Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Luận văn Quản lý thuế tài nguyên đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Tân Kỳ tại Chi cục Thuế khu vực Sông Lam I, tỉnh Nghệ An (Trang 33)

3.3.1. Kiến nghị với Cục thuế tỉnh Nghệ An

3.3.3. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An

3.3.4. Khuyến nghị với doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Tân Kỳ

KẾT LUẬN

Công tác quản lý TTN đối với DN KTKS tại Chi cục thuế có hiệu quả sẽ tác động đến sự phát triển của nền kinh tế - xã hội và môi trường, đóng góp vào ngân sách địa phương. Với tinh thần đó, đề tài luận văn đã hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý TTN đối với DN KTKS tại chi cục thuế; phân tích, đánh giá thực trạng để khắc phục những bất cập và hạn chế nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý TTN đối với DN KTKS trên địa bàn huyện Tân Kỳ tại Chi cục Thuế khu vực Sông Lam I ngày càng tăng, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển của huyện Tân Kỳ đến năm 2025 về kinh tế xã hội.

Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn này, bản thân đã luôn những nỗ lực, cố gắng tìm tòi, học hỏi, tranh thủ sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn và sự hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện của các anh chị công chức thuế, lãnh đạo ở cơ quan, nhưng do hạn chế về trình độ chuyên môn, thời gian nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự cảm thông, đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn

------

ĐẶNG THÙY NGA

QUẢN LÝ THUẾ TÀI NGUYÊN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN KỲ TẠI CHI CỤC THUẾ KHU VỰC SÔNG LAM I, TỈNH NGHỆ AN

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH MÃ NGÀNH: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng nguồn tài nguyên (TN) khoáng sản phong phú, xấp xỉ gần 40 loại. Trong tương lai gần, nguồn TN sẽ đối mặt với nguy cơ cạn kiệt do nhiều loại khoáng sản đang được khai thác với quy mô lớn. Trong khi đó hầu hết TN hiện có là loại TN không tái tạo được, mà hầu hết các sản phẩm phục vụ con người được tạo ra chủ yếu từ nguồn TN khoáng sản. Vì vậy, chúng ta cần sử dụng có hiệu quả nguồn lực TN của đất nước. Đảng và Nhà nước Việt Nam đã dùng nhiều công cụ để quản lý, bảo vệ, sử dụng, khai thác có hiệu quả và tiết kiệm nguồn lực TN. Cùng với phí bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên (TTN) khoáng sản là một trong số những công cụ tài chính hữu hiệu để Nhà nước quản lý việc khai thác nguồn TN có hiệu quả. Thuế TN đã đạt được những kết quả khả quan, góp phần đảm bảo nguồn thu cho ngân sách quốc gia.

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An có đa dạng nguồn TN khoáng sản như cát, đá, sỏi, thiếc ... Hàng năm, từ hoạt động khai thác TN khoáng sản, nguồn thu thuế chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tân Kỳ là huyện miền núi thuộc tỉnh Nghệ An, có địa hình chia cắt bởi các dãy núi và hệ thống sông suối lớn nhỏ. Do vậy Tân Kỳ tập trung chủ yếu loại TN khoáng sản phi kim loại như cát, đá, sỏi Đây là nơi hình thành nhiều DN khoáng sản đóng trên địa bàn tham gia khai thác và nộp TTN.

Tuy số thu từ thuế tài nguyên tăng lên hàng năm nhưng chưa thật sự tương xứng với tiềm năng sẵn có của huyện. Ngoài ra việc quản lý thuế tài nguyên đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Tân Kỳ vẫn còn tồn tại, hạn chế, chưa hoàn thiện, còn nhiều vướng mắc, bất cập cả về quy trình quản lý, ứng dụng công nghệ tin học, bố trí nguồn nhân lực, trình độ quản lý thuế, quản lý hoàn thuế tài nguyên đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản của một số công chức thuế, chưa đáp ứng được yêu cầu công cuộc cải cách hành chính, hiện đại hoá ngành thuế. Hiện nay tình trạng doanh nghiệp khai thác khoáng sản kê khai thuế ít hơn số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập, tình hình nộp thuế chưa phản ảnh đúng quy mô hoạt động

