Pháp luật về ly hôn trong trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng được pháp

Một phần của tài liệu Chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn một số vấn đề pháp lý và thực tiễn (Trang 31)

pháp luật công nhận

Theo pháp luật Việt Nam, nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn được pháp luật thừa nhận và coi là hôn nhân thực tế với trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 mà không đăng ký kết hôn. Theo Điều 1 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP thì: “trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987 (ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực) mà chưa đăng ký kết hôn, nếu một bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án và áp dụng quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết vụ án ly hôn theo thủ tục chung.”40 Như vậy, với quan hệ hôn nhân này việc xử lý ly hôn sẽ giống như các trường hợp ly hôn thông thường. Theo khoản 1 Điều 131 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Quan hệ hôn nhân xác lập trước ngày Luật này có hiệu lực thì áp dụng luật hôn nhân và gia đình tại thời điểm xác lập để giải quyết.”41 Với quan hệ hôn nhân này thời điểm xác lập là trước ngày 03/01/1987 vậy nên sẽ áp dụng Luật hôn nhân và gia đình 2000 và Nghị quyết số 35/2000/QH10 để giải quyết. Về quan hệ nhân thân, sau khi tòa án tuyên bố ly hôn các bên sẽ chấm dứt quan hệ vợ chồng. Nếu có con thì các bên phải có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con42. Việc ai là người trực tiếp chăm sóc con sẽ do các bên tự thỏa thuận, bên còn lại sẽ vẫn có quyền thăm nom con trừ các trường hợp bị pháp luật hạn chế quyền. Về quan hệ tài sản, khi ly hôn việc chia tài sản sẽ dựa trên nguyên tắc thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì tòa sẽ phân chia tài sản chung dựa

40

Điều 1 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP

41

Điều 131 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

42

trên tình trạng, công sức đóng góp của các bên, còn tài sản riêng thì của ai sẽ thuộc về người ấy. Ngoài ra hiện nay có một án lệ về việc chấm dứt quan hệ hôn nhân thực tế dẫn đến tranh chấp về chia di sản thừa kế và chia tài sản chung - án lệ số 41/2021/AL dựa vào nguồn Bản án dân sự phúc thẩm số 48/2010/DSPT. Có thể khái quát vụ án như sau, vào năm 1969 ông T1 chung sống như vợ chồng với bà T2 sinh hai người con là P2 và P3. Do mâu thuẫn, nên bà T2 bỏ vào Vũng Tàu sinh sống và kết hôn với người khác. Năm 1987, ông T1 chung sống với bà S có con là P1. Ngày 26/3/2003, ông T1 mất mà không để lại di chúc. Như vậy theo quyết định của án lệ thì bà T2 chung sống và ông T1 không đăng ký kết hôn nhưng đến năm 1982 bà T2 bỏ đi và kết hôn với người khác, nên quan hệ hôn nhân giữa ông T1 và bà T2 đã chấm dứt từ lâu nên bà không có nghĩa vụ và quyền được hưởng di sản của ông T1. Tiếp theo, sau khi bà T1 đi thì bà S và ông T1 chung sống với nhau từ năm 1987, có tài sản chung hợp pháp nên công nhận đây là quan hệ hôn nhân thực tế và bà S được hưởng di sản của ông T1. Có thể thấy trước đây đất nước ta còn khó khăn, trải qua nhiều năm chiến tranh, chia cắt vùng miền khiến nền giáo dục, kinh tế bị ảnh hưởng, dẫn đến nhiều bất cập trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Và khi những quan hệ này bị đổ vỡ sẽ có nhiều hệ lụy dẫn đến khó khăn cho các cơ quan chức năng, chính quyền khi giải quyết, nghiêm trọng hơn sẽ dẫn tới ảnh hưởng về sức khỏe, nhân phẩm quyền lợi đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Vậy nên việc áp dụng các án lệ trong giải quyết pháp lý sẽ giúp cho các cơ quan chức năng bớt gánh nặng, giảm được các thiệt hại đáng kể trong giải quyết, tránh các vụ việc án sai.

