Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng, trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại ngô thị hồng gấm lương sơn hòa bình (Trang 29)

Hiện nay, ngành chăn nuôi lợn trên thế giới đang rất phát triển, các nước không ngừng đầu tư cải tạo chất lượng đàn giống và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi. Đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về bệnh viêm đường sinh dục và đã đưa ra các kết luận giúp cho người chăn nuôi lợn nái sinh sản hạn chế được bệnh này. Tuy vậy, tỷ lệ mắc bệnh viêm đường sinh dục trên đàn lợn nái sinh sản vẫn rất cao.

Ở Pháp các tác giả Pierre Brouillt và Bernarrd Faroult (2003) [15] đã nghiên cứu và kết luận: Điều trị bệnh viêm vú trong thời kỳ cho sữa là một yếu tố cơ bản trong khống chế bệnh viêm vú. Nó phải được tiến hành sớm và đạt kết quả, xác định nguyên nhân không chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng mà phải tính đến các chỉ tiêu chăn nuôi và có thể dựa vào các kết quả của

phòng thí nghiệm. Sự hiểu biết đầy đủ các phương pháp điều trị, nhất là về dược lực học và dược động học cho phép đáp ứng tốt hơn cách điều trị.

Theo nguyên cứu của Martineau (2011) [17], có nhiều bệnh nguyên học và sinh lý bệnh có thể được đề cập trong hội chứng rối loạn tiết sữa và viêm vú ở lợn nái sau đẻ do dùng những tên khác nhau: phức hợp viêm vú - viêm tử cung - mất sữa (MMA), hội chứng mất sữa, hội chứng rối loạn tiết sữa, phù thũng vú, hội chứng giảm tiết sữa, ngộ độc máu mất sữa và viêm vú sau đẻ.

Theo Shrestha (2012) [18], hội chứng MMA gây chết khoảng 2% lợn nái nhưng tỷ lệ chết ở lợn con lên tới 80% do đói, ỉa chảy... Nguyên nhân: (a) do dinh dưỡng: cho lợn ăn quá nhiều trong thời gian mang thai, lợn quá béo; thay đổi thức ăn đột ngột, hàm lượng vitamin E và Ca trong khẩu phần ăn thấp, thiếu xơ và nước uống; (b) do quản lý chăm sóc: lợn ít được vận động, lợn nái không được vệ sinh, vô trùng trước khi đẻ, không được quan tâm khi đẻ, thời gian đẻ kéo dài; (c) do chuồng trại: chật chội, nền chuồng không bằng phẳng, nhiệt độ môi trường cao, bầu vú lợn quá nóng do đặt đèn sưởi không thích hợp; (d) do bản thân lợn nái: đẻ nhiều con, dạ con lớn và nhão. Chẩn đoán lâm sàng: lợn sốt, bỏ ăn, táo bón, bầu vú sưng cục bộ, nóng, đau.

Theo Arut Kidcha-orrapin (2006) [19] tại Thái lan hội chứng MMA là một vấn đề lớn ở các trang trại chăn nuôi lợn, đặc biệt vào mùa hè (giữa tháng 3 và tháng 5), ảnh hưởng lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ

- Các bệnh ở lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

Địa điểm: Trại lợn Ngô Thị Hồng Gấm - Lương Sơn - Hòa Bình. Thời gian: Từ 14/12/2020 đến 01/6/2021

3.3. Nội dung thực hiện

- Công tác chăn nuôi.

- Theo dõi tình hình đẻ, số lượng lợn con của lợn nái. - Phòng bệnh cho đàn lợn.

- Chẩn đoán bệnh cho đàn lợn. - Điều trị bệnh cho đàn lợn. - Thực hiện các công tác khác.

3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện

3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi

- Tình hình chăn nuôi lợn tại trại Ngô Thị Hồng Gấm - Lương Sơn - Hòa Bình.

- Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái và lợn con theo mẹ. - Tình hình sinh sản của lợn nái tại trại.

- Công tác vệ sinh phòng bệnh

- Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. - Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. - Thực hiện công tác khác.

3.4.2. Phương pháp thực hiện

3.4.2.1. Phương pháp thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn

- Thực hiện chăn nuôi theo dúng quy trình chăn nuôi của công ty C.P áp dụng tại trại Ngô Thị Hồng Gấm.

- Kiểm tra số lượng đàn con bằng cách đếm tất cả các con sinh ra ở ô đó, 21 ngày tuổi, cai sữa.

* Quy trình chăm sóc lợn nái đẻ

Thức ăn của lợn nái chờ đẻ và lợn nái sau đẻ được cho ăn với tiêu chuẩn chia làm 3 bữa sáng, chiều, đêm.

