Phần 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
4.6. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh đường hô hấp ở chó đến khám chữa bệnh tạ
4.6.1. Tình hình mắc bệnh đường hô hấp ở chó
Bệnh đường hô hấp ở trên chó là một bệnh khá phổ biến dù mức độ nguy hiểm không như các bệnh truyền nhiễm cấp tính, hay viêm dạ dày ruột cấp tính… nhưng nếu chúng ta không phát hiện và điều trị kịp thời thì xác suất tử vong của các bệnh đường hô hấp thường gặp trên chó cũng không hề nhỏ. Các bệnh đường hô hấp chó hay là bệnh viêm xoang mũi, viêm khí quản, phế quản, viêm phổi.
Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh đường hô hấp ở chó do: bị nhiễm cùng 1 lúc 1 số loại vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp như liên cầu (Streptococcus), tụ cầu
(Staphylycoccus aureus), do kế phát của 1 số bệnh nhiễm trùng như bệnh Carre, viêm ruột, bệnh ký sinh trùng hoặc do thời tiết và vệ sinh môi trường, hít phải khói bụi, hóa chất gây kích thích đường hô hấp.
Mặc dù chó bị bệnh đường hô hấp không bị chết đột ngột, nhưng nếu chúng ta không phát hiện và điều trị kịp thời thì khi bệnh chuyển sang viêm phổi nặng sẽ rất khó điều trị và có thể dẫn đến chết. Kết quả tổng hợp số lượng tình hình mắc bệnh đường hô hấp ở chó đến khám từ tháng 12/2020 đến tháng 06/2021 được trình bày ở bảng 4.8.
Bảng 4.8. Tình hình mắc bệnh đường hô hấp ở chó đến khám chữa bệnh tại bệnh xá Thú y (tháng 12/2020 - 06/2021) Tháng Tổng số Các bệnh đường hô hấp Viêm xoang mũi (con) Tỷ lệ (%) Viêm khí quản, phế quản (con) Tỷ lệ (%) Viêm phổi (con) Tỷ lệ (%) 12/2020 5 2 40,00 2 40,00 1 20,00 01/2021 9 5 55,56 2 22,22 2 22,22 02/2021 12 4 33,33 5 41,67 3 25,00 03/2021 13 4 30,77 3 23,08 6 46,15 04/2021 12 5 41,67 4 33,33 3 25,00 05/2021 14 7 50,00 4 28,57 3 21,43 06/2021 1 0 0 1 100 0 0 Tổng số 66 27 40,91 21 31,82 18 27,27
Kết quả bảng 4.8 cho thấy, trong số 66 con chó bị mắc bệnh đường hô hấp, thì bệnh viêm xoang mũi chiếm số lượng cao nhất là 27 ca (40,91%), sau đó là bệnh viêm khí quản, phế quản có 21 ca (31,82%). Qua theo dõi 6 tháng từ tháng 12 đến tháng 06 năm 2021 em thấy các tháng đều có tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp cao. Do
khi thời tiết thay đổi, giao mùa chó rất dễ bị nhiễm bệnh. Vì vậy chủ nuôi chó cần tiến hành tiêm vắc xin phòng bệnh cho chó và có chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý để giảm thiểu tình trạng mắc bệnh ở chó.
Cách phân biệt bệnh hô hấp ở chó
Bệnh viêm phế quản Bệnh viêm phổi
Nguyên nhân
- Bệnh thường gây ra bởi các loại vi khuẩn đường hô hấp như: Liên cầu (Streptococcus), Tụ cầu (Staphylycoccus aureus), Klebsiella pneumoniae, Bordetella pronchiseptica...
- Thường là diễn biễn của một số bệnh nhiễm trùng như Carre, viêm ruột, bệnh ký sinh trùng.
- Do thời tiết và vệ sinh môi trường, hít phải khói bụi, hóa chất gây kích thích đường hô hấp.
