Tỷ lệ nuôi sống gà qua các giai đoạn

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng và phòng, trị bệnh cho đàn gà roiler nuôi tại trại gà công ty thái việt pharmar (Trang 43 - 45)

Giai đoạn (ngày tuổi) Số gà đầu kỳ (con) Số gà cuối kỳ (con ) Tỷ lệ (%) 1 - 7 10000 9870 98,70 8 - 14 9870 9740 98,68 15 - 21 9740 9588 98,44 22 - xuất bán 9588 9200 95,95

Qua bảng 4.4 cho ta thấy tỷ lệ nuôi sống của gà gà giống Ross (Broiler) giảm dần qua các tuần tuổi. Trong những ngày đầu (từ 1 - 7 ngày tuổi) gà con khi bị vận chuyển đường xa bắt đầu đưa vào úm chưa thích nghi với điều kiện

chăm sóc mới, lịng đỏ của gà khơng tiêu, mắc bệnh báng nước, những gà yếu không đủ tiêu chuẩn cũng sẽ bị loại, đặc biệt thời tiết thay đổi làm gà chết nhiều (130 con). Giai đoạn sau (từ tuần thứ 2 trở đi) gà bị loại do chưa đạt tiêu chuẩn, cắn mổ nhau… lên đến 511 con, ngoài ra do mắc nhiều bệnh ở nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau không điều trị khỏi như bệnh: Cầu trùng, hen... là159 con. So với đầu kỳ, tỷ lệ nuôi sống cuối kỳ đạt 95,95%.

Em đã rút ra bài học: Muốn đạt tỷ lệ nuôi sống cao thì cần phải: Chọn lọc giống tốt, thực hiện tốt quy trình chăm sóc, ni dưỡng và quy trình vệ sinh thú y phòng trừ dịch bệnh, đảm bảo con giống phát huy tiềm năng sức sống của cá thể vì sức sống ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến hiệu quả chăn nuôi và giá thành sản phẩm nên nâng cao tỷ lệ nuôi sống là chỉ tiêu quan trọng cần được xem xét khi nghiên cứu bất kỳ dịng, giống vật ni nào.

Đặc biệt, trong q trình ni úm gà con: gà con bị vận chuyển đường xa thì việc chuẩn bị và chăm sóc chu đáo là điều hết sức cần thiết, cụ thể trước khi đưa gà vào chuồng nuôi, gà con được chọn lọc kỹ lưỡng, chuồng trại được chuẩn bị chu đáo, tạo mọi điều kiện tốt nhất để gà con thích nghi với môi trường sống mới và bổ sung thêm VTM C, glucoze, B. complex, các loại kháng sinh vào thức ăn, nước uống là điều cần thiết.

4.4. Khả năng sinh trưởng của gà broiler

Khối lượng cơ thể của gà là một chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật rất quan trọng và được các nhà chăn nuôi rất quan tâm. Vì thơng qua chỉ tiêu này có thể đánh giá khả năng sinh trưởng và cho thịt của gà, đồng thời nó cũng phản ánh tác động của thức ăn đến sinh trưởng của gà. Khối lượng của gà được cân sau mỗi tuần tuổi từ đó tính sinh trưởng tuyệt đối và tương đối. Kết quả theo dõi khả năng sinh trưởng được trình bày tại bảng 4.4.

Số liệu bảng 4.4. cho thấy: khối lượng cơ thể của gà tăng dần theo giai đoạn, điều này phù hợp với quy luật sinh trưởng chung của vật nuôi. Khối lượng sơ sinh là 41,34 g tăng đến 2631,13 g khi 42 ngày tuổi.

Tương tự như sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối cũng tăng dần

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng và phòng, trị bệnh cho đàn gà roiler nuôi tại trại gà công ty thái việt pharmar (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)