Công nghiệp hóa và các mô hình công nghiệp hóa trên thế giớ

Một phần của tài liệu Bài giảng KTCT mác LÊNIN (Trang 69 - 70)

- Cách mạng công nghiệp lần thứ hai (2.0)

6.1.1.2. Công nghiệp hóa và các mô hình công nghiệp hóa trên thế giớ

+ Khái niệm: Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi nền sản xuất xã hội chủ yếu

dựa trên lao động thủ công là chính sang nền sản xuất xã hội dựa chủ yếu trên lao động bằng máy móc nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

+ Các mô hình công nghiệp hóa tiêu biểu trên thế giới

- Mô hình công nghiệp hóa cổ điển

Mô hình này ra đời vào thế kỷ XVIII, ở Anh, gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Bắt đầu từ ngành công nghiệp dệt, sự phát triển ngành công nghiệp dệt kéo theo một số ngành khác như trồng bông, nuôi cừu,…Từ đó đòi hỏi một số máy móc, thiết bi cho sản xuất tạo tiền đề cho ngành công nghiệp nặng phát triển như: cơ khí chế tạo máy,…

Nguồn vốn chủ yếu cho quá trình công nghiệp hóa là từ bóc lột người làm thuế, tăng cường xâm chiếm thuộc địa. Từ đó làm mâu thuẫn giữa tư bản và người lao động trở nên gay gắt làm bùng nổ những cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại CNTB, tạo tiền đề cho chủ nghĩa Mác ra đời.

Quá trình công nghiệp hóa của các nước tư bản cổ điển diễn ra trong thời gian tương đối dài từ 60-80 năm.

- Mô hình công nghiệp hóa kiểu Liên Xô (cũ)

Mô hình này bắt đầu từ những năm 1930 ở Liên Xô (cũ) sau đó được áp dụng cho các nước XHCN ở Đông Âu (cũ) sau năm 1945 và một số nước đang phát triển đi theo con đường XHCN trong đó có Việt Nam vào những năm 1960. Mô hình này ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Để thực hiện được thì đòi hỏi nhà nước huy động hết mọi nguồn lực cho việc phát triển công nghiệp nặng mà cụ thể là: cơ khí, chế tạo máy thông qua cơ chế kế hoạch hóa tập trung, mệnh lệnh. Chính từ đó đã tạo điều kiện cho các nước theo mô hình này xây dựng được một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật to lớn. Tuy nhiên khi KHKT ngày càng phát triển thì hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật cũ không còn phù hợp nữa và nó kìm hãm sự phát triển, cùng với cơ chế kế hoạch hóa tập trung, mệnh lệnh di trì quá lâu dẫn đến sự trì trệ là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng và sụp đổ của Liên Xô và hệ thống XHCN ở Đông Âu.

- Mô hình công nghiệp hóa của Nhật Bản và các nước công nghiệp mới (NICs)

Rút kinh nghiệm từ quá trình công nghiệp hóa của các nước cổ điển vá hệ thống các nước XHCN cũ, Nhật Bản và các nước NICs như: Hàn Quốc, Singapor đã tiến hành công nghiệp hóa theo con đường mới đó