Bảng 3.1. Quy định khối lượng thức ăn chuồng đẻ

Loại lợn Ngày cho ăn (ngày)

Lượng thức ăn (kg/con)

Lợn nái trước khi đẻ

1 1,5 2 2 3 2,5 Lợn nái sau đẻ 1 2,5 2 3,5 3 4,5 4 5

Như chúng ta đã biết quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng sinh sản của lợn nái. Chính vì vậy, cần phải cho lợn nái và lợn con ăn đúng bữa và đủ lượng thức ăn dinh dưỡng theo quy định. Hiện tại trai đang sử dụng 3 loại cám:

- Cám hỗn hợp 566F sử dụng cho lợn nái chửa kỳ 1

- Cám hỗn hợp 567SF sử dụng cho lợn nái chửa kỳ 2, lợn nái hậu bị, lợn đực giống, lợn nái nuôi con và chờ phối.

- Cám 550P dạng viên và 550SF dạng bột được sử dụng cho lợn con theo mẹ, lợn con tập ăn và lợn con cai sữa.

Thành phần dinh dưỡng của 3 loại cám này được ghi ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Thành phần và giá trị dinh dưỡng của 3 loại thức ăn hỗn hợp

STT Thành phần dinh dưỡng Loại thức ăn Lợn con tập ăn (550P) Lợn nái nuôi con (567SF) Lợn nái mang thai (566F) 1 Độ ẩm tối đa (%) 14 14 14 2 Protein (%) 21 17 13

3 Xơ thô tối đa (%) 3,5 7 10

4 NLTĐ (Kcal/kg) 3300 3100 2900 5 Canxin (min-max) (%) 0,6-1,2 0,6-1,2 0,6-1,4 6 Phospho tổng hợp số (min-max ) (%) 0,4-0,9 0,5-1,0 0,5-1,0 7 Lysin tổng số ( min ) (%) 1,3 0,8 0,6 8 Methyonin + Cystine tổng số (min) (%) 0,7 0,5 0,4

9 Hormone Không Không Không

Lợn con sau khi đẻ ngày thứ 3 bắt đầu cho tập ăn bằng cám viên 550P. Từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 14 thức ăn của lợn con trộn 2 loại cám tỷ lệ 3:7 (3 phần cám bột trộn với 7 phần cám viên). Cho lợn tập ăn từ từ ít một và cho ăn nhiều lần trên ngày.

Quy trình chăm sóc đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa

Ngay sau khi đẻ ra lợn được tiến hành cắt rốn, bấm nanh.

Lợn con 2 - 3 ngày tuổi được cắt số tai, cắt đuôi và tiêm fe - dextran - b12 10%, cho uống thuốc phòng phân trắng lợn con và tiêu chảy.

Lợn con 3 - 4 ngày tuổi cho lợn con uống thuốc phòng cầu trùng. Lợn con 4 - 5 ngày tuổi tiến hành thiến lợn đực.

Lợn con được từ 4 - 6 ngày tuổi tập cho ăn bằng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh 550SF.

Lợn con được 10 - 14 ngày tuổi tiêm vắc xin Mycoplasma.

Lợn con được 16 - 18 ngày tuổi tiêm phòng vắc xin crico.

Lợn con được 21 - 25 ngày tuổi tiến hành cai sữa cho lợn con.

3.4.2.2. Phương pháp thực hiện công tác thú y

+ Hàng ngày, trước khi vào chuồng phải đi qua phòng sát trùng và tắm sạch sẽ, mặc quần áo lao động, đi ủng chuyên dùng rồi mới vào chuồng.

+ Lau sàn nhựa bằng nước pha loãng với dung dịch sát trùng. + Rắc vôi lối đi giữa.

+ Thu phân vào bao và quét dọn sạch sẽ quanh chuồng.

Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, chuồng được tiêu độc bằng thuốc sát trùng Neogen 2 lần/ngày, pha với tỷ lệ 320ml sát trùng/1000 lít nước.

Ở chuồng đẻ sau khi cai sữa, lợn mẹ được chuyển lên chuồng nái chửa 1 hoặc chuồng cách ly (khu vực sau cai sữa). Sau khi xuất lợn con, dụng cụ trong chuồng, nền chuồng, cửa sổ sát trùng bằng dung dịch NaOH 10%, để khô 1 ngày rồi tiến hành lắp đan vào, sau đó đuổi lợn chờ đẻ từ chuồng nái chửa 2 xuống.

