Điều trị bệnh do vi khuẩn ORT gây ra ở gà

Một phần của tài liệu Tình Hình Mắc Bệnh Ort Do Vi Khuẩn Ornithobacterium Rhinotracheale Gây Ra Ở Đàn Gà Thả Vườn Nuôi Tại Huyện Bình Giang Tỉnh Hải Dương Và Thử Nghiệm Điều Trị (Trang 38)

Dựa vào khả năng mẫn cảm với một số loại kháng sinh của chủng vi khuẩn ORT phân lập được, lựa chọn loại kháng sinh có tỷ lệ mẫn cảm cao, tiến hành điều trị các thể bệnh do vi khuẩn ORT gây ra ở gà tại một số trại và hộ chăn nuôi thuộc huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

Đánh giá hiệu quảđiều trị căn cứ vào tỷ lệ khỏi bệnh, thời gian điều trị khỏi trung bình.

Các loại kháng sinh được lựa chọn điều trị: Amoxicilline/Clavulanic acid, Ampicillin và Tetracycline hoặc Erythromycin.Thử nghiệm điều trị theo phác đồ sau:

Phác

đồ Tên thuốc Thành phần Liều lượng Cách dùng Liệu trình

1 Eryvet powder Erythromycin

thiocyanate 1g/2 lít nước Pha nước uống Dùng liên tục 3 - 5 ngày 2 Amoxi Amoxicillin 1ml/5-8kg thể trọng Tiêm bắp sâu, 1 lần/ngày Dùng liên tục 3-5 ngày

3 Tetramy Tetracyclin 0,125g/lít nước

Pha nước uống hoặc trộn thức ăn Dùng liên tục 3-5 ngày 3.3.7. Phương pháp xử lý số liệu

Tất cả các số liệu đều được theo dõi, ghi chép và xử lý bằng phần mềm Excel trên máy vi tính.

Một số công thức tính toán khác: Số gà mắc - Tỷ lệ mắc (%) = ————————— × 100 Tổng số gà theo dõi Số gà chết - Tỷ lệ chết (%) = ———————— × 100 Tổng số gà mắc bệnh Số gà khỏi bệnh - Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = ——————————— × 100 Tổng số gà được điều trị

PHẦN 4. KẾT QUẢVÀ THẢO LUẬN

4.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH

BỆNHTRÊN ĐÀ GÀ THẢ VƯỜN NUÔI TẠI HUYỆN BÌNH GIANG

4.1.1 Giới thiệu một đố giống gà đang nuôi phổ biến tại huyện Bình Giang

Hiện tại huyện Bình Giang đang nuôi các giống gà như gà ri lai, lai chọi, lai hồ nhưng chủ yếu là giống gà ri lai.

Gà ri lai - Đây là giống gà được tạo ra từ con lai giữa gà trống Ri với gà mái Lương Phượng có sức đề kháng cao, ít bệnh tật, thời gian tăng trưởng ngắn, thịt thơm ngon, cho trọng lượng đạt từ 1,8-2kg/con rất phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng nên rất được giá. Giống gà ri lai thích nghi được mọi khu vực và hiện đang là nguồn thu nhập lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ gia đình trên cả nước. Về đặc điểm của giống gà ri lai làthân hình nhỏ bé, chân thấp. Phần lớn gà mái có lông màu vàng rơm, vàng đất hoặc nâu nhạt, có đốm đen ở cổ, đuôi và đầu cánh. Gà trống có màu lông đỏ thẫm, đầu lông cánh và lông đuôi có lông đen ánh xanh; lông bụng có màu đỏ nhạt, vàng đất. Màu da vàng hoặc trắng, da chân vàng.

Mào cờ có răng cưa, màu đỏ và phát triển ở con trống. Tích và dái tai màu đỏ, có khi xen lẫn ánh bạc. Chân có hai hàng vẩy màu vàng, đôi khi xen lẫn màu vàng đỏ tươi.

Thịt gà ri lai thơm, ngon, có màu trắng, sợi cơ nhỏ, mịn.

