Ở Việt Nam một số nhà khoa học thú y đã có những nghiên cứu tổng kết về bệnh sinh sản trên đàn lợn nái. Bệnh sinh sản có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái, nó không chỉ làm giảm sức sinh sản của lợn nái mà còn có thể làm cho nái mất khả năng sinh sản, chậm sinh hay làm giảm khả năng sống sót của lợn con.
- Nguyễn Xuân Bình (2005) [1], cho biết: Ở những nái bị viêm tử cung thường biểu hiện sốt theo quy luật sáng chiều (sáng sốt nhẹ, chiều sốt nặng).
- Theo Trần Tiến Dũng và cs. (2002) [7], bệnh viêm đường sinh dục ở lợn chiếm tỷ lệ cao từ 30 - 50%, trong đó viêm cơ quan bên ngoài ít, chiếm tỷ lệ 20%, còn lại 80% là viêm tử cung.
bóp yếu, các chất bẩn không được đẩy ra ngoài, lưu trong đó làm cho bệnh nặng thêm. Các tác giả đề nghị nên dùng oxytoxin kết hợp PGF2α hoặc kết hợp với kháng sinh điều trị toàn thân và cục bộ. Sát nhau trên lợn nái ít xảy ra, nhưng nếu lợn nái bị sát nhau sẽ đưa đến viêm nhiễm trùng và gây viêm tử cung. Điều kiện môi trường thay đổi đột ngột như thời tiết môi trường quá nóng hay quá lạnh trong thời gian đẻ cũng dễ dẫn đến viêm tử cung.
Đồng thời cũng có nhiều tác giả có tổng kết về tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở lợn nái sau khi sinh: theo Nguyễn Văn Thanh (2003) [15], lợn nái sau khi sinh có chứng viêm tử cung chiếm tỷ lệ 42,4%. Viêm tử cung trên nhóm lợn nái thuần chiếm khoảng 25,48%, trên nhóm lợn nái lai chiếm 50,84% (trong tổng số 1.000 lợn nái khảo sát). Viêm tử cung thường xảy ra cao nhất ở lứa 1 và 2. Tỷ lệ chậm động dục ở nhóm lợn bị viêm tử cung cao hơn nhiều so với nhóm lợn không bị viêm tử cung.
Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2003) [3], để phòng bệnh viêm vú cho lợn nái, trước khi đẻ lau, xoa vú và tắm cho nái, cho con đẻ đầu tiên bú ngay sau 1 giờ đẻ, chườm nước đá vào bầu vú viêm, tiêm kháng sinh: penicillin 1,5 - 2 triệu đơn vị với 100 ml nước cất tiêm quanh vú. Nếu nhiều vú bị viêm thì pha loãng liều thuốc trên với 20 ml nước cất, tiêm xung quanh các vú viêm, tiêm trong 3 ngày liên tục.
Bệnh viêm tử cung ở gia súc là một quá trình bệnh lý phức tạp được thể hiện dưới nhiều thể khác nhau. Đây là nguyên nhân gây rối loạn sinh sản, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của gia súc cái. Viêm tử cung là một trong những tổn thương đường sinh dục trên lợn nái sau khi sinh. Sau khi sinh có dịch tiết và dịch lẫn mủ là biểu hiện của viêm tử cung (Nguyễn Văn Thanh 2003) [15].
Theo Nguyễn Xuân Bình (2005) [1], bệnh viêm tử cung xảy ra ở những thời gian khác nhau, nhưng thường xảy ra nhiều nhất vào thời gian sau khi đẻ từ 1 - 10 ngày.
Theo Trần Tiến Dũng và cs. (2002) [7], khi gia súc bị bệnh viêm tử cung ở thể viêm cơ, viêm tương mạc thì không nên tiến hành thụt rửa bằng các chất sát trùng với thể tích lớn. Vì khi bị tổn thương nặng, cơ tử cung co bóp yếu, các chất bẩn không được đẩy ra ngoài, lưu trong đó làm cho bệnh nặng thêm. Các tác giả đề nghị nên dùng oxytoxin kết hợp PGF2α hoặc kết hợp với kháng sinh điều trị toàn thân và cục bộ. Sát nhau trên lợn nái ít xảy ra, nhưng nếu lợn nái bị sát nhau sẽ đưa đến viêm nhiễm trùng và gây viêm tử cung. Điều kiện môi trường thay đổi đột ngột như thời tiết môi trường quá nóng hay quá lạnh trong thời gian đẻ cũng dễ đưa đến viêm tử cung.
Ở Việt Nam phát hiện bệnh liên cầu khuẩn tại trại Cầu Thị - Hà Nội (Phan Sỹ Lăng, 2007) [9].