- Do thức ăn, nước uống xâm nhập hoặc tắc nghẽn tại đường hô hấp
- Do nhiễm virut đường hô hấp, tiếp sau đó là kế nhiễm vi khuẩn như các loại vi khuẩn: Pneumococcus, Streptococcus, Klebsiella, Bordesella…
- Do một số loại ấu trùng của ký sinh trùng ở phế quản như Filaroides, Actustrongylus, Paragonimus cũng gây viêm phổi.
- Do một số nấm như Asperrgillus, Histoplasnia.
Triệu chứng
- Chó bị ho, cảm giác khó thở đặc biệt vào buổi nhất là vào buổi sáng, lúc đầu ho khan sau chuyển thành ho có đờm và kéo dài.
- Thở khò khè, có tiếng ran, tiếng thở khi ngủ giống như ngáy ở người, chảy nước mắt, nước mũi liên tục.
- Có thể kèm theo sốt cao từ 40-41 độ C
- Viêm phế quản mãn tính thường không sốt nhưng ho kéo dài, có lúc ho ra đờm đặc nhầy
- Khi mới nhiễm bệnh, con vật biểu hiện mệt mỏi, uể oải, bỏ ăn, sốt cao, niêm mạc đỏ.
- Tuy ít ho nhưng cảm giác khi ho khó khăn, đau đớn, cơn ho khạc cũng tăng dần lên ngày một nặng, các cơn ho diễn ra nhiều vào ban đêm, sáng sớm hoặc sau khi ngủ dậy.
- Con vật nằm một chỗ, yếu, cố thở nhanh và nông, niêm mạc mắt, miệng đỏ xẫm, sung huyết sau dần chuyển sang tím tái.
- Giai đoạn cuối, con vật sẽ suy kiệt cho tới chết.
Phòng bệnh
- Nơi ở của chó phải luôn vệ sinh sạch sẽ, ăn uống đủ chất, chỗ nằm phải đảm bảo ấm mùa đông, thoáng mùa hè.
- Tiêm vacxin phòng bệnh cho chó định kỳ các loại sau: dại, carê, viêm gan truyền nhiễm, ho của chó,.. để không nhiễm các bệnh truyền nhiễm khác, trên cơ sở đó có khả năng đề kháng bệnh về hô hấp.
- Thường xuyên theo dõi các biểu hiện của thú cưng để sớm phát hiện và điều trị kịp thời.
- Thực hiện vệ sinh nơi ở và vệ sinh môi trường xung quanh, giữ chó ở nơi khô sạch, thoáng mùa hè, kín ẩm vào mùa đông.
- Định kỳ tẩy uế nơi ở của chó, mèo và dụng cụ phục vụ nuôi dưỡng bằng Chloramin B , hoặc nước vôi 10%. Hay có thể dùng ND. Iodine, sát trùng chuồng trại và môi trường xung quanh.
- Tiêm phòng định kỳ các loại vacxin phòng bệnh cho chó như: carê, Parvovirut, dại, viêm gan truyền nhiễm, Lepto… và định kỳ tẩy giun sán cũng như kiểm tra sức khỏe thường xuyên.
Điều trị - Dùng kháng sinh diệt nguyên nhân gây bệnh: có thể dùng Penicillin, Gentamycin, Streptomycin...
- Thuốc chữa triệu chứng: Ephedrin, Dimedron
- Thuốc bổ trợ: Vitamin C, Vitamin B1, Cafein 5%, dung dịch Glucose 30%...
- Hộ lý: Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng tốt.
- Nên phối hợp kháng sinh tiêm với Trimazon (Bisepton) cho chó uống với liều 40mg/kg thể trọng/ngày. Kết quả chữa bệnh sẽ đạt hiệu quả tối ưu.
- Chăm sóc con vật chu đáo trong suốt và sau quá trình điều trị để đạt hiệu quả nhanh chóng và tránh tình trạng tái nhiễm