Trường hợp quan hệ vợ chồng không được công nhận thì tài sản do hai người tạo lập nên trong thời gian chung sống như vợ chồng không được xem là tài sản chung hợp nhất mà là sở hữu chung theo phần. Nguyên tắc xác định phần sở hữu của từng người còn phải dựa vào công sức đóng góp. Hội đồng xét xử trong nhiều trường hợp không phân định được công sức đóng góp của mỗi bên vào khối tài sản chung nên đã quyết định chia đôi cho mỗi bên.
Ví dụ:
“Tại Quảng Nam, ông Nguyễn Văn H và bà Trần Thị P chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn vào năm 1989, hai ông bà đăng ký kết hôn vào cuối năm 1990. Năm 2006 hai người xảy ra mâu thuẫn, bà T làm đơn xin ly hôn với ông H. Tài sản tranh chấp là lô đất 132m2 và hai căn nhà cấp bốn nằm trên lô đất. Bà P khai rằng nhà là tài sản chung, còn đất là tài sản riêng do bà mua vào năm 1993. Người chồng khai rằng cả nhà và đất đều là tài sản chung do ông góp tiền mua. Hồ sơ vụ án cho thấy bà P nhận chuyển nhượng một lô đất diện tích 250m2 từ người chủ cũ vào đầu năm 1990 với giá 16 chỉ vàng. Đến cuối năm 1990 bà mới kết hôn, sau đó vợ chồng xây nhà chung sống trên lô đất này. Đến năm 1999 hai người viết giấy bán nửa lô đất. Nửa lô còn lại được UBND thành phố T cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho vợ chồng bà cùng đứng tên.
Hội đồng xét xử sơ thẩm và phúc thẩm xác định quan hệ vợ chồng giữa hai người được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn là cuối năm 1990, do đó mảnh đất là tài sản riêng của bà P. Nhưng đến năm 1999 hai người cùng viết giấy bán nửa lô đất nói trên,
47
Nông Thị Hồng Yến, "Hậu quả pháp lý của việc nam nữ chung sống như vợ chồng theo pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện hành", Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học quốc gia Hà Nội, 2015, Tr.71
do đó là hành động tự nguyện xác lập tài sản riêng thành tài sản chung, vậy nhà đất trị giá 2,3 tỷ đồng được Toà án tuyên chia đôi, trong đó bà P được hưởng toàn bộ nhà đất và phải trả cho ông H 1,1 tỷ đồng trên cơ sở cho rằng hai người có đóng góp ngang nhau trong việc xây dựng khối tài sản này.”48
Cấp giám đốc thẩm đã xác định: “Việc hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm xác định nhà đất là tài sản chung của vợ chồng bà P là đúng vì có cơ sở xác định bà P đã tự nguyện nhập phần đất vào khối tài sản chung. Tuy nhiên, đất có nguồn gốc do bà P mua trước khi kết hôn nên phải xác định rằng bà có công sức đóng góp chủ yếu trong khối tài sản chung, tức bà phải được phần tài sản nhiều hơn người chồng mới đúng”.
Qua một số ví dụ có thể thấy rằng trên thực tế việc xét xử đúng luật và công bằng ở các vụ án về hôn nhân và gia đình còn gặp nhiều bất cập. Tuy vậy có thể thấy những tín hiệu đáng mừng, đó là ngành Toà án luôn tổ chức Hội nghị tổng kết ngành tòa án hằng năm nhằm rút kinh nghiệm cho những sai sót trước đó, trong đó có những sai sót về xét xử vụ án hôn nhân và gia đình.
3.3. Một số kiến nghị nhằm hạn chế việc nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn
Hiện nay, tình trạng nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký là một hiện tượng xã hội rất phổ biến. Việc không đăng ký kết hôn gây khó khăn cho Nhà nước trong quản lý, gây ra nhiều hậu quả không tốt ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội. Quan hệ hôn nhân bị chi phối bởi kinh tế, văn hóa, phong tục tập quán và cả những quy định pháp luật nên việc tồn tại tình trạng trên là tất yếu. Bởi vì những bất lợi của chung sống không kết hôn so với việc kết hôn hợp pháp, Nhà nước không khuyến khích các trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn. Nhóm nghiên cứu xin phép đưa ra một số biện pháp nhằm hạn chế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ hôn nhân và gia đình
Một là, nâng cao hiệu lực của việc giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nhất là các quy định về đăng ký kết hôn, giúp người dân hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đăng ký kết hôn, từ đó thực hiện kết hôn đúng luật định. Để công tác tuyên truyền có hiệu quả cần có kế hoạch cụ thể với nội dung, hình thức và biện pháp tuyên truyền hữu hiệu phù hợp với điều kiện của từng địa phương, trình độ dân trí của người dân. Chú trọng mở rộng và nâng cao nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, người ở vùng hải đảo xa xôi bằng sự kết hợp giữa tuyên truyền, giáo dục pháp luật với thuyết
48
phục người dân làm theo pháp luật. Xây dựng đội ngũ tuyên truyền có trình độ hiểu biết về pháp luật, kiến thức xã hội nhất định và có khả năng truyền đạt tốt giúp người dân hiểu một cách rõ nhất về pháp luật hôn nhân và gia đình.
