Nội dung thực hiện

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn ngô thị hồng gấm, huyện lương sơn, tỉnh hoà bình (Trang 45)

- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại.

- Tham gia các công tác nuôi dưỡng và chăm sóc đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại trại.

- Thực hiện quy trình phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ.

- Thực hiện công tác chẩn đoán và điều trị các bệnh thường gặp ở lợn nái 3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện

3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi

- Cơ cấu của đàn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại. - Chỉ tiêu và tình hình sinh sản của lợn nái tại trại.

- Biện pháp vệ sinh phòng bệnh.

- Lịch tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn nái và lợn con theo mẹ tại trại. - Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái và lợn con theo mẹ của trại

- Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái và lợn con theo mẹ của trại.

3.4.2. Phương pháp theo dõi

3.4.2.1 Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại trại

- Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại: Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại, em tiến hành thu thập thông tin từ chủ trại, kết hợp với kết quả theo dõi tình tình thực tế tại trang trại.

- Phương pháp áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại trại. Thực hiện các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn mà trang trại đang thực hiện.

3.4.2.2. Công tác phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ

Công tác vệ sinh, sát trùng chuồng trại

Đây là một quy trình hết sức quan trọng, thực hiện tốt khâu vệ sinh phòng bệnh thì sẽ hạn chế phát sinh các loại bệnh trong đàn lợn, giúp đàn lợn phát triển tốt nhất và ổn định từ đó mà giảm chi phí và nâng cao được hiệu quả kinh tế và lợi nhuận cho người chăn nuôi.

Hàng ngày, trước khi vào chuồng làm việc kỹ sư, công nhân cũng như sinh viên đều phải đi qua phòng sát trùng và tắm, gội bằng xà bông, mặc quần áo lao động, đi ủng chuyên dùng rồi mới vào chuồng.

Cùng với việc thường xuyên quét dọn, tiêu độc chuồng, trang trại lập kế hoạch tiêu độc và phát quang bụi rậm xung quanh chuồng trại cũng như tiêu diệt chuột. Việc vệ sinh chuồng trai được thực hiện theo một lịch cụ thể do trang trại quy định nhưng vẫn có những thay đổi cho phù hợp tùy vào điều kiện thời tiết. Lịch sát trùng của trại được trình bày tại bảng 3.1.

Qua việc thực hiện nghiêm ngặt quy trình vệ sinh sát trùng chuồng trại, và vệ sinh sát trùng đối với người chăn nuôi trước khi vào chuồng trại, em nhận thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh sát trùng chuồng trại. Nếu người chăn nuôi thực hiện tốt công việc này sẽ hạn chế được dịch bệnh cũng như nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi, đồng thời bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Tuy nhiên, việc vệ sinh sát trùng chuồng trại đạt hiệu quả hay không, còn phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của người thực hiện, cũng như việc lựa chọn phương pháp, cách thức thực hiện việc vệ sinh sát trùng chuồng trại.

Bảng 3.1. Lịch phun thuốc sát trùng của trại

Thứ Trong chuồng Ngoài chuồng

Chuồng bầu Chuồng đẻ Chuồng cách ly

Thứ 2 Quét hoặc rắc vôi hành lang Phun sát trùng + rắc vôi Phun sát trùng Phun sát trùng toàn bộ khu vực Thứ 3 Phun sát trùng Quét hành lang + Phun sát trùng Quét hoặc rắc vôi đường đi

Phun thuốc ruồi Thứ 4 Xả vôi xút gầm Phun sát trùng Phun sát trùng Rắc vôi

Thứ 5 Phun ghẻ, thuốc ruồi Phun sát trùng + xả vôi xút gầm Phun ghẻ Quét vôi đường liên chuồng Thứ 6 Phun sát trùng Phun sát trùng

+ rắc vôi Phun sát trùng Phun sát trùng Thứ 7 Vệ sinh tổng chuồng Vệ sinh tổng chuồng Vệ sinh tổng chuồng Vệ sinh tổng khu Chủ nhật Tổng vệ sinh 5S

(Nguồn: Phòng kỹ thuật trại) 3.4.2.2. Công tác tiêm phòng cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ

Tiêm phòng bằng vaccine là phương phát tạo miễn dịch chủ động cho đàn lợn, không để bệnh xảy ra làm thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế. Trang trại đã tiêm phòng vaccine cho lợn ở mọi lứa tuổi theo đúng liệu trình với nguyên tắc tiêm đúng và đủ liều. Hầu hết các loại bệnh truyền nhiễm đều được tiêm phòng đầy đủ, điều này được thể hiện rõ qua bảng 3.2.