Bảng 3.3. Lịch phun thuốc sát trùng của trại

Thứ Trong chuồng Ngoài chuồng

Chuồng bầu Chuồng đẻ Chuồng cách ly

2 Quét hoặc rắc vôi hành lang Phun sát trùng + rắc vôi Phun sát trùng Phun sát trùng toàn bộ khu vực 3 Phun sát trùng Quét hành lang + Phun sát trùng Quét hoặc rắc vôi đường đi

4 Xả vôi xút gầm Phun sát trùng Rắc vôi

5 Phun ghẻ Phun sát trùng + xả vôi xút gầm Phun ghẻ Quét vôi đường lên chuồng 6 Phun sát trùng Phun sát trùng

+ rắc vôi Phun sát trùng Phun sát trùng 7 Vệ sinh tổng chuồng Vệ sinh tổng chuồng Vệ sinh tổng chuồng Vệ sinh tổng khu Chủ nhật Tổng vệ sinh 5S

(Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty CP Việt Nam)

- Thực hiện vệ sinh phòng bệnh và sử dụng các chế phẩm/thuốc/vắc xin theo đúng quy định. Quy trình này được thực hiện rõ qua bảng 3.4

Bảng 3.4. Lịch phòng vắc xin của trại lợn nái

Tuổi Vắc xin Phòng bệnh Liều (ml)

Đường tiêm

Hậu bị

Sau khi nhập

về 1 tuần Ingelvac PRRS Tai xanh 2

Tiêm gốc tai Sau khi nhập về 2 tuần Farrowsure Khô thai + doramectin 2 Tiêm gốc tai Sau khi nhập về 3 tuần Colapets Dịch tả 2 Tiêm gốc tai

Sau khi nhập về 4 tuần Porcilis Bengonia Giả dại + LMLM 2 Tiêm gốc tai Sau khi nhập

về 5 tuần Ingelvac PRRS Tai xanh 2

Tiêm gốc tai Sau khi nhập về 6 tuần Farrowsure Aftopor Khô thai + LMLM 2 Tiêm gốc tai Lợn nái Mang thai

được 10 tuần Colapets Dịch tả 2

Tiêm gốc tai Mang thai

được 12 tuần Aftopor LMLM 2

Tiêm gốc tai Toàn đàn Tháng 2, 6 Colapets Dịch tả 2 Tiêm gốc tai Tháng 4, 8, 12 Porcilis

Bengonia Giả dại 2

Tiêm gốc tai Tháng 3, 7, 11 Ingelvac PRRS Tai xanh 2 Tiêm gốc

tai

(Nguồn: Phòng Kỹ Thuật công ty CP Việt Nam)

Định kỳ hàng năm vào tháng 4; 8; 12 tiêm phòng bệnh tổng đàn vắc xin giả dại begonia vàobắp 2 ml/con.

3.4.2.3. Phương pháp chẩn đoán lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ mắc bệnh

- Theo dõi, quan sát tình trạng sức khỏe của lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ hàng ngày.

- Dựa trên các triệu chứng lâm sàng điển hình của từng bệnh để chẩn đoán lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ mắc bệnh.

a) Bệnh xảy ra ở lợn nái nuôi con

 Bệnh viêm tử cung

Bệnh xảy ra ở những thời gian khác nhau, nhưng thường nhiều nhất vào thời gian sau đẻ 1 - 3 ngày và sau khi phối giống.

- Nguyên nhân:

Do lúc sinh đẻ, cổ tử cung hẹp, âm hộ bị rách, nhiễm trùng kế phát gây viêm. Do thao tác kỹ thuật lúc đỡ đẻ không hợp vệ sinh hoặc làm sây sát niêm mạc tử cung gây viêm.

Do trường hợp sót nhau, nhau bị thối rữa gây viêm. - Triệu chứng:

Sau khi đẻ 1 - 2 ngày nái ít ăn, sốt cao, thường sốt vào buổi chiều lúc 15 - 17 giờ, ở âm hộ chảy nước đục mùi hôi tanh.

- Điều trị:

+ Điều trị cục bộ: Bơm rửa tử cung ngày 1 - 2 lần, mỗi lần 2 - 4 lít nước sôi để nguội pha với nước muối (1 chai nước muối 500ml pha cho 1 lít nước).

+ Điều trị toàn thân: Tiêm thuốc hitamox L.A (tiêm 1ml/10 kg thể trọng). Thuốc hạ sốt: anazin- c (20 ml/nái) điều trị liên tục 1 - 3 ngày.

Bệnh viêm vú

- Triệu chứng: Bệnh xảy ra sau khi đẻ 4 - 5 giờ cho đến 7 - 10 ngày, có con đến một tháng. Viêm vú thường xuất hiện ở một vài vú nhưng đôi khi cũng lan ra toàn bộ các vú, vú có màu hồng, sưng đỏ, sờ vào thấy hơi nóng, hơi cứng, ấn vào lợn nái có phản ứng đau.

Lợn nái giảm ăn, nếu bị nặng thì bỏ ăn, nằm một chỗ, sốt cao 40,50C - 420C kéo dài trong suốt thời gian viêm. Sản lượng sữa giảm, lợn nái thường nằm úp đầu vú xuống sàn, ít cho con bú.