Còn với các trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng không được pháp luật công nhận thì quan hệ “ly hôn” giữa họ là quan hệ thực tế chứ không phải quan hệ pháp lý. Có nghĩa là họ không được pháp luật thừa nhận là vợ chồng, không phát sinh quyền và nghĩa vụ trong quan hệ vợ chồng nên không cần làm thủ tục ly hôn. Tuy nhiên, nó vẫn đặt ra quan hệ tài sản giữa họ, khi đó tài sản do hai bên làm ra không phải là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất mà là tài sản thuộc sở hữu chung theo phần. Vậy nên khi phân chia tài sản, Tòa án phải xác định công sức đóng góp của từng người vào khối tài sản chung. Với các quan hệ khác thì pháp luật có quy định tại Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, theo đó việc xử lý phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em. Trong trường hợp này, Tòa án sẽ tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng chứ không phải là chấm dứt quan hệ vợ chồng.

CHƯƠNG III: THỰC TIỄN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ 3.1. Tình trạng nam, nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn tại Việt Nam

3.1.1 Tình hình thực tế tại Việt Nam

Hiện tượng xã hội “Chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn” hiện tại đang có xu hướng phát triển, gia tăng, phức tạp hơn cả về số lượng lẫn tính chất. Sau đây là thống kê của Tòa án nhân dân tối cao thông qua “báo cáo hàng năm của ngành số vụ án xin ly hôn mà không được công nhận là vợ chồng”43

Từ: 01/10/2006 Đến: 30/09/2007 Từ: 01/10/2007 Đến: 30/09/2008 Từ: 01/10/2008 Đến: 30/09/2010 Từ: 01/10/2010 Đến: 30/09/2016 Không công nhận là vợ chồng 2.251 2.336 2.455 3.245

Bảng dữ liệu: Tổng số án xin ly hôn mà Tòa án không công nhận là vợ chồng (Nguồn: Toà án nhân dân tối cao)

3.1.2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên

Hiện nay, có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn ở Việt Nam. Nhóm nghiên cứu cho rằng:

a) Thứ nhất, do ảnh hưởng của dân trí thấp, phong phục tập quán lạc hậu

Tình trạng này xảy ra chủ yếu ở các vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như các tỉnh có biên giới với nước bạn như Cao Bằng, Thanh Hoá, các tỉnh Tây Nguyên,... Việc kết hôn giữa những người thuộc cộng đồng dân tộc thiểu số chủ yếu qua việc tổ chức lễ cưới và các nghi thức mà không tiến hành đăng ký kết hôn. Nguyên nhân dẫn đến điều này có thể do họ chưa tiếp cận được với pháp luật về hôn nhân và gia đình

43

Th.S Lương Thị Hoà, “Chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn: Thực trạng, đánh giá và hướng hoàn thiện pháp luật” <http://gopfp.gov.vn/chi-tiet-an-pham/-/chi-tiet/chung-song-nhu-vo-chong-khong-%C4%91ang-ky- ket-hon-%0Athuc-trang-%C4%91anh-gia-va-huong-hoan-thien-phap-luat-8312-3307.html>, truy cập ngày

để hiểu được tầm quan trọng của việc đăng ký kết hôn trong việc bảo vệ quyền lợi cho mình. Hoặc do họ thuộc trường hợp chung sống như vợ chồng trái luật, không đủ điều kiện kết hôn (do ảnh hưởng của tục tảo hôn, cướp vợ, v.v..)