Bảng 3.2. Lịch phòng vắc xin cho đàn lợn tại trại

(Nguồn: Phòng Kỹ Thuật)

Tuổi Vắc xin/Thuốc Phòng bệnh Liều (ml) Đường tiêm Lợn con 1 - 3 ngày

Nova Fe + B12 Thiếu sắt 2 Tiêm bắp

Nor - 100 Tiêu chảy 0,5 Tiêm bắp

3 - 4 ngày Nova - Coc 5% Cầu trùng 2 Uống

7- 10 ngày Hyogen Suyễn 2 Tiêm bắp

14 - 16 ngày Circo Còi cọc 2 Tiêm bắp

Hậu bị

Sau khi nhập

về 1 tuần Ingelvac PRRS Tai xanh 2 Tiêm bắp

Sau khi nhập

về 2 tuần Farrowsure

Khô thai +

doramectin 2 Tiêm bắp

Sau khi nhập

về 3 tuần Colapets Dịch tả 2 Tiêm bắp

Sau khi nhập về 4 tuần Porcilis Bengonia Giả dại + LMLM 2 Tiêm bắp Sau khi nhập

về 5 tuần Ingelvac PRRS Tai xanh 2 Tiêm bắp

Sau khi nhập về 6 tuần Farrowsure Aftopor Khô thai + LMLM 2 Tiêm bắp Lợn nái Mang thai

được 10 tuần Colapets Dịch tả 2 Tiêm bắp

Mang thai

được 12 tuần Aftopor LMLM 2 Tiêm bắp

Toàn đàn

Tháng 2, 6 Colapets Dịch tả 2 Tiêm bắp

Tháng 4, 8, 12 Porcilis

Bengonia Giả dại 2 Tiêm bắp

3.4.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu

- Tỷ lệ nuôi sống:

Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%) = x 100

- Tỷ lệ nhiễm bệnh:

Tỷ lệ nhiễm bệnh (%) = x 100

- Khối lượng trung bình lợn con:

Khối lượng trung bình lợn con sơ sinh (g) =

Khối lượng trung bình lợn con cai sữa (g) =

- Hiệu lực điều trị của thuốc:

Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = x 100

3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (2010) [26] và trên phần mềm Excel.

Số lợn nhiễm bệnh Số lợn theo dõi

Tổng khối lượng từng con sơ sinh Số lợn con sơ sinh (con) Tổng khối lượng từng con cai sữa

Số lợn con cai sữa (con)

Số lợn còn sống đến cs Số lợn con sơ sinh

Số lợn con sơ sinh

Số lợn khỏi bệnh Số lợn điều trị

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại qua 3 năm từ 2018 - 2020

Qua điều tra số liệu sổ sách theo dõi của trại thì cơ cấu đàn lợn nái của trại 3 năm được thể hiện ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại qua 3 năm 2018 - 2020

Loại lợn Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Lợn đực giống (con) 21 23 24

Lợn hậu bị (con) 200 235 282

Lợn nái sinh sản (con) 1256 1265 1270

Lợn sau cai sữa (con) 35065 34128 35659

Tổng (con) 36542 35651 37235

(Nguồn: Kỹ thuật trại)

Qua bảng 4.1 cho thấy: Từ năm 2018 đến năm 2020 số lợn hậu bị tăng lên từ 200 con (2018) lên 282 con (2020) là do trại có xu hướng mở rộng và thay mới lại lợn nái sinh sản kém.

Lợn nái sinh sản và lợn con cũng tăng qua các năm, điều đó cho thấy quy mô chăn nuôi của trại được mở rộng, trại đã nhập thêm lợn giống, tỷ lệ lợn sinh sản tăng nên số lượng lợn con cũng tăng dần. Để đáp ứng nhu cầu cung cấp tinh cho lợn nái tại trại, số lượng lợn đực giống năm 2020 cũng đã tăng lên từ 21 con năm 2018 lên 24 con năm 2020.

Để đạt được những kết quả như trên, ngoài việc áp dụng khoa học kỹ thuật, đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất, đội ngũ nhân viên có tay nghề cao…, trang trại đã tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về vệ sinh thú y, phòng chống dịch, với phương châm “phòng dịch hơn dập dịch”. Trang trại chăn nuôi của bà Ngô Thị Hồng Gấm là một điển hình về mô hình chăn nuôi gia công theo hướng công nghiệp hóa hiện nay.