Vắt sữa ở những vú bị viêm thấy sữa loãng, trong sữa có cặn hoặc cục sữa vón lại, xuất hiện các cục casein màu vàng, xanh lợn cợn có mủ đôi khi có máu.

- Điều trị:

Cục bộ: phong bế giảm đau bầu vú bằng cách chườm nước đá lạnh để giảm sưng, giảm đau, hoặc phong bế đầu vú bằng novocain 0,25 - 0,5 %, mỗi ngày vắt cạn vú viêm 4 - 5 lần tránh lây lan sang vú khác.

Toàn thân:

Tiêm anazin - c : 1 ml/10 kgTT/1 lần/ ngày. Tiêm hitamox L.A: 1 ml/10 kgTT/1 lần/2 ngày.

Hội chứng đẻ khó

Một số biểu hiện lợn khó đẻ:

- Lợn mẹ đã vỡ nước ối nhưng không có biểu hiện rặn đẻ.

- Lợn mẹ rặn đẻ liên tục, bụng căng lên do rặn đẻ mạnh, đuôi cong lên do lợn con đã ra đến cổ tử cung nhưng vì khối lượng quá to hoặc do ngôi thai bị ngược nên lợn con không ra ngoài được.

- Lợn mẹ kiệt sức do quá trình dặn đẻ nhiều và quá lâu. - Điều trị:

Dùng thuốc kháng sinh ampicillin: 10 mg/kg TT Tiêm vitamin B1, B.complex để trợ sức cho lợn.

b) Bệnh xảy ra ở lợn con

Bệnh viêm phổi

- Triệu chứng: Lợn con còi cọc chậm lớn, lông xù, khi thở hóp bụng lại. Bình thường nghỉ ngơi lợn không ho, chỉ khi xua quấy rầy lợn mới ho (ho vào lúc sáng sớm hay chiều tối), nhiệt độ cơ thể bình thường hay tăng nhẹ.

- Điều trị:

Điều trị liên tục trong 3 - 6 ngày.

Bệnh viêm khớp

- Triệu chứng: Lợn con đi khập khiễng từ 3 - 4 ngày tuổi, khớp chân sưng lên vào ngày 7 - 15 sau khi sinh nhưng tử vong thường xảy ra lúc 2 - 5 tuần tuổi. Thường thấy viêm khớp cổ chân, khớp háng và khớp bàn chân.

Lợn ăn ít, hơi sốt, chân lợn có hiện tượng què, đi đứng khó khăn, chỗ khớp viêm tấy đỏ, sưng, sờ nắn vào có phản xạ đau.

- Điều trị:

Tiêm pendistrep L.A. 1 ml/10 kg TT/1 ngày/1 lần. Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày.

Bệnh phân trắng lợn con

Là bệnh lợn con trong trại lợn hay mắc, thường mắc bệnh vào thời gian 3 - 21 ngày tuổi, đặc biệt từ sau một tuần lợn con mắc nặng nhất.

- Nguyên nhân: có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh phân trắng lợn con như: + Do khẩu phần của lợn mẹ tăng đột ngột hoặc trong khẩu phần của lợn mẹ không đủ dinh dưỡng, hay thức ăn không đảm bảo vệ sinh.

+ Do thời tiết thay đổi đột ngột, vệ sinh chuồng trại kém, để nước đọng lại trên nền chuồng…

+ Do lợn mẹ mắc một số bệnh như: viêm vú, viêm tử cung, hay máng ăn lợn mẹ vệ sinh kém dẫn đến lợn mẹ tiêu chảy, làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa, làm lợn con bú dễ mắc bệnh.

- Triệu chứng:

Lợn con phân lỏng màu vàng, trắng xám sau đó màu xanh, mùi rất hôi tanh. Lợn con ỉa nhiều lần, phân bết dính ở hậu môn, lợn con mắc bệnh gầy sút rất nhanh, ăn kém, lông xù, đi lại không vững, niêm mạc miệng nhợt nhạt, về sau dẫn đến chết.

- Điều trị:

Tiêm ceftocil: 1ml/8 - 10 kg thể trọng, tiêm dưới da gốc tai. Hoặc tiêm norflox - 100: 0,5ml/5 - 10kg TT. Tiêm dưới da hoặc gốc tai.

Điều trị trong 3 - 5 ngày liên tục.

3.4.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu. - Tỷ lệ nuôi sống: + Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%) = Số lợn còn sống đến cai sữa x 100 Số lợn con sơ sinh

- Tỷ lệ nhiễm bệnh: + Tỷ lệ nhiễm bệnh (%) = Số lợn nhiễm bệnh x 100 Số lợn theo dõi - Tỷ lệ khỏi bệnh + Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = Số lợn khỏi bệnh x 100 Số lợn điều trị 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng, trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại ngô thị hồng gấm lương sơn hòa bình (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)