b) Thứ hai, do tác động của xu thế toàn cầu hoá

Quan điểm “thế giới phẳng” ngày càng tác động đến đời sống xã hội của người Việt Nam nói chung và giới trẻ nói riêng. Việc tiếp thu tinh hoa, quan điểm của các nền văn hoá khác nhau về khoa học, văn hoá, xã hội đang ngày càng trở nên dễ dàng hơn với sự giúp sức của Internet và các thiết bị công nghệ. Trong đó quan điểm “chung sống không cần phải kết hôn” đã tác động ít nhiều đến suy nghĩ của thế hệ trẻ Việt Nam làm cho họ hình thành lối sống buông thả, cởi mở hơn. Tại Hoa Kỳ, số người sống với một partner (người tình) mà không kết hôn vào khoảng 18 triệu vào năm 2016, tăng 29% kể từ năm 200744. Tại Hàn Quốc có hàng nghìn cặp đôi chung sống mà không đăng ký kết hôn, với số lượng cặp vợ chồng kết hôn vào năm 2020 đạt mức thấp kỷ lục kể từ lần đầu tiên nước này bắt đầu thống kê vào năm 198145. Có thể thấy hiện tượng này đang có xu hướng gia tăng ở các nước khác trên thế giới. Có nhiều lý do để giới trẻ bỏ qua việc đăng ký kết hôn, có thể là không muốn bị thay tên đổi họ46 vì điều này ảnh hưởng đến các mối quan hệ với đồng nghiệp, lo ngại về các khoản thuế sau khi kết hôn, không muốn bị lệ thuộc về mặt pháp lý, v.v…

c) Thứ ba, do quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình thời điểm trước và ý chỉ chủ quan và yếu tố khách quan của các cặp vợ chồng

Chế định đăng ký kết hôn chỉ mới xuất hiện từ thời điểm Luật hôn nhân và gia đình 2000 có hiệu lực. Kèm với đặc điểm của quan hệ hôn nhân là có tính chất lâu dài, dẫn đến nhiều cặp vợ chồng tuy không đăng ký kết hôn nhưng được thừa nhận hôn nhân thực tế (các quy định được phân tích ở mục 2.3. và họ vẫn chưa đăng ký kết hôn cho tới thời điểm này.

Một số người khi có ý định tái hôn hoặc kết hôn với người khác sau một cuộc hôn nhân đã chấm dứt có suy nghĩ rằng họ không nhất thiết phải đăng ký kết hôn với nhau.

44

Pew research center, “8 facts about love and marriage in America”, <https://www.pewresearch.org/fact- tank/2019/02/13/8-facts-about-love-and-marriage/>, truy cập ngày 17/8/2021

45

Báo Zing News, “Người trẻ Hàn Quốc sống chung như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn”

<https://zingnews.vn/nguoi-tre-han-song-chung-nhu-vo-chong-nhung-khong-dang-ky-ket-hon-post1192085.html>, truy cập ngày 17/8/2021

46

Ở Nhật Bản, phụ nữ sau khi kết hôn phải theo họ của chồng. Tuy các nước phương Tây tuy pháp luật không quy định điều tương tự, nhưng nếu người phụ nữ không theo họ chồng sau khi kết hôn sẽ bị xã hội xem là lập dị.

Họ không quan tâm đến việc đăng ký kết hôn và cảm thấy tự nguyện sống cùng nhau là đủ. Tình trạng này một phần cũng do tâm lý ngại tiếp xúc với chính quyền, thực hiện các thủ tục đăng ký kết hôn và sự thiếu hiểu biết về quyền lợi và nghĩa vụ của mình nếu có đăng ký kết hôn, như được nằm trong hàng thừa kế của người chồng / vợ của mình.

3.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp do chung sống như vợ chồng không đăngký kết hôn ký kết hôn

Với thực tế rằng việc hai người chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn đã, đang và sẽ luôn tồn tại trong xã hội, quan điểm của nhà làm luật xem nó là một quan hệ xã hội đang tồn tại và cần được điều chỉnh. Về mặt pháp lý hai người nam nữ này sẽ không được coi là vợ chồng hợp pháp, nhưng hành vi chung sống và coi nhau như vợ chồng đã xác lập cho họ những quyền và nghĩa vụ cần được pháp luật điều chỉnh và bảo vệ. Tuy vậy thực tiễn xét xử tại các Toà án cho thấy rằng vẫn còn hiện tượng chưa nắm rõ được quy định pháp luật của hội đồng xét xử, từ đó dẫn đến sai sót trong các phán quyết liên quan đến tranh chấp do chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn, làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các bên.

3.2.1. Về xác định thời điểm xác lập quan hệ vợ chồng

Khi các cặp đôi chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn quyết định đăng ký kết hôn, hành vi pháp lý này sẽ xác lập một thời điểm đăng ký kết hôn. Thời điểm xác lập quan hệ vợ chồng này phụ thuộc vào các yếu tố như thời điểm phát sinh quan hệ chung sống như vợ chồng, thời điểm đăng ký kết hôn. Việc xác định chính xác thời điểm xác lập quan hệ vợ chồng là cần thiết và quan trọng trong việc xác định các quyền, nghĩa vụ khác như quyền tài sản. Sau đây là một số ví dụ về việc nhầm lẫn trong xác định thời điểm xác lập quan hệ vợ chồng:

Ví dụ 1:

“Bà Th và ông L trú tại thị trấn Hữu Lũng, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Ngày 14/12/1982 hai người làm đám cưới và chung sống như vợ chồng, hai người không đăng ký kết hôn do thiếu hiểu biết về quy định pháp luật. Năm 1985, hai người mua một mảnh đất 150m2, mảnh đất này đứng tên ông L. Năm 2000 hai người đi đăng ký kết hôn tại UBND thị trấn Hữu Lũng. Năm 2002 hai người bắt đầu phát sinh mâu thuẫn do ông L có quan hệ ngoài luồng với người phụ nữ khác và thường xuyên chửi bới, đánh đập vợ con. Tháng 6/2008, bà Th gửi đơn lên Tòa án xin được ly hôn.

TAND huyện Hữu Lũng trong bản án sơ thẩm đã xác định thời điểm xác lập quan hệ vợ chồng vào năm 2000 khi hai người đăng ký kết hôn. Từ đó xác định mảnh đất 150m2 mua vào năm 1985 là tài sản riêng của ông L.”47

Nhận thấy phán quyết của bản án sơ thẩm là không đúng với quy định tại Nghị quyết 35/2000/NQ-QH10 và Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC- BTP trong việc xác định thời điểm xác lập quan hệ vợ chồng của bà Th và ông L, TAND tỉnh Lạng Sơn đã huỷ bản án sơ thẩm trên và xét xử lại theo đúng quy định pháp luật, xác định thời điểm xác lập quan hệ vợ chồng của hai người là vào năm 1982. Từ đó xác định mảnh đất 150m2 là tài sản chung có được trong thời kỳ hôn nhân của hai người.

3.2.2. Về giải quyết tranh chấp về tài sản

Trường hợp quan hệ vợ chồng không được công nhận thì tài sản do hai người tạo lập nên trong thời gian chung sống như vợ chồng không được xem là tài sản chung hợp nhất mà là sở hữu chung theo phần. Nguyên tắc xác định phần sở hữu của từng người còn phải dựa vào công sức đóng góp. Hội đồng xét xử trong nhiều trường hợp không phân định được công sức đóng góp của mỗi bên vào khối tài sản chung nên đã quyết định chia đôi cho mỗi bên.

Ví dụ:

“Tại Quảng Nam, ông Nguyễn Văn H và bà Trần Thị P chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn vào năm 1989, hai ông bà đăng ký kết hôn vào cuối năm 1990. Năm 2006 hai người xảy ra mâu thuẫn, bà T làm đơn xin ly hôn với ông H. Tài sản tranh chấp là lô đất 132m2 và hai căn nhà cấp bốn nằm trên lô đất. Bà P khai rằng nhà là tài sản chung, còn đất là tài sản riêng do bà mua vào năm 1993. Người chồng khai rằng cả nhà và đất đều là tài sản chung do ông góp tiền mua. Hồ sơ vụ án cho thấy bà P nhận chuyển nhượng một lô đất diện tích 250m2 từ người chủ cũ vào đầu năm 1990 với giá 16 chỉ vàng. Đến cuối năm 1990 bà mới kết hôn, sau đó vợ chồng xây nhà chung sống trên lô đất này. Đến năm 1999 hai người viết giấy bán nửa lô đất. Nửa lô còn lại được UBND thành phố T cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho vợ chồng bà cùng đứng tên.

Một phần của tài liệu Chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn một số vấn đề pháp lý và thực tiễn (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w