4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nuôi tại trại tại trại

Trong quá trình thực tập, em đã tham gia chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý đàn lợn nuôi tại trại. Kết quả được trình bày ở bảng 4.2

Bảng 4.2. Số lượng lợn trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại

(Đơn vị: con) Tháng Nái đẻ, nuôi con Lợn con đẻ ra Lợn con cai sữa Tỷ lệ sống đến cai sữa (%) 12 10 156 148 94,87 1 15 229 221 96,50 2 18 278 267 96,04 3 13 199 192 96,48 4 11 169 163 96,45 5 12 186 178 95,69 Tổng 79 1217 1169 96,05

Trong quá trình thực tập em theo dõi 79 lợn mẹ, số lợn con sơ sinh là 1217 con, số lợn con sống đến cai sữa là 1169 con và đạt tỷ lệ cai sữa là 96,05%. Để có tỷ lệ lợn con sống đến cai sữa cao phải chú ý chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, nếu nhiệt độ môi trường thấp phải đưa lợn con vào ô úm, không nên để chuồng và sàn chuồng ẩm ướt để tránh lợn con bị tiêu chảy. Nên cho lợn con tập ăn sớm lúc 5 ngày tuổi để tăng khả năng tăng trọng của lợn. Phải tạo mọi điều kiện thích hợp, tối ưu nhất để lợn con có khả năng phát triển tốt nhất.

Trong quá trình đỡ đẻ, phải đảm bảo sát trùng đúng kỹ thuật. Tuân thủ đúng yêu cầu trong khâu thủ thuật đỡ đẻ, ngoại khoa thực hiện tốt, chăm sóc nuôi dưỡng đảm bảo quy trìn nhằm hạn chế được tỷ lệ lợn con chết, đảm bảo số lượng lợn con xuất bán cao, mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.

Số lượng lợn con bị chết chiếm tỷ lệ thấp 3,95%. Nguyên nhân là do lợn mẹ đè chết, do loại thải, một số lợn con mắc bệnh dẫn đến chết. Vì vậy trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng cần để ý để giảm tỷ lệ chết do bị đè.

Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn

STT Công việc Số lượng công việc cần thực hiện (lần) Số lượng công việc thực hiện được (lần) Tỷ lệ hoàn thành công việc (%)

1 Cho lợn ăn hàng ngày 360 360 100

2 Tắm chải cho lợn 180 92 51,11

3 Tập ăn sớm cho lợn con 128 128 100

Quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng sinh sản của lợn nái. Chính vì vậy, cần phải cho lợn nái và lợn con ăn đúng bữa và đủ lượng thức ăn dinh dưỡng theo quy định. Lợn nái đẻ và nuôi con được cho ăn 3 lần/ngày (bữa sáng, chiều và tối), lợn nái chửa ăn 2 lần/ngày (bữa sáng và chiều). Trong 5 tháng thực tập em đã thực hiện được 360 lần, hoàn thành 100% công việc được giao.

Việc tắm chải cho lợn nái cũng vô cùng quan trọng và được thực hiện thường xuyên 1 lần/ngày (trừ những ngày lạnh), trong 5 tháng thực tập đã thực hiện 92/180 lần đạt 51,11%.

Việc tập cho lợn ăn sớm có rất nhiều tác dụng:

+ Thứ nhất: Tăng cường sự phát triển và khả năng hoàn thiện của bộ máy tiêu hoá do kích thích đường tiêu hoá của lợn con sản sinh ra men tiêu hóa từ đó “làm quen" với thức ăn từ bên ngoài

+ Thứ hai: Giảm gánh nặng (hao mòn) ở lợn nái do lợn con được bù đắp thêm dinh dưỡng từ thức ăn bên ngoài, đồng thời việc cai sữa được chủ động và lợn con ít bị hao hụt sau cai sữa.

Chính vì vậy khi lợn con được 5 ngày tuổi chúng em đã tiến hành tập ăn cho lợn với số lần là 3 lần/ngày, em đã thực hiện được 128 lần (đạt tỷ lệ 100%).

4.3. Tình hình sinh sản trên đàn lợn nái tại trại

4.3.1. Tình hình sinh sản của lợn nái tại trại

Trong suốt quá trình thực tập tại trại, em đã theo dõi tình hình sinh sản của lợn nái nuôi tại trại. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.4.

