lợn nái ni tại trại được thể hiện qua bảng 4.3:

Bảng 4.3. Thực hiện quy trình đỡ lợn đẻ tại trại

Tháng

3 4 5

Kết quả Bảng 4.3 cho thấy em chăm sóc 68 nái đẻ trong đó 64 nái đẻ bình thường chiếm tỷ lệ 94,12%, có 4 nái đẻ khó phải can thiệp chiếm tỷ lệ 5,88%.

Biểu hiện đẻ khó như sau: khi lợn đã vỡ nước ối mà lợn mẹ lại khơng có biểu hiện rặn đẻ hoặc trường hợp khi đẻ được 1 đến 2 con sau 30 phút đến 1 giờ mà không thấy lợn đẻ nữa nhưng lợn mẹ vẫn tiếp tục rặn liên tục mà khơng đẻ được thì nhanh chóng sát trùng tay, bôi gel bôi trơn. Đưa tay vào trong tử cung, nắm lấy lợn con, đưa lợn con ra ngoài.

Trong khi thực hiện đỡ đẻ em rút ra một số bài học sau: việc chăm sóc, ni dưỡng nái đẻ và ni con cần chú ý giảm khẩu phần ăn đối với lợn nái quá béo, điều chỉnh tăng, giảm thức ăn thích hợp đối với những lợn nái đẻ lứa đầu để con đẻ khơng q to dẫn đến đẻ khó, loại thải những nái già đã đẻ quá nhiều lứa. Trong lúc nái đẻ cần phải trực liên tục cho đến khi lợn đẻ xong, khi có biểu hiện khó đẻ cần xử lý kịp thời. Kỹ năng học được trong 6 tháng vừa qua là cho nái ăn đúng khẩu phần, biết được quy trình đỡ đẻ và can thiệp đúng lúc.

4.4. Một số chỉ tiêu sinh sản của lợn nái nuôi tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn cù xuân thành liên kết công ty greenfeed, thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 47 - 58)