Các nguyên tắc điều trị bệnh cho vật nuôi

Một phần của tài liệu Thực hiện chuẩn đoán, phòng và trị một số bệnh trên gà tại các hộ chăn nuôi liên kết với đại lý thuốc thú y hùng an, phổ yên, thái nguyên, công ty cổ phần đức hạnh marphavet (Trang 26 - 28)

Theo Nguyễn Văn Quang (2012) [21], chữa bệnh vừa có tác dụng chống vừa có tác dụng phòng. Chữa bệnh kịp thời là một yêu cầu cấp bách của sản xuất, làm giảm thiệt hại về kinh tế.

* Nguyên tắc chữa bệnh:

- Toàn diện: Phải phối hợp nhiều biện pháp như hộ lý, dinh dưỡng, dùng thuốc.

- Chữa sớm trên cơ sở chẩn đoán đúng bệnh để dễ lành bệnh và hạn chế

lây lan.

- Diệt căn bệnh là chủ yếu và kết hợp chữa triệu chứng.

- Tiêu diệt mầm bệnh phải đi đôi với tăng cường sức đề kháng của cơ thể: có làm cho cơ thể tự nó chống lại mầm bệnh thì bệnh mới chóng khỏi, ít bị tái phát và biến chứng, miễn dịch mới lâu bền. Một số thuốc tuy tiêu diệt được mầm bệnh nhưng ít nhiều có hại cho cơ thể nên ta phải chú ý ảnh hưởng của thuốc đến cơ thể.

- Phải có quan điểm kinh tế khi chữa bệnh. Chỉ nên chữa những gia súc có thể chữa lành mà không giảm sức cày kéo và sản phẩm. Nếu chữa kéo dài, tốn kém vượt quá giá trị gia súc thì không nên chữa.

- Những bệnh rất nguy hiểm cho người mà không có thuốc chữa đặc hiệu thì không nên chữa.

* Các phương pháp chữa bệnh

16

bệnh chóng khỏi, hạn chế biến chứng, hạn chế lây lan. Nội dung hộ lý gồm:

- Cho gia súc ốm nghỉ ngơi, nhốt riêng ở chuồng có điều kiện vệ sinh tốt (thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh).

- Theo dõi thân nhiệt, nhịp tim, hô hấp, phân, nước tiểu. Phát hiện sớm những biến chuyển của bệnh để kịp thời đối phó.

- Cho ăn uống tốt và thích hợp với tính chất bệnh. Khi cần giúp cho gia súc ăn, trở mình…

+ Dùng kháng huyết thanh: chủ yếu dùng chữa bệnh đặc hiệu vì vậy thường được dùng trong ổ dịch, chữa cho súc vật đã mắc bệnh.

Chữa bệnh bằng kháng huyết thanh: là đưa vào cơ thể những kháng thể chuẩn bị sẵn, có tác dụng trung hòa mầm bệnh hoặc độc tố của chúng (huyết thanh kháng độc tố). Ngoài ra, trong huyết thanh còn có chứa phức hợp muối khoáng – protit là thành phần không đặc hiệu có tác dụng kích thích và tăng cường sức đề kháng cơ thể.

+ Dùng hóa dược: Phần lớn hóa dược dùng để chữa triệu chứng, một số hóa dược dùng chữa nguyên nhân vì có tác dụng đặc hiệu đến mầm bệnh.

Dùng hóa dược chữa bệnh phải tác động mạnh và sớm, vì nhiều loại vi khuẩn có thể thích ứng với liều lượng nhỏ. Chúng có thể chống lại thuốc và tính chất quen thuốc được truyền cho những thế hệ sau. Khi cần, có thể phối hợp nhiều loại hóa dược để tăng hiệu quả điều trị, vì nếu một loại thuốc chưa có tác dụng đến mầm bệnh thì có loại thuốc khác có tác dụng tốt hơn.

Hóa dược có thể đưa vào cơ thể bằng nhiều đường: dưới da, tiêm tĩnh mạch, bắp thịt; có thể cho uống hoặc đưa thẳng vào ruột. Trong thú y thường tiêm thuốc dưới da hoặc tĩnh mạch. Tiêm dưới da khi thuốc không kích thích tế bào dưới da, không gây phù, áp xe, hoại tử, không gây phản ứng dưới da. Chỉ tiêm tĩnh mạch khi không còn đường tiêm nào tốt hơn, hoặc khi cần thuốc lan nhanh trong cơ thể và khi mầm bệnh nằm trong máu.

ngăn cản sự sinh sản của vi khuẩn hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên sử dụng kháng sinh có thể gây nhiều tai biến do thuốc có tính độc, do phản ứng dị ứng, do một lúc tiêu diệt nhiều vi khuẩn làm giải phóng một lượng lớn nội độc tố, làm giảm phản ứng miễn dịch của cơ thể (do làm giảm số lượng kháng nguyên phòng bệnh và do kháng sinh có thể tiêu diệt cả các vi khuẩn có ích cho cơ thể). Việc dùng kháng sinh bừa bãi còn gây nên hiện tượng kháng thuốc, làm giảm phản ứng miễn dịch của cơ thể (do làm giảm số lượng kháng nguyên phòng bệnh và do kháng sinh có thể tiêu diệt cả các vi khuẩn có ích cho cơ thể). Việc dùng kháng sinh bừa bãi còn gây nên hiện tượng kháng thuốc, làm giảm thấp tác dụng chữa bệnh của kháng sinh. Vì vậy, khi dùng thuốc cần theo những nguyên tắc sau đây:

- Phải chẩn đoán đúng bệnh để dùng đúng thuốc. Dùng sai thuốc sẽ không chữa khỏi bệnh mà còn làm cho việc chẩn đoán bệnh (tìm mầm bệnh) về sau gặp khó khăn.

- Chọn loại kháng sinh có tác dụng tốt nhất đối với mầm bệnh đã xác định. Dùng liều cao ngay từ đầu, những lần sau có thể giảm liều lượng.

- Không nên vội vàng thay kháng sinh mà phải chờ một thời gian để phát huy tác dụng của kháng sinh.

- Phải dùng phối hợp nhiều loại kháng sinh để làm giảm liều lượng và độc tính của từng loại, làm diện tác động đến vi khuẩn rộng hơn, tăng tác dụng điều trị và hạn chế hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc.

- Phải tăng cường sức đề kháng của cơ thể như nuôi dưỡng tốt, dùng thêm vitamin, tiêm nước sinh lý …

Một phần của tài liệu Thực hiện chuẩn đoán, phòng và trị một số bệnh trên gà tại các hộ chăn nuôi liên kết với đại lý thuốc thú y hùng an, phổ yên, thái nguyên, công ty cổ phần đức hạnh marphavet (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w