Hàm VLOOKUP: (Vertical Lookup)

Một phần của tài liệu Bài 1: Tổng quan về chương trình MS Excel ppsx (Trang 42 - 43)

+ Cú pháp: =VLOOKUP(Lookup-value, table-array, col-index-num, range-lookup)

+ Ý nghĩa: tìm giá trị Lookup-value trên cột đầu tiên của bảng Table- array, tìm thấy ở hàng nào thì sẽ trả về trên hàng đó tại cột thứ Col-index-num của Table-array.

- Lookup-value (giá trị tìm): là một giá trị phải tồn tại trên cột đầu tiên của

bảng dò (table-array)

* Lưu ý: Khi chọn giá trị tìm thì phải chọn nó ở bảng chính.

- Table-array(Bảng dữ liệu): là địa chỉ của một vùng chứa bảng dữ liệu * Lưu ý: Khi chọn bảng dữ liệu thì phải chọn nó từ bảng phụ sao cho phải

chứa tối thiểu 2 cột:

+ Cột đầu tiên phải chứa được giá trị tìm

+ Cột thứ 2 chứ giá trị cần trả về cho hàm col-index-num

- Col-index-num(Vị thứ cột hay cột cần lấy): là một con số cụ thể và nó

- Range-lookup(Kiểu tìm hay cách dò tìm): gồm các số là 0 hoặc 1 (Mặc định trong excel là 1)

0: Tìm kiếm chính xác: khi mang giá trị tìm thì nó so sánh bằng với

giá trị trong bảng dữ liệu (table-array) thì nó sẽ chuyển sang cột ta chỉ định lấy.

1: Tìm tương đối: (>=) để thực hiện phương thức tìm kiếm này thì cột đầu tiên của bảng dữ liệu phải sắp xếp tăng dần. Khi ta mang giá trị thì nó so sánh >= giá trị đầu tiên trong bảng dữ liệu nếu nó không >= giá trị đó thì sẽ trả

về giá trị <= gần nhất.

Ví dụ : Tính lương cho 3 loại công khác nhau, biết rằng số tiền cho từng

loại công lao động là: Loại A : 20000, loại B :10000, loại C : 5000. Tiền lương được tính theo công thức tiền = số công * số tiền 1công.

Ta chọn ô E6 nhập công thức =VLOOKUP(C6,$A$1:$B$3,2,0)*D6 Copy công thức này xuống ô E7, E8, E9 ta có kết quả ở cột TIềN như bảng :

Hình 37: Sử dụng hàm Vlookup

Chú ý: trong công thức ta dùng địa chỉ tuyệt đối $A$1:$B$3 để đảm bảo địa chỉ này không thể thay đổi trong quá trình Copy

Để đưa giá trị tuyệt đối vào địa chỉ ô của bảng dữ liệu ta nhấn F4

Một phần của tài liệu Bài 1: Tổng quan về chương trình MS Excel ppsx (Trang 42 - 43)