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh những doanh nghiệp khai thác khoáng sản tuân thủ chấp hành pháp luật Thuế còn không ít doanh nghiệp lập lên với những mục đích gian lận, nhằm buôn bán hoá đơn thu nhập doanh nghiệp sử dụng bất hợp pháp hoá đơn, thực hiện gian lận trong hoàn thuế nhằm chiếm đoạt tiền của nhà nước. Điều đó đòi hỏi các cơ quan quản lý thuế tài nguyên cần hoàn thiện công tác quản lý thuế của mình. Chi cục Thuế khu vực Sông Lam I (được sát nhập từ 3 chi cục: Chi cục Thuế Tân Kỳ; Chi cục thuế Đô Lương; Chi cục Thuế Thanh Chương từ tháng 8 năm 2019) nói riêng và Cục Thuế tỉnh Nghệ An nói chung luôn chú trọng công tác quản lý thuế tài nguyên trên địa bàn..

Nhận thức được các vấn đề trên, tác giả chọn đề tài: “ Quản lý thuế tài nguyên đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Tân Kỳ tại Chi cục Thuế khu vực Sông Lam I, tỉnh Nghệ An” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ kinh tế của mình.

2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

Trong những năm gần đây đã có một số nghiên cứu có liên quan đến đề tài như sau:

Nguyễn Tiến Trung (2015), “Hoàn thiện công tác quản lý TTN đối với DN KTKS của Chi cục thuế huyện Phong Điền, tỉnh Thừa thiện Huế”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế Huế. Luận văn đã trình bày các vấn đề lý luận liên quan đến công tác quản lý TTN đối với DN KTKS; phân tích và đánh giá thực trạng công tác thu TTN; chỉ ra những nguyên nhân, hạn chế và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu TTN của Chi cục thuế huyện Phong Điền, tỉnh Thừa thiện Huế trong thời gian tới.

Phạm Thị Thu Uyên (2016), “Hoàn thiện quản lý TTN của Chi cục Thuế huyện Tiên Lãng, tỉnh Bắc Ninh”, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Luận văn đã nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý thuế nói chung; quản lý TTN nói riêng của Chi cục thuế; đánh giá thực trạng; đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý TTN của Chi cục Thuế huyện Tiên

Lãng, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.

Nguyễn Văn Lãng (2018), “Hoàn thiện công tác quản lý TTN đối với DN của Chi cục Thuế huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Luận văn chủ yếu hệ thống hóa các sơ sở lý luận dựa trên phân tích thực tế, từ đó đưa ra các giải pháp quản lý hiệu quả thu TTN của Chi cục Thuế huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Đỗ Thanh Tú (2018), “Hoàn thiện hệ thống TTN”.Nghiên cứu khoa học số XD 721, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội. Đề tài đã khái quát được các vấn đề chung về hệ thống TTN, tác giả đã thu thập số liệu để đánh giá cơ bản các vấn đề tồn tại trong quy định chính sách liên quan đến TTN, phân tích thực trạng, đánh giá kết quả nhằm chỉ ra được nguyên nhân, hạn chế và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp chế, chính sách về TTN nước ta trong tình hình mới.

Bùi Thị Ngọc Diễm (2019), “Nâng cao hiệu quả quản lý Cục thuế tỉnh Ninh Bình đối với thu TTN của các chi cục thuế ”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thương mại Hà Nội. Tác giả nghiên cứu về phân cấp quản lý các khoản thu TTN, phân tích thực trạng quản lý và đưa ra kết luận về thực trạng phân cấp cơ bản giống như luật định, rút ra những nguyên nhân hạn chế, tác giải cũng đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Cục thuế tỉnh Ninh Bình đối với thu TTN của các chi cục thuế trên địa bàn tỉnh.

Với đặc thù địa phương, tiềm năng khoáng sản trên địa bàn huyện Tân Kỳ, cũng như cơ cấu tổ chức quản lý của Chi cục Thuế có sự khác biệt so với các địa phương. Do vậy quản lý TTN đối với DN KTKS cũng như việc thực thi luật thuế của Chi cục Thuế khu vực Sông Lam I cũng có rất nhiều đặc điểm riêng, khác biệt. Chính vì thế, việc nghiên cứu đề tài ““Quản lý thuế tài nguyên đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Tân Kỳ tại Chi cục Thuế khu vực Sông Lam I, tỉnh Nghệ An” là cấp thiết, có tính mới, không trùng lắp với các nghiên cứu trước đó.

Luận văn hướng tới những mục tiêu cơ bản sau:

- Xác định được khung nghiên cứu quản lý TTN khoáng sản đối với DN KTKS tại chi cục thuế.

- Phản ánh được thực trạng quản lý thu thuế đối với DN KTKS trên địa bàn huyện Tân Kỳ tại Chi cục Thuế khu vực Sông Lam I, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018- 2020.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý TTN đối với DN KTKS trên địa bàn huyện Tân Kỳ tại Chi cục Thuế khu vực Sông Lam I, tỉnh Nghệ An đến năm 2025.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là quản lý TTN khoáng sản đối với DN KTKS trên địa bàn huyện Tân Kỳ tại Chi cục Thuế khu vực Sông Lam I, tỉnh Nghệ An.

4.2. Phạm vi nghiên cứu luận văn:

- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu quản lý TTN đối với DN KTKS tại chi cục thuế theo cách tiếp cận tác nghiệp với những nội dung cơ bản sau: Bộ máy quản lý TNN; Tuyên truyền hỗ trợ người nộp TTN; Quản lý đăng ký, khai và ấn định TTN; Quản lý nộp TTN và nợ tiền TTN; Quản lý giảm TTN, hoàn thuế, khoanh nợ, xóa nợ tiền thuế; Quản lý thông tin người nộp TTN; Kiểm tra và xử lý vi phạm về nộp TTN.

- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý TTN khoáng sản tại Chi cục Thuế KV Sông Lam I,tỉnh Nghệ An đối với các DN KTKS.

- Về thời gian: Dữ liệu thu thập cho giai đoạn 2018 – 2020; phỏng vấn sâu vào tháng 4 năm 2021; đề xuất các giải pháp đến năm 2025.

5.1. Khung nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu quản lý TTN đối với DN KTKS tại chi cục thuế, thể hiện ở hình 1.

Hình 1. Khung nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý TTNtại chi cục thuế:

-Các nhân tố thuộc chi cục thuế

-Các nhân tố thuộc DN KTKS

-Các nhân tố khác

Quản lý TTN đối với DN KTKS tại chi cục thuế:

- Bộ máy quản lý TTN - Tuyên truyền hỗ trợ người

nộp TTN;

- Quản lý đăng ký, khai và ấn định TTN;

- Quản lý nộp TTN và nợ tiền TTN;

- Quản lý giảm thuế, khoanh nợ, xóa nợ TTN

- Quản lý thông tin người nộp TTN;

- Kiểm tra và xử lý vi phạm về nộp TTN.

Thực hiện mục tiêu quản lý TTN đối với DN KTKS tại chi cục thuế:

- Đảm bảo thu đúng, kịp thời và đầy đủ TTN của chi cục thuế.

- Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của DN KTKS đối với TTN - Thu hồi được các khoản nợ đọng TTN

5.2. Quy trình nghiên cứu

Để thực hiện mục đích đề tài đặt ra, bản luận văn dự kiến sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, gồm các bước sau:

Bước 1: Nghiên cứu tài liệu nhằm xác định khung nghiên cứu về quản lý

TTN khoáng sản đối với DN KTKS tại chi cục thuế. Ở bước này, phương pháp phân tích hệ thống, tổng hợp và mô hình hóa được sử dụng là chủ yếu.

Bước 2: Thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nguồn số liệu từ các đội thuế chức

năng thuộc Chi cục Thuế khu vực Sông Lam I; Cục thuế tỉnh Nghệ An; Cục thống kê tỉnh Nghệ An; phòng thống kê huyện Tân Kỳ, ; tạp chí thuế Nhà nước; internet … để phản ánh, mô tả thực trạng quản lý TTN khoáng sản đối với DN KTKS trên địa bàn huyện Tân Kỳ tại Chi cục Thuế khu vực Sông Lam I. Các phương pháp thực hiện là phương pháp thống kê và so sánh số liệu qua các năm.

Bước 3: Thu thập dữ liệu sơ cấp bằng phỏng vấn sâu 5 cán bộ chịu trách

nhiệm quản lý TTN đối với DN KTKS trên địa bàn huyện Tân Kỳ tại Chi cục Thuế khu vực Sông Lam I về các nội dung như: Bộ máy quản lý; Tuyên truyền hỗ trợ; Công tác đăng ký, kê khai và ấn định thuế; Nộp thuế và nợ thuế; Quản lý miễn giảm, khoanh nợ và xóa nợ TTN; Quản lý thông tin NNT; Kiểm soát và xử lý vi phạm nhằm làm rõ và đánh giá thực trạng từng nội dung quản lý TTN đối với DNKT khoáng sản trên địa bàn.

Bước 4: Phân tích, đánh giá quản lý TTN đối với DN KTKS trên địa bàn

huyện Tân Kỳ tại Chi cục Thuế KV Sông Lam I. Thông qua đánh giá thực hiện các mục tiêu, xác định các điểm mạnh, điểm hạn chế của công tác quản lý TTN đối với DN KTKS trên địa bàn huyện Tân Kỳ tại Chi cục Thuế khu vực Sông Lam I. Phương pháp sử dụng chủ yếu là so sánh, đối chiếu dựa trên các tiêu chí đã xây dựng để đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu khi phân tích khi có sự thống nhất về mặt thời gian, không gian theo một số tiêu thức nhất định.

Bước 5: Phân tích nguyên nhân cơ bản dẫn đến những hạn chế trong quản

lý TTN đối với DN KTKS trên địa bàn huyện Tân Kỳ tại Chi cục Thuế KV Sông Lam I.

Bước 6: Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý TTN trên địa

bàn huyện Tân Kỳ tại Chi cục Thuế KV Sông Lam I, tỉnh Nghệ An đến năm 2025.

6. Kết cấu luận văn

Ngoài danh mục bảng biểu, danh mục từ viết tắt, lời mở đầu, kết luận tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Khung nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý TTN đối với DN KTKS tại chi cục thuế

Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý TTN đối với DN KTKS trên địa bàn huyện Tân Kỳ tại Chi cục Thuế KV Sông Lam I, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018 – 2020

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý TTN đối với DN KTKS trên địa bàn huyện Tân Kỳ tại Chi cục Thuế KV Sông Lam I đến năm 2025

CHƯƠNG 1.

KHUNG NGHIÊN CỨU VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUẾ TÀI NGUYÊN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TẠI CHI CỤC THUẾ

1.1. Thuế thuế tài nguyên đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản

1.1.1. Khái niệm thuế tài nguyên đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản

Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, trí thức, thông tin mà được con người sử dụng để tạo ra của cải vật chất hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới. Tài nguyên mang một giá trị lịch sử xã hội nhất định, thể hiện bằng sự thay đổi giá trị tài nguyên theo quá trình phát triển, sự gia tăng số lượng và loại hình được con người khai thác, sử dụng.

Theo Quốc hội Việt Nam (2009) định nghĩa: “Thuế TN là một loại thuế gián thu, đây là số tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp cho cho nhà nước khi khai thác TN thiên nhiên. Nói cách khác, TTN là một loại thuế điều tiết thu nhập về hoạt động khai thác, sử dụng TN thiên nhiên của đất nước.”

Đối với hoạt động khai thác tài nguyên thì thuế tài nguyên được hiểu đây là số tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp cho Nhà nước khi khai thác tài nguyên khoáng

Một phần của tài liệu Luận văn Quản lý thuế tài nguyên đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Tân Kỳ tại Chi cục Thuế khu vực Sông Lam I, tỉnh Nghệ An (Trang 33)