4.1.2. Chuồng trại

Qua quá trình điều tra nghiên cứu tại 30 hộ chăn nuôi gàtrên địa bàn 03 xã Bình Xuyên, Nhân Quyền, Tân Hồng là các xã có tình hình chăn nuôi gà thả vườn phát triển và số lượng gà trên tổng đàn cao trong huyệnthấy được rằng: đa số các hộ/trang trại chăn nuôi theo kiểu bán công nghiệp, chuồng trại xây dựng trên khu đất cao ráo, thoáng mát. Có rào chắn xung quanh vườn bằng lưới B40, lưới nilon tùy điều kiện nuôi của từng trang trại. Diện tích của các trại khoảng từ 1500 – 2200 m2. Hướng chuồng là hướng Đông, Đông Nam hoặc hướng Nam để tận dụng ánh sáng và sự thông thoáng không khí. Quỹ đất rộng, phù hợp đa dạng các địa hình chăn nuôi, thường được dùng cho quy mô chăn nuôi trang trại vừa và nhỏ, xung quanh chuồng là trồng cây làm bóng mát cho gà. Với hệ thống

máng ăn, máng uống với vật liệu phổ biến là nhựa, một số trang trại sử dụng máng tre hoặc tận dụng những thùng sơn để làm máng cho gà.

Hình 4.1. Bãi thả gà của trang trại

4.1.3. Bệnhphổbiếnở gà thả vườntạihuyện Bình Giang tỉnhHải Dương

Bệnh phổ biến ở gà thả vườn dựa trên số liệu hồi cứu được lưu giữ tại trang trại và kết quả chẩn đoán bệnh dựa trên các đặc điểm dịch tễ, các triệu chứng lâm sàng và bệnh tích đặc trưng. Kết quả được trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Một số bệnh phổ biến ở gà thảvườn

tại huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương

STT Tên bệnh

Năm theo dõi

2017-2018 2018-2019 Mức độmắcbệnh Mức độ mắc bệnh + ++ +++ ++++ + ++ +++ ++++ 1 Cầu trùng ++++ ++++ 2 Marek + + 3 Phó thương hàn ++ ++ 4 Hen gà (CRD) + +

5 Viêm phế quản (IB) +++ +++

STT Tên bệnh

Năm theo dõi

2017-2018 2018-2019 Mức độmắcbệnh Mức độ mắc bệnh + ++ +++ ++++ + ++ +++ ++++ 7 Newcastle ++ ++ 8 ORT +++ +++ 9 Bệnh Histomonosis +++ +++

10 Sổ mũi truyền nhiễm ++ ++

11 Tụ huyết trùng +++ +++

12 Tiêu chảy do rốiloạn tiêu hóa +++ +++

13 Viêm thanh khí quản truyền

nhiễm (ILT) +++ +++

Ký hiệu: (+) có sự xuất hiện bệnh. (++) bệnh ở mức độ trung bình.

(+++) bệnh ở mức độ nặng.

(++++) bệnh ở mức rất nặng và phổ biến gây thiệt hại cho người chăn nuôi. Qua bảng 4.1 thấy rằng, qua 2 giai đoạn 2017-2018 và 2018-2019, bệnh Cầu trùng có mứcđộmắc rấtnặng và phổbiến. Tiếp theo là các bệnh viêm phế quản (IB), ORT, Histomonosis, tụ huyết trùng, ILT, tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa mắc ở mức độ nặng. Mức độ trung bình là các bệnh phó thương hàn, Newcastle và sổ mũi truyền nhiễm. Cuối cùng là bệnh Marek, CRD rất ít xuất hiện. Có sự khác nhau như vậy nguyên nhân là do tại địa điểm nghiên cứu, mầm bệnh lưu cữu trong môi trường nuôi từ lứa này qua lứa khác rất khó tiêu diệt hoàn toàn, vì vậy khi thời tiết thay đổi, nhất là vào mùa xuân khi khí hậu lạnh và ẩm ướt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh cho gà. Đồng thời, tập quán chăn nuôi và cách thức làm vắc xin của người dân chưa đúng kĩ thuật cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về mức độ mắc các bệnh trên củađàn gà.

4.1.4. Công tác phòng chống dịch bệnh cho gà thả vườn nuôi tại huyện Bình Giang Giang

Huyện Bình Giang là huyện có diện tích khá rộng với 16 xã, trị trấn, khí hậu nhiệt đới gió mùa khá rõ ràng phù hợp cho việc chăn nuôi gà thả vườn hiện nay. Để nắm bắt thực trạng công tác phòng chống dịch bệnh chúng tôi đã tiến hành khảo sát 30 hộ/trang trại tại ba xã có quy mô chăn nuôi khác nhau. Kết quả điều tra thể hiện qua bảng 4.2.

Bảng 4.2. Thực trạng phòng chống dịch bệnh cho gà thảvườn nuôi tại ba xã trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (n=30 hộ)

Biện pháp Chỉ tiêu Số hộ áp dụng(hộ) Tỷ lệ (%)

Vệ sinh chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng trại 24 80 Định kỳ sát trùng chuồng trại và khu vực chăn thả 27 90

Tẩy giun sán định kỳ cho gà 22 73

Sử dụng vaccine và thuốc phòng bệnh 25 83

Kết quả bảng 4.2 cho thấy, thực trạng phòng chống dịch bệnh cho gà thả vườn đạt tỉ lệ khá cao. Tỉ lệ hộ gia đình áp dụng các biện pháp vệ sinh chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng nuôi đạt 80%, việc định kỳ sát trùng chuồng trại và khu vực chăn thả là 90%, đối với hoạt động sử dụng vaccine và thuốc phòng bệnh là 83%. Tẩy giun sán định kỳ cho gà đạt 73%. Qua các con số đã cho thấy người dân trên địa bàn huyện đã ý thức được vệ sinh trong quá trình chăn nuôi và áp dụng khoa học kĩ thuật vào chăn nuôi an toàn hiệu quả.

Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có những hộ chăn nuôi chưa thật sự để ý đến việc phòng chống dịch bệnh cho gà. Chủ yếu là những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, với số lượng ít và chưa được tham gia các buổi hội thảo, và chưa có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi. Một số hộ để khu vực chăn nuôi có nhiều cây cối um tùm, nhiều vũng nước bẩn, phân và các chất thải không được xử lý. Bãi chăn thả không được rắc vôi, tiêu độc, cống rãnh đọng nước là nơi chứa các loại mầm bệnh và các loài đóng vai trò là ký chủ trung gian (KCTG) truyền bệnh như: muỗi, giun đất, giun kim... ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của đàn vật nuôi.Điều này được thể hiện rõ hơn qua bảng 4.3.

Bảng 4.3. Quy trình vệ sinh tại một số trang trại (n=30 hộ)

Giai

đoạn Quy trình vệ sinh Số hộ áp dụng

Tỷ lệ

(%)

Trước khi

-Quét sạch nền chuồng từ trên xuống dưới, từ trong ra

ngoài 30 100

-Dùng vòi nước rửa sạch nền chuồng. Sau đó để khô 1

ngày sửa chữa những hư hỏng. 30 100

Giai

đoạn Quy trình vệ sinh Số hộ áp dụng

Tỷ lệ

(%)

nhập

trùng chuồng, tiêu độc nền, tường, vỉa hè với liều 1 lít/ 1m2 nền.

-Sau 3 – 4 ngày, đợi nền chuồng khô ráo, quét vôi hoặc rắc

vôi bộtlên tường trong và ngoài chuồng, vỉa hè. 27 90 -Vệ sinh hệ thống dẫn nước cho gà, rửa sạch, phun thuốc sát

trùng 25 83

-Kiểm tra các dụng cụ và trang thiết bịchăn nuôi được bố

trí và kiểm tra đầy đủ. Rắc vôi bãi chăn thả. 30 100 -Sau 1 tuần lại sát trùng lại bằng thuốc sát trùngsau đó đợi

đến khi gà về. 28 93

Sau khi

nhập

-Thức ăn và nước uống cho gia cầm luôn đảm bảo sạch sẽ.

Máng ăn và máng uống ngày nào cũng phải vệ sinh 1 lần. 25 83 -Khi gà ởgiai đoạn hậu bị, cứ 3 – 4 ngày phải quét lông gà

cho vào bì rồi đem ra ngoài chôn hoặc đốt để tránh mầm bệnh từ trong gốc lông.

20 67

-Thường xuyên kiểm tra rắc thêm trấu và rắc men khử mùi hôi cho trong chuồng. Nếu chuồng ướt phải hót hết chỗ bị ướt đi và thêm trấu bổ sung vào nền chuồng.

27 90

-Trên đầu chuồng luôn được quét dọn sạch sẽ. Rắc vôi bột

lên đầu chuồng và xung quanh chuồng trại. 26 87 -Định kì phun thuốc sát trùng tẩy uế chuồng trại và xung

quanh bằng dung dịchthuốc sát trùng 23 76

Sau khi bán gà

-Phân gà được dọn sạch, đóng vào bì mang ra ngoài. 30 100 -Máng ăn mang ra ngoài và rửa sạch và phun thuốc sát trùng.

Hệthốnguống nướccủa gà đướcrửasạch và phun thuốc sát trùng.

30 100

-Dùng vòi nước để rửa sạch nền chuồng, tường. 30 100 -Tháo hết bóng đèn trong chuồng ra và tắt nguồn điện. 30 100 -Phun thuốc sát trùng vào nền chuồng và quanh chuồng.

Để khô rồi đóng cửa chuồng lại để trống trong 15-20 ngày.

24 80

Bảng 4.3 cho thấy rằng: các hộ chăn nuôi có tuân thủ theo quy trình vệ sinh trang trại. Tuy nhiên, ở mỗi khâu lại có tỷ lệ áp dụng khác nhau, trong đó được

áp dụng nhiều nhất là các biện pháp vệ sinh cơ giới sau đó là các biện pháp vệ sinh hóa học. Các hộ không áp dụng đầy đủ các biện pháp vệ sinh thường là những hộ mới chăn nuôi, chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ. Các hộ này thường có ít kinh nghiệm chăn nuôi hoặc chăn nuôi chỉ là nguồn thu nhập phụ của gia đình, nên họ thường không chú trọng công tác vệ sinhchuồng trại, tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh bùng phát.

4.1.5. Phòng bệnh bằng vaccine

Để hạn chế dịch bệnh xảy ra một cách hiệu quả thì việc kết hợp giữa vệ sinh phòng bệnh và dùng vaccine là rất cần thiết. Tùy thuộc vào tình hình sức khỏe của từng đàn gà và kiểm tra mẫu mà lịch vaccine phòng bệnh được xây dựng phù hợp với điều kiện dịch tễ từng vùng và từng giống gà. Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành khảo sát 30 hộ chăn nuôi gia cầm trên địa bàn ba xã, kết quả được tổng hợp tại bảng 4.4.

Bảng 4.4. Lịch tiêm phòng vaccine đang được sử dụng tại một số hộ/trang

trại (n=30 hộ)

Ngày Tên vaccine Công dụng Cách dùng Số áp dụng

Tỷ lệ

(%)

1 Marek Phòng bệnh Marek Tiêm dưới da cổ 30 100

2 Livacoc- T Phòng bệnh cầu trùng Nhỏ miệng 17 57 3 My vac ND-IB Phòng bệnh Newcastle và viêm phế quản truyền nhiễm Nhỏ mắt, mũi 30 100 10 Gum UPM93 Phòng bệnh Gumboro Nhỏ miệng 30 100 15 Myvac pox Phòng bệnh đậu Chủng màng cánh 30 100 18 Avac cúm gia cầm H5N1 Phòng bệnh cúm gia cầm Tiêm bắp 10 33 21 Myvac ND-IB Phòng bệnh Newcastle và viêm phế quản truyền nhiễm Nhỏ mắt mũi, cho uống 30 100 25 LT-Ivac Phòng bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm Nhỏ mắt 18 60

