Môi trường kinh doanh trong nước

Một phần của tài liệu Đề tài: Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty cổ phần sản xuất dịch vụ xuất nhập khẩu Từ Liêm- TULTRACO ppsx (Trang 43 - 46)

I. Tóm lược về tình hình chung của công ty

4.2.2.Môi trường kinh doanh trong nước

2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty cổ phần sản xuất dịch vụ XNK Từ

4.2.2.Môi trường kinh doanh trong nước

Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, kinh doanh ở bất kỳ đâu cũng có cạnh tranh khốc liêt. Môi trường kinh doanh trong nước cũng không kém phần quan trọng, nó ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hoạt động của công ty. Điều đáng quan tâm hiện nay đó là số lượng các công ty, doanh nghiệp ngày một tăng, theo con số thống kê chưa đầy đủ, thì cho đến quý I năm 2005 đã có hơn 2000 doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, điều này đã tạo nên

một môi trường cạnh tranh khá gay gắt, đó là yếu tố tác động làm cho công ty phát huy lợi thế và những ưu việt của mình, song cũng tạo ra thách thức không nhỏ đối với công ty.Bên cạnh đó các chính sách vĩ mô của nhà nước, như chính sách khuyến khích xuất khẩu, chính sách tín dụng tiền tệ được điều chỉnh linh hoạt, luật doanh nghiệp, luật đầu tư nước ngoài ngày càng được cải thiện và hoàn chỉnh, đã tạo môi trường thông thoáng cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và các đối tác nước ngoài đang và sẽ bắt tay làm ăn với công ty.Thị trường trong nước đang trở nên có những dấu hiệu đáng mừng, đó là nhu cầu tiêu dùng của người dân đang ngày một cải thiện, có những đoạn thị trường chưa được khai thác hoặc có những đoạn thị trường mới nổi, công ty đang từng bước khai thác một cánh hữu hiệu nhất.

4.3.Về thị trường kinh doanh

Khai thác triệt để tiềm năng sẵn có cuả các doanh nghiệp tạo động lực cho phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Đảng và Nhà nước chủ trương thực hiện chính sách “ giao vốn, giao quyền “ cho các doanh nghiệp để tự hạch toán - kinh doanh được thì “ ăn “ lỗ thì “ chịu “ . Tháng 10 năm 1999 công ty xuất nhập khẩu Từ Liêm nhận quyết định của nhà nước về việc cổ phần hoá, trước tình hình đó công ty phải thay đổi lại cơ cấu tổ chức kinh doanh sao cho thích hợp với đòi hỏi của thị trường. Đứng trước sự bỡ ngỡ của buổi đầu làm quen với kinh tế thị trường, không thể tránh khỏi những thất bại, nhưng Công ty cổ phần sản xuất dịch vụ Từ Liêm vẫn đứng vững, không ngừng tăng kim ngạch XNK mà còn tạo cho mình một chỗ đứng mới trên thị trường nội địa và quốc tế . Đồng thời từng bước khắc phục những nhược điểm, phát huy thế mạnh sẵn có của mình.

Thị trường và bạn hàng trong nước của Công ty chủ yếu là các công ty, xí nghiệp, các đơn vị sản xuất hoặc dịch vụ không được phép XNK trực tiếp.

Ngoài ra còn có các đơn vị kinh doanh XNK gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường, kinh doanh kém hiệu quả. Những đơn vị này đều có thể thông qua công ty cổ phần sản xuất kinh doanh và dịch vụ xuất nhập khẩu Từ Liêm để thực hiện các hình thức XNK như: Nhập liên doanh, xuất uỷ thác, gia công uỷ thác...

Thị trường và bạn hàng nước ngoài bao gồm một số nước Châu âu, Đông âu, Canada ( Bắc Mỹ) , Chi lê ( Nam Mỹ ), Châu á ( Nhật, Thái Lan , Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Inđonesia, Trung Quốc, Hồng Kông... ), Châu Phi ( Angeria, Libi...), Austraylia, EU , SNG

Hiện nay thị trường SNG đang được mở rộng, được coi như thị trường cơ bản và lâu dài. Thị trường Nhật ,Đông âu, EU là các thị trường trọng tâm và ngày càng phát triển.

Bảng 3 : Kim ngạch XNK theo thị trường của công ty.

(nguồn:phong tài chính cấp) Đơn vị : %

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005

Châu Âu 88,57 60 48,75 30,11 25,5

Châu Á 0,42 5,99 34,93 42,66 46,2

Tây Á Phi châu 8,26 13,0 10,87 13,54 14,0

Châu Mỹ 2,75 21,1 5,45 13,4 13,9

Châu Đại Dương 0,29 0,4

Tổng kim ngạch XNK

100 100 100 100 100

Qua các bảng trên ta thấy rằng, tuy Công ty đã kinh doanh được thị trường XNK hàng hoá từ 10 nước và khu vực năm 2001 tăng lên 25 nước và khu vực trong năm 2005. Tuy nhiên tỷ trọng thị trường của công ty cũng có nhiều thay đổi dù số thị trường tăng lên. Tỷ trọng quan hệ với các nước Châu á, Tây á, Phi âu, Chây mỹ, đều lần lượt tăng, trong đó quan hệ với các nước

Châu á tăng nhanh nhất. Bên cạnh đó tỷ lệ quan hệ với các nước Châu Âu và Mỹ lại giảm. Như vậy , mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong nền kinh tế thị trường nhưng công ty vẫn đứng vững và tiếp tục phát triển . Tuy doanh thu giảm đi ở một số năm nhưng công ty vẫn bảo toàn được vốn . Đồng thời cũng phải nộp cho Nhà nước các khoản lớn hơn nhiều lần.

Trước đây Công ty thực hiện chế độ bao cấp, Công ty không phải tìm bạn hàng, không phải nghiên cứu thị trường, tìm nguồn hàng. Lúc đó, công ty kinh doanh thật dẽ dàng, Công ty chỉ việc xuất- nhập theo chỉ tiêu của Nhà nước. Khi chuuyển sang nền kinh tế thị trường, đòi hỏi Công ty phải chủ động hơn trong kinh doanh và việc công ty tăng thêm thị trường là một bước tiến vô cùng phấn khởi.

Nhìn chung thị trường nước ngoài và thị trường trong nước về cơ bản chưa được khai thông, hiện nay kinh doanh XNk của công ty luôn gặp sự cạnh tranh của nhiều đối thủ, thị trường và bạn hàng trở thành vấn đề sống còn của Công ty.

Một phần của tài liệu Đề tài: Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty cổ phần sản xuất dịch vụ xuất nhập khẩu Từ Liêm- TULTRACO ppsx (Trang 43 - 46)