Hai là, cần tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với công tác hộ tịch hôn nhân và gia đình. Tại các cơ quan cấp cơ sở, cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng cho các cán bộ hộ tịch để cập nhật kịp thời, nâng cao kiến thức pháp luật cũng như các thay đổi mới của luật định. Bên cạnh đó, thường xuyên giám sát, kiểm tra các sai phạm để phát hiện kịp thời những thiếu sót trong hoạt động quản lý hộ tịch nhằm nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân. Thường xuyên rà soát, thống kê số liệu chính xác nhất của từng địa phương về các trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn để từ đó có biện pháp ngăn ngừa, vận động họ đi đăng ký đăng ký kết hôn, phát hiện những trường hợp chung sống trái pháp luật để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Ba là, cần thiết phải cho rằng nam nữ tuy có đủ điều kiện kết hôn mà chung sống không đăng ký kết hôn là bất hợp pháp. Cần có những chế tài xử phạt đối với nam nữ đủ điều kiện kết hôn nhưng không đăng ký kết hôn. Điều này có thể được thực hiện bằng cách tiến hành nhắc nhở, khuyến khích, phổ biến pháp luật về đăng ký kết hôn trước, sau đó xử phạt nếu họ vẫn không đăng ký kết hôn sau một thời gian nhất định.
Bên cạnh đó, trong Bộ luật hình sự 2015, các tội trong chương Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình49nói chung và các tội có liên quan đến việc chung sống như vợ chồng không đăng ký hôn nhân nói riêng còn khá nhẹ, chưa đủ tính răn đe, chưa phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm và hậu quả của tội phạm50. Các tội như Tội vi phạm chế độ một vợ một chồng, Tội tổ chức tảo hôn” chỉ dừng lại ở tội phạm ít nghiêm trọng. Trên cơ sở Hiến pháp quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm”51, những tội phạm trên cần được nâng khung hình phạt để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
Bốn là, cần đưa ra những quy định riêng nhằm điều chỉnh quan hệ chung sống như vợ chồng chưa đăng ký kết hôn, nhất là những quy định liên quan đến tài sản chung và con chung. Quyền lợi của con trẻ và nghĩa vụ giữa các bên cần được làm rõ. Theo quy
49
Chương XVII Bộ luật hình sự 2015, gồm các điều từ điều 181 đến điều 187
50
Phùng Văn Hoàng, “Bàn về tội "Vi phạm chế độ một vợ, một chồng" theo quy định của Bộ luật Hình sự”, <https://lsvn.vn/ban-ve-toi-vi-pham-che-do-mot-vo-mot-chong-theo-quy-dinh-cua-bo-luat-hinh-
su1625654498.html>, truy cập ngày 15/08/2021
51
định pháp luật hiện tại, trong quan hệ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn, đứa trẻ sinh ra là con sinh ra không trong thời kỳ hôn nhân nên sẽ không có cha theo pháp luật. Và nếu người cha không tự nguyện làm thủ tục nhận cha cho con, có thể sẽ phải chứng minh quan hệ cha con bằng con đường tố tụng, gây phức tạp và tốn kém chi phí.
3.4. Chung sống như vợ chồng giữa những người cùng giới
Nhóm nghiên cứu cho rằng cộng đồng LGBTQ+52 cũng là một trong những chủ thể của quan hệ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn, nên cần thiết được xem xét trong khuôn khổ bài tiểu luận này như một phần mở rộng thêm. Ở Việt Nam hiện tại chưa có bất cứ thống kê nào về tỉ lệ người thuộc LGBTQ+ trong dân số, tuy vậy bằng cái nhìn thực tế, có thể thấy xung quanh chúng ta luôn tồn tại những người thuộc cộng đồng này.
Trước đây, hôn nhân đồng giới (kết hôn giữa những người mang cùng giới tính) là bị cấm theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 200053 và hành vi trên có thể bị xử phạt từ 100.000 đến 500.000 đồng54. Hiện nay, với sự ra đời của Luật hôn nhân và gia đình 2014, quy định trên đã thay đổi theo chiều hướng cởi mở hơn. Luật này quy định: “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”55. Vì kết hôn đồng giới không được xem là hành vi bị cấm, các điều khoản phạt tiền theo lẽ đương nhiên cũng đã được bãi bỏ. Quan điểm nhóm nghiên cứu cho rằng: Sự cởi mở hơn trong quy định này cho thấy rằng nhà làm luật đã và đang chấp nhận du nạp xu hướng thế giới về bảo vệ quyền con người nói chung và của người thuộc LGBTQ+ nói riêng, “hé mở” cánh cửa cho việc chấp nhận hôn nhân cùng giới trong tương lai. Tuy vậy do phong tục tập quán, văn hoá gia đình Việt Nam thực sự chưa thể thích ứng ngay lập tức với thay đổi này, quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 như một “vùng đệm” để các quan điểm về đạo đức của xã hội kịp chuẩn bị cho một sự thay đổi lớn chưa từng có tiền lệ trong tương lai.