Theo Trịnh Văn Thịnh (1985) [20], bệnh phân trắng ở lợn con là một hội chứng hoặc một trạng thái lâm sàng đa dạng, đặc biệt là viêm dạ dày, viêm ruột, gầy sút nhanh. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là E.coli, nhiều loại Salmonella. Bệnh xuất hiện vào những ngày đầu sau khi mới sinh và sống suốt trong thời gian bú sữa. Ở nước ta bệnh lợn con phân trắng là bệnh rất phổ biến,
trong các cơ sở chăn nuôi tỷ lệ mắc bệnh từ 20-80%, tỷ lệ tử vong cao 60%, bệnh có quanh năm nhiều nhất là cuối Đông sang Xuân, cuối Xuân sang Hè.
2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
- Theo Madec (1995) [11], viêm tử cung thường bắt đầu bằng sốt và chảy dịch viêm vài giờ sau khi đẻ, chảy mủ vài hôm sau và thường kéo dài 48 đến 72 giờ. Trong bệnh viêm tử cung thì viêm nội mạc tử cung chiếm tỷ lệ cao. Madec khi tiến hành nghiên cứu bệnh sau khi đẻ trên đàn lợn xứ Brơ-ta nhơ (Pháp) cho thấy, 15% số lợn nái bị viêm tử cung (Madec, 1995) [11]. Theo Smith và cs. (1995) [25], từ các mẫu sữa, dịch âm đạo và sữa của nái mắc hội chứng M.M.A đã phân lập và công bố các loại vi sinh vật sau đây
gây nhiễm trùng tử cung và vú, gây nên hội chứng M.M.A: E coli, Staphylococus aureus, Streptococus, Klebsiella aergenes, Pseudomonas spp.
Bệnh lợn con phân trắng là hội chứng nhiễm khuẩn đường ruột ở giai đoạn bú sữa. Bệnh xảy ra ở các nước trên thế giới, bệnh thường phát và nhiễm nặng ở các khu dân cư, nơi môi trường bị ô nhiễm, thiếu nước sạch ở các tỉnh miền núi dân trí còn lạc hậu. Theo Glawsschning và Bacher (1992) [24], nguyên nhân gây bệnh phân trắng lợn con chủ yếu là do vệ sinh chuồng trại kém, thức ăn thiếu dinh dưỡng, chăm sóc quản lý không tốt.
Nghiên cứu của Smith và Nagy Band Feket Pzs (1996) [26], cho thấy, sản xuất vắc-xin E.coli phòng bệnh phân trắng cho lợn tố nhất được phân lập từ bệnh phẩm của lợn bệnh ở độ tuổi dưới 14 ngày.
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
3.1. Đối tượng
- Lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ
- Các bệnh ở lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm nghiên cứu: Trại lợn công ty TNHH chăn nuôi Thái Thụy tại Thụy Duyên, Thái Thụy, Thái Bình.
- Thời gian nghiên cứu: 10/12/2020 - 02/06/2021.
3.3. Nội dung tiến hành
- Thực hiện quy trình phòng và điều trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại cơ sở.
- Thực hiện công tác chẩn đoán và điều trị các bệnh thường gặp cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại cơ sở.
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi
- Tình hình chăn nuôi lợn tại trại.
- Thực hiện công tác chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái và heo con theo mẹ.
- Theo dõi tình hình sinh sản của đàn lợn nái.
- Công tác vệ sinh phòng bệnh.
- Chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn nái và lợn con.
3.4.2. Phương pháp thực hiện
3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại
Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại, tiến hành thu thập thông tin từ cán bộ kỹ thuật, kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế tại trang trại.
thịt của trại.
Ghi chép số liệu cẩn thận, tỉ mỉ và tính toán các chỉ tiêu theo dõi. 3.4.2.2. Chăm sóc nuôi dưỡng cho đàn lợn nuôi tại cơ sở
Thực hiện các quy trình: chăm sóc nái đẻ (nái nuôi con); Khẩu phần ăn cho nái đẻ và nuôi con; quy trình dùng thuốc; quy trình đỡ đẻ cho lợn nái; kĩ thuật đỡ đẻ; Quy trình chăm sóc lợn con tại cơ sở.
3.4.2.3. Quy trình phòng bệnh tại cơ sở
•Lịch sát trùng
Bảng 3.1. Lịch phun sát trùng của trại
Thứ Chuồng nái bầu Phun sát CN trùng Thứ Phun sát 2 trùng Thứ Phun thuốc 3 ruồi Thứ Phun sát 4 trùng Thứ Xả vôi 5 gầm Thứ Phun sát 6 trùng Thứ Phun sát
•Phòng bệnh bằng vắc-xin
Bảng 3.2. Lịch tiêm phòng vắc-xin và thuốc cho đàn lợn tại trại
STT
1
2
sau cai sữa
Lợn hậu bị
3 ở nhà cách
STT
Lợn nái đẻ
6
tai
3.4.3. Chẩn đoán và điều trị bệnh tại cơ sở
Trong thời gian thực tập tại trại, bằng kiến thức đã học, cùng với sự giúp đỡ của kỹ thuật và công nhân trong trại em đã tiến hành chẩn đoán và điều trị một số bệnh xảy ra tại trại.
Quan sát trực tiếp đàn lợn hàng ngày để chuẩn đoán các bệnh có thể xảy ra trên đàn lợn nái và lợn con theo mẹ.
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu thu được trong quá trình thực hiện đề tài được xử lý bằng công
thức tính toán thông thường.
Công thức tính một số chỉ tiêu theo dõi
Phần 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại
Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn qua 2 năm (2020 đến 5/2021) STT
1 2 3 4
(Nguồn: nhập liệu của trại chăn nuôi Thái Thụy) Kết qủa bảng 4.1 cho thấy: Số lợn đực giống từ 2020 - 2021 tăng 10 con vì tăng số lợn đực để đáp ứng nhu cầu phối cho lợn nái tăng từ 800 lên 2500 con. Lợn hậu bị giảm từ 3000 xuống 2400 con, lợn con dao động trong khoảng 8500 đến 14366 con. Trại lợn nuôi lợn con theo mẹ đến 23 ngày tuổi, chậm nhất là 28 ngày tuổi, tiến hành cai sữa và chuyển sang chuồng cai sữa của trại. Năm 2021, số đầu lợn tăng lên cho thấy quy mô chăn nuôi lợn của trại có xu hướng phát triển. Số lượng các loại lợn rất khác nhau và có sự chênh lệch rõ rệt. Số lợn con là cao nhất sau đó là lợn nái sinh sản và tiếp là lợn nái hậu bị. Số lợn nái năm 2021 tăng lên nhiều hơn so với năm 2020. Đặc biệt là lợn hậu bị có lúc tăng lúc giảm để phù hợp với lợn nái sinh sản nhằm thay thế cho các lợn nái sinh sản không đủ tiêu chuẩn và phải loại thải. Hàng tháng vẫn có sự loại thải những con nái sinh sản kém, không đủ tiêu chuẩn để làm giống. Từng lợn nái được theo dõi tỉ mỉ các số liệu liên quan của từng nái như: số tai, ngày phối giống, ngày đẻ dự kiến... được ghi trên thẻ gắn tại chuồng nuôi.
4.2. Tình hình sinh sản của lợn nái tại trại
Bảng 4.2. Tình hình sinh sản của đàn lợn nái nuôi tại trại
Tháng 12 1 2 3 4 5 Tổng
Kết quả bảng 4.2 cho thấy: theo dõi 343 có 338 nái nái đẻ bình thường, chiếm tỷ lệ 98,54%, có 5 nái đẻ khó phải can thiệp chiếm tỷ lệ 1,45%.
Biểu hiện đẻ khó như sau: Khi lợn đã vỡ nước ối mà lợn mẹ lại không có biểu hiện rặn đẻ, hoặc trường hợp khi đẻ được 1 đến 2 con sau 30 phút đến 1 giờ mà không thấy lợn đẻ nữa nhưng lợn mẹ vẫn tiếp tục rặn liên tục thì nhanh chóng sát trùng tay, bôi gel bôi trơn. Đưa tay vào trong tử cung, nắm lấy lợn con, đưa lợn con ra ngoài.
Trong khi thực hiện đỡ đẻ em rút ra một số bài học sau: Việc chăm sóc, nuôi dưỡng nái đẻ và nuôi con cần chú ý giảm khẩu phần ăn đối với lợn nái quá béo, điều chỉnh tăng hoặc giảm thức ăn thích hợp đối với những lợn nái đẻ lứa đầu để con đẻ không quá to dẫn đến đẻ khó, loại thải những nái già đã đẻ quá nhiều lứa. Trong lúc nái đẻ cần phải trực liên tục cho đến khi lợn đẻ xong, khi có biểu hiện khó đẻ cần xử lý kịp thời. Kỹ năng học được trong 6
Việc vệ sinh sát trùng chuồng trại có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố: Vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh đất, nước, vệ sinh chuồng trại, con người,.. Trong thời gian thực tập chúng em đã thực hiện tốt quy trình vệ sinh trong chăn nuôi. Hằng ngày tiến hành thu gom phân thải, rửa chuồng, quét lối đi lại giữa các dãy chuồng và định kỳ tiến hành phun thuốc sat trùng, quét vôi, phun thuốc diệt muỗi, quét mạng nhện trong chuồng và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng, đường đi nhằm đảm bảo vệ sinh. Sau đây là kết quả thực hiện vệ sinh sát trùng trong 6 tháng thực tập tại trại mà em đã thực hiện được.
Bảng 4.3. Kết quả phòng bệnh vệ sinh, sát trùng tại trại
STT Công việc
1 Vệ sinh chuồng trại hằng ngày
2 Sát trùng định kỳ xung quanh chuồng trại
3 Phun thuốc sát trùng trong chuồng
4 Quét và rắc vôi đường đi
5 Tắm sát trùng
Kết quả bảng 4.3 cho thấy việc vệ sinh sát trùng luôn được trại quan tâm và làm thường xuyên hàng ngày đảm bảo theo đúng quy đinh. Theo quy định của trại việc vệ sinh chuồng và rắc vôi đường đi sẽ được thực hiện ít nhất 1 lần/ngày, trong 6 tháng thực tập tại trại em đã thực hiện được 164 lần trong 175 lần đạt tỷ lệ 93,71%, quét và rắc vôi bột đường đi 175 lần, đạt tỷ lệ 100%. Phun thuốc sát trùng xung quanh chuồng trại được phun định kì 3 lần/tuần, còn phun trong chuồng là ngày phun 1 lần. Nếu trại có tình hình nhiễm dịch bệnh thì sẽ được tăng cường phun sát trùng lên 2 lần/ngày. Từ đó em đã nắm
bắt và vận dụng được các công việc vệ sinh, sát trùng trong chăn nuôi như thế nào cho hợp lý nhằm hạn chế tối đa dịch bệnh cũng như nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi tại trại chăn nuôi.
4.3.2. Kết quả tiêm vắc-xin phòng bệnh
Mầm bệnh có ở khắp mọi nơi, mọi lúc và sẵn sàng xâm nhập vào cơ thể khi có điều kiện thích hợp. Do đó, bên cạnh việc vệ sinh phòng bệnh, thì phòng bệnh bằng vắc-xin luôn được coi trọng và đặt lên hàng đầu với mục tiêu phòng bệnh hơn chữa bệnh. Do đặc thù của trại luôn sản xuất lợn giống nên việc theo dõi và thực hiện lịch tiêm phòng chính xác là rất quan trọng.
Tiêm phòng bằng vắc-xin là biện pháp tạo miễn dịch chủ động cho gia súc chống lại mầm bệnh và là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay. Hiệu quả của vắc-xin phụ thuộc vào trạng thái sức khỏe của con vật, trên cơ sở đó trại chỉ tiêm vắc-xin cho lợn khỏe mạnh để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn. Em đã tham gia tiêm phòng cho đàn lợn và kết quả được trình bày ở bảng 4.4.
Bảng 4.4. Kết quả tiêm vắc-xin phòng bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con tại trại
1. Lợn con
Qua bảng 4.4 cho thấy tiêm phòng cho đàn lợn con em còn tham gia vào tiêm phòng cho đàn lợn nái tại trại. Do kinh nghiệm, kĩ thuật chưa có nhiều nên số lượng nái tiêm vắc-xin của em chưa cao, cụ thể số lượng nái được tiêm phòng vắc-xin dịch tả, lở mồm long móng, viêm phổi, khô thai, tai xanh là 60 con, kết quả an toàn là 100%.
Qua thực hành tiêm phòng vắc-xin cho lợn con và lợn nái, tôi đã thành thạo kỹ năng tiêm phòng, bao gồm xác định đúng loại lợn cần tiêm, ngày tiêm, loại vắc-xin tiêm, cách lấy vắc-xin vào xi lanh, thao tác tiêm. Đây là những kỹ năng hết sức quan trọng cho một kỹ thuật làm việc trong trang trai sau này.
4.4. Tình hình mắc bệnh của đàn lợn nái và lợn con tại trại
4.4.1. Tỷ lệ mắc các bệnh sinh sản ở lợn nái
Để biết lợn nái hay mắc bệnh nào, từ đó có biện pháp chăm sóc, quản lý và sử dụng phác đồ điều trị hợp lý, em đã tiến hành theo dõi lợn nái đẻ trong vòng 6 tháng và kết quả được trình bày ở bảng 4.5.
Bảng 4.5. Tỷ lệ mắc các bệnh sinh sản của đàn lợn nái tại trại