- Chọn ô cần tính tổng của các ô ở phía trên trong cùng một cột hoặc hoặc
các ô ở bên trái trong cùng một hàng
- Kích chuột vào biểu tượng (AutoSum) trên thanh công cụ chuẩn
BÀI 4. HÀM VÀ CÁC HÀM THÔNG DỤNG
Mục tiêu của bài học:
Cung cấp cho học viên kiến thức và kỹ năng thực hành qua các nội dụng:
Hàm và cách xây dựng một hàm
Sử dụng một số hàm thông dụng
o Hàm kiểu chuỗi nhãn: LEFT, RIGHT, MID, …
o Hàm kiểu ngày giờ: DAY, MONTH, YEAR,…
o Hàm kiểu số: INT, MOD, ROUND, RANK,…
o Hàm kiểu thống kê: SUM, MAX, MIN,…
1. Hàm:
a. Giới thiệu về hàm
- Hàm có thể tham gia như một phép toán trong công thức. Hàm sẽ trả về
một giá trị (kiểu số, kiểu ngày tháng, kiểu xâu kí tự…) hay một thông báo lỗi.
- Cú pháp chung của hàm như sau:
= <Tên hàm> (Đối số 1, Đối số 2,…, Đối số n)
- Danh sách đối số: Phần lớn các hàm trong Excel đều có một hoặc nhiều đối số. Đối số có thể là một giá trị kiểu số, một xâu kí tự, địa chỉ ô hay vùng ô, tên vùng, công thức, hay những hàm khác.
Ví dụ: Hình dưới minh họa một công thức có sử dụng hàm. Ô D9 chứa
giá trị trung bình cộng của các số từ ô C5 đến C9. Hàm AVERAGE sẽ tính giá
trị trung bình các ô trong danh sách đối số.
Hình 35: Các bước nhập tham số vào hàm Average
b. Các bước để nhập một hàm:
Khi con trỏ nhập văn bản đang ở tại vị trí cần nhập
hàm thì nhấn chuột vào menu Insert -> chọn fx Function hoặc chọn biểu tượng fx trên thanh Formula bar
Xuất hiện hộp thoại Insert function
Hình 36: Làm việc với hàm
Trong mục Select a function: lựa chọn hàm cần thực hiện ở khung bên
dưới.
Nhấn OK để kết thúc.
Chú ý: Nếu biết chính xác tên hàm và cách điền các tham số chúng ta có thể gõ trực tiếp trên thanh công thức.
2. Một số hàm thông dụng
a. Các hàm kiểu chuỗi
* Hàm LEFT:
+ Cú pháp: =LEFT(Text, Num-char)
+ Ý nghĩa: cho biết kết quả là một chuỗi con được trích ra từ chuỗi
(Text) gồm số các ký tự (Num-char) ở bên trái.
+ Ví dụ: = LEFT(“ABCDEF”, 3) “ABC” * Hàm RIGHT:
+ Cú pháp: =RIGHT(Text, Num-char)
+ Ý nghĩa: cho biết kết quả là một chuỗi con được trích ra từ chuỗi
(Text) gồm số các ký tự (Num-char) ở bên phải.
+ Ví dụ: = RIGHT(“ABCDEF”, 3) “DEF” * Hàm MID:
+ Cú pháp: =MID(Text, Start-num, Num-char)
+ Ý nghĩa: cho biết kết quả là một chuỗi con được trích ra từ chuỗi
(Text) từ vị trí bắt đầu (Start-num) gồm số các ký tự (Num-char). + Ví dụ: = MID(“ABCDEF”, 3, 3) “CDE”
* Hàm LEN:
+ Cú pháp: =LEN(Text)
+ Ý nghĩa: cho biết kết quả là số lượng (độ dài) các ký tự có trong
chuỗi (Text)
+ Ví dụ: = LEFT(“ABCDEF”) 6 * Hàm UPPER:
+ Cú pháp: = UPPER(Text)
+ Ý nghĩa: cho biết kết quả là chuỗi (Text) từ chữ thường được đổi
thành chữ hoa.
+ Ví dụ: = UPPER(“abcdef”) “ABCDEF” * Hàm LOWER:
+ Ý nghĩa: cho biết kết quả là chuỗi (Text) từ chữ hoa được đổi
thành chữ thường.
+ Ví dụ: = UPPER(“ABCDEF”) “abcdef” * Hàm PROPER:
+ Cú pháp: = PROPER(Text)
+ Ý nghĩa: cho biết kết quả là ký tự đầu tiên trong một chuỗi (Text)
được đổi thành chữ hoa.
+ Ví dụ: = UPPER(“trung tâm tin học hueitc”) “Trung Tâm Tin Học Hueitc”
* Hàm TRIM:
+ Cú pháp: = TRIM(Text)
+ Ý nghĩa: cho biết kết quả là chuỗi (Text) sau khi đã cắt bỏ những
ký tự trắng dư thừa ở đầu và cuối chuỗi.
+ Ví dụ: = TRIM(“ trung tâm tin học hueitc ”) “Trung Tâm Tin Học Hueitc”