42 Avinew neo Phòng bệnh Newcastle Cho uống 30 100

Kết quả từ bảng 4.4 cho thấy việc phòng bệnh bằng vaccine cho gia cầm được người chăn nuôi chú trọng, các bệnh được sử dụng vắc xin nhiều nhất là Newcastle, Marek, Gumboro, viêm phế quản truyền nhiễm (IB) với 100% số hộ được điều tra có sử dụng. Đặc biệt là bệnh Newcastle sử dụng vaccine 5 lần đối với gà ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Thấp nhất là bệnh cúm gia cầm với 33% số hộ áp dụng. Các con số trên cho thấy rằng bệnh Newcastle vẫn là căn bệnh mà gia cầm trên địa bàn hay mắc và gây ra nhiều thiệt hại cho người chăn nuôi trên địa bàn, do vậy người dân có ý thức phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn gia cầm. Bệnh cúm gia cầm tuy nguy hiểm nhưng lại ít khi xảy ra, virus cúm dễ biến chủng nên hiệu quả phòng bệnh không cao vì vậy chỉ có những hộ chăn nuôi lớn áp dụng.

Một trong những thắc mắc hàng đầu của người chăn nuôi nơi đây là: “Tại sao tôi làm vaccine rồi mà vẫn nổ bệnh”. Sau đây chúng tôi có một số chia sẻ để trả lời cho câu hỏi trên như sau: Vì sao ta làm vaccine rồi mà bệnh vẫn nổ ra, trước tiên ta cần đặt ra những câu hỏi sau cho chính bản thân; vaccine có được bảo quản bảo đảm không? Kĩ thuật đưa vacxin đã chuẩn chưa? Đưa vaccine có đúng thời điểm hay không? Để giải đáp cho câu hỏi trên chúng tôi xin đưa ra khuyến cáo cho các trang trại khi sử dụng vaccine cho gà.

Một số khuyến cáo khi dùng vaccine:

- Chỉ dùng vaccine cho gà khỏe mạnh; - Lắc kĩ vaccine trước và trong khi sử dụng; - Làm vaccine vào thời gian mát trong ngày; - Dụng cụ pha và kim tiêm phải đảm bảo tiệt trùng. - Không dùng vaccine khi lọ bị vỡ hoặc nút không kín; - Chỉ dùng vaccine cho đàn gà khoẻ mạnh;

- Nên cho gà uống điện giải trước và sau khi làm vaccin để tránh stress; - Trong quá trình sử dụng vaccine, chú ý tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp;

- Thời gian từ khi mở lọ vaccin đến khi sử dụng xong không được quá 2 giờ. Tốt nhất là trong vòng 1 gìờ;

- Không dùng nước uống cho đàn giống có sử dụng thuốc sát trùng 48 giờ trướcvà 24 giờ sau khi dùng vaccine;

- Tất cả các dụng cụ có liên quan đến vaccin không được dùng thuốc sát trùng để tẩy, rửa trước và sau 48 giờ;

- Bảo quản vaccine trong điều kiện nhiệt độ từ 2-8oC;

- Quá trình bảo quản, vận chuyển, sử dụng lưu ý tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp;

- Khi pha vaccin nên sử dụng dung dịch pha có sự tương đồng về nhiệt độ với nhiệt độ vaccine;

- Tránh đặt tay vào đáy lọ nơi có viên vaccin;

- Thao tác pha vaccin phải nhẹ nhàng, không lắc mạnh tay...

Một phần của tài liệu Tình Hình Mắc Bệnh Ort Do Vi Khuẩn Ornithobacterium Rhinotracheale Gây Ra Ở Đàn Gà Thả Vườn Nuôi Tại Huyện Bình Giang Tỉnh Hải Dương Và Thử Nghiệm Điều Trị (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)