Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, chẩn đoán và điều trị bệnh cho chó tại bệnh xá thú y, trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 36 - 37)

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3. Một số bệnh thường gặp ở chó

2.3.5. Tình hình nghiên cứu trong nước

Theo Vũ Như Quán [24], có rất nhiều nguyên nhân khác nhau và bệnh có thể phát ra ở mọi lứa tuổi chó như bị viêm da dị ứng, nhiễm trùng nấm men, viêm nang lông, bọ chét, bọ ve, khô da, u da,... chủ yếu là do vật nuôi không được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ từ cơ thể, nơi ăn ở hay môi trường sống là cơ hội để các loại ve rận, ký sinh trùng ngoài da tấn công gây suy giảm hệ miễn dịch. Điều đó ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của chó và gây ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của chó, bệnh ngoài da còn gây stress cho chó.

Theo Phan Thị Hồng Phúc và cs (2019) [33], tỷ lệ chó ngoại bị bệnh Parvo cao hơn chó nội. Do chó nội thích nghi với điều kiện khí hậu trong nước tốt hơn so với chó ngoại nên sức đề kháng cao hơn, dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn. Chó từ 2 – 6 tháng tuổi tỷ lệ mắc cao nhất, chó từ 6 - 12 tháng tuổi tỷ lệ mắc cao hơn chó dưới 2 tháng tuổi và chó trên 12 tháng tuổi tỷ lệ mắc bệnh thấp vì ở giai đoạn này chó đã

trưởng thành và đã dần thích nghi với môi trường, điều kiện nuôi dưỡng nên sức đề kháng với bệnh cao.

Theo Nguyễn Bá Hiên và cs (2012) [9], bệnh tiêu chảy pavo vi rút rất đa dạng nhưng có thể chia làm 3 dạng.

Dạng đường ruột: dạng này phổ biến, thường mắc ở chó 6 tuần tới 1 năm tuổi. Dạng tim: thường thấy ở chó 4- 6 tuổi biểu hiện chử yếu la suy tim, chó thường chết bất thình lình và khó chẩn đoán.

Dạng kết hợp tim- ruột: thường thấy ở chó 6 - 16 tuần tuổi, chó ỉa chảy nặng, mạch yếu và lặn, thiếu máu, chó chết rất nhanh trong 24 giờ. Theo Nguyễn Văn Biện (2001) [1], chó bị rối loạn tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng đến dạ dày và ruột dẫn đến ảnh hưởng đến sức khỏe của chó, nếu chó bị rối loạn tiêu hóa lâu ngày mà không phát hiện ra để chữa trị kịp thời thì nó có thể biến chứng sang các bệnh khác như đường ruột táo bón.

Do thay đổi thức ăn đột ngột, khẩu phần ăn không đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn phải thức ăn lạ, thức ăn ôi, thiu,... Do thay môi trường sống, thay đổi thời tiết, nuốt phải các ngoại vật không tiêu hóa được hoặc ăn phải chất độc.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, chẩn đoán và điều trị bệnh cho chó tại bệnh xá thú y, trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)