Bảng 4.4. Tình hình sinh sản của lợn nái nuôi tại trại

Lứa đẻ Số con đẻ (con) Số con đẻ bình thường (con) Tỷ lệ (%) Số con đẻ khó phải can thiệp (con) Tỷ lệ (%) Lứa 1 - 2 16 15 93,75 1 6,25 Lứa 3 - 5 41 39 95,12 2 4,88 Lứa ≥ 6 22 14 63,63 8 36,37 Tổng 79 68 86,07 11 13,93

Qua bảng 4.4 cho thấy:

Lứa 1- 2 số con theo dõi 16, tỷ lệ lợn đẻ thường đạt 93,75%, tỷ lệ lợn đẻ khó 6,25%.

Lứa 3 – 5 số con theo dõi 41, tỷ lệ lợn đẻ thường đạt 95,12%, tỷ lệ lợn đẻ khó 4,88%.

Lứa ≥ 6 số con theo dõi 22, tỷ lệ lợn đẻ thường 63,63%, tỷ lệ lợn đẻ khó 36,37%.

Tổng số lợn nái đẻ bình thường là 68/79 con, chiếm tỷ lệ 86,07%, số lợn nái đẻ là 11/79 con, chiếm tỷ lệ là 13,93%. Như vậy, tình hình sinh sản của đàn lợn nái ở trại lợn Ngô Thị Hồng Gấm là tương đối tốt, tuy nhiên cần hạn chế hơn nữa những trường hợp lợn nái đẻ khó phải can thiệp bằng tay và kích tố.

Theo Nguyễn Văn Thanh, 2007 [21], tình hình mắc bệnh viêm tử cung trên 620 lợn nái ngoại nuôi tại một số trại của vùng Bắc Bộ thấy tỷ lệ nhiễm

viêm tử cung ở đàn lợn tương đối cao, biến động từ 36,57 % tới 61,07 %. Tỷ lệ mắc tập trung ở những lợn nái đẻ lứa đầu và lứa thứ 8.

4.3.2. Một số chỉ tiêu sinh sản của lợn nái nuôi tại trại

Số con sơ sinh/ ổ là chỉ tiêu kinh tế rất quan trọng. Nó phụ thuộc vào khả năng đẻ nhiều hay ít của con giống, trình độ kỹ thuật của người thụ tinh nhân tạo và điều kiện chăm sóc lợn nái chửa. Trong vòng 24 giờ sau khi sinh ra, những lợn con không đạt khối lượng sơ sinh trung bình của giống, không phát dục hoàn toàn, dị dạng,… thì sẽ loại thải, hoặc lợn mẹ đè chết con do lợn con mới sinh ra chưa nhanh nhẹn.

Số lợn con cai sữa/ lứa là chỉ tiêu quan trọng, quyết định năng xuất trong chăn nuôi lợn nái. Nó phụ thuộc vào kỹ thuật chăn nuôi lợn con, khả năng tiết sữa, khả năng nuôi con của lợn mẹ và khả năng hạn chế các yếu tố gây bệnh cho lợn con. Tỷ lệ nuôi sống càng cao thì càng tốt, đảm bảo người chăn nuôi có lãi.

Qua quá trình theo dõi các chỉ tiêu về số lượng lợn con của 58 lợn lai giữa Landrace x Yorshire (CP909), chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Một số chỉ tiêu sinh sản của lợn nái nuôi tại trại Chỉ tiêu

Số con đẻ ra/ lứa 13,40 1,20

Số con sống đến 24h 13,20 1,08

Số con còn sống đến 21 ngày (cai sữa) 12,40 0,75

Qua bảng 4.5 cho thấy: Lợn nuôi tại trại có số con đẻ ra trên một lứa là 13,4 con. Số con sống đến 21 ngày ở lợn là 12,4 con.

Trong quá trình nuôi dưỡng từ sau khi đẻ đến 21 ngày, ở đàn lợn số lượng lợn con đều giảm đi đáng kể. Có nhiều nguyên nhân là do lợn mẹ đè chết, do loại thải, một số lợn con mắc bệnh dẫn đến chết. Vì vậy trong quá

trình nuôi dưỡng cần chú trọng số lượng nhân công trong dãy chuồng đang đẻ để giảm tỷ lệ chết do lợn mẹ đè. Trong quá trình đỡ đẻ, thiến, mổ hecni phải đảm bảo sát trùng đúng kỹ thuật. Tuân thủ đúng yêu cầu như trên thì chúng ta có thể hạn chế được tỷ lệ lợn con chết, đảm bảo tỷ lệ lợn con xuất bán cao, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.

4.4. Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh cho đàn lợn tại cơ sở

4.4.1. Phòng bệnh bằng vệ sinh sát trùng chuồng trại

Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Do nhận thức rõ được điều này nên trong suốt thời gian thực tập, em

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn ngô thị hồng gấm, huyện lương sơn, tỉnh hoà bình (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)