Như vậy, trong quá trình “vùng đệm” đang được thực thi, quan hệ kết hôn giữa những người có cùng giới tính hiện chưa được pháp luật công nhận. Họ có thể làm đám
52
LGBTQ+ là một từ viết tắt. L: Lesbian (Đồng tính nữ), G: Gay (Đồng tính nam), B: Bisexual (Song tính), T: Transgender (Chuyển giới), Q: Queer / Questioning (Có bản dạng giới đặc biệt hoặc chưa biết rõ bản dạng giới của mình). +: Những nhóm bản dạng giới khác.
53
Khoản 5 điều 10 Luật hôn nhân và gia đình 2000 quy định các trường hợp cấm kết hôn có “Giữa những người cùng giới tính”
54
điểm e khoản 1 Điều 8 Nghị định 87/2001/NĐ-CP
55
cưới hay bất cứ lễ nghi, phong tục nào như những cặp nam nữ mà không bị cấm, nhưng không thể đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền. Vì vậy giữa họ không phát sinh quan hệ vợ chồng mà chỉ là chung sống với nhau.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa nam nữ chung sống như vợ chồng và chung sống như vợ chồng giữa người cùng giới là: Pháp luật không công nhận quan hệ vợ chồng trong tất cả mọi trường hợp chung sống như vợ chồng giữa những người cùng giới. Khác với một số trường hợp được công nhận quan hệ vợ chồng (như đã đề cập ở các phần trước của bài tiểu luận). Vì vậy các vấn đề phái sinh như: Thời điểm xác lập quan hệ vợ chồng, chế độ tài sản chung hợp nhất, v.v.. là không tồn tại trong loại quan hệ này.
Việc không công nhận quan hệ vợ chồng giữa những người cùng giới trong thời điểm hiện tại đang đặt ra nhiều khó khăn và thách thức cho những chủ thể trong quan hệ này. Hôn nhân giữa họ là hôn nhân “do họ đặt ra”, và dù muốn kết hôn hay không, họ không được công nhận bởi pháp luật về hôn nhân và gia đình. Vì vậy, họ không được thừa hưởng các quyền và nghĩa vụ về nhân thân, về tài sản của Luật hôn nhân và gia đình như: Không thuộc bất kỳ hàng thừa kế nào của “bạn đời” của mình, không được hưởng chế độ tài sản sở hữu chung hợp nhất, không được bảo vệ bởi chế độ hôn nhân một vợ một chồng, v.v… Bởi vì những lý do trên, quan hệ chung sống giữa những người cùng giới thường không bền vững, do những quan hệ này chỉ được họ tự thừa nhận với nhau mà không bị tác động bởi pháp luật hôn nhân gia đình - một công cụ để điều chỉnh và bảo vệ các quan hệ hôn nhân hợp pháp.
Trong tương lai, nếu các quy định của pháp luật về hôn nhân đồng giới tiếp tục cởi mở hơn, quy định nhiều hơn về quyền và nghĩa vụ cho loại quan hệ này cũng như thừa nhận nó, nhóm nghiên cứu cho rằng nó chắc chắn sẽ tác động giúp giảm đi hiện tượng
chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn cũng như giảm thiểu tác động tiêu cực của nó đến an sinh xã hội.
KẾT LUẬN
Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội, là nhân tố cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Để duy trì, ổn định và phát triển tình trạng hôn nhân và gia đình ở Việt Nam trong giai đoạn đất nước đang phát triển, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 được ban hành với nhiều quy định nhằm đáp ứng nhu cầu của thực tiễn đời sống.
Nhìn từ góc độ lý luận về hôn nhân theo luật định và việc chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn, bài viết đã đi sâu phân tích về điều kiện của hôn nhân hợp pháp (phải đăng ký kết hôn) theo quy định Luật Hôn nhân và gia đình; chỉ ra các hạn chế và bất lợi của việc vợ chồng chung sống không đăng ký kết hôn. Về góc độ tương quan giữa hôn nhân hợp pháp và chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn hay kết hôn trái pháp luật đều có những điểm giống nhau và khác nhau, từ đó cho thấy hôn nhân phải đăng ký kết hôn thì mới nhận được sự công nhận từ nhà nước, pháp luật và xã hội.
Mặc dù chưa có quy định cụ thể nhưng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã thông thoáng trong việc giải quyết hậu quả của việc nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Trong thời gian tới, Nhà nước cần tiếp tục nâng cao chất lượng trong việc áp dụng pháp luật hôn nhân và gia đình, đặc biệt sớm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, nâng cao hiệu quả trong công tác xét xử của Tòa án, tạo nền tảng trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc và bền vững.
Thông qua đề tài “Chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn - một số
vấn đề pháp lý và thực tiễn”, nhóm đã đi sâu phân tích những vấn đề pháp lý cũng như
đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định điều chỉnh về việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Do kiến thức còn hạn chế, bài viết không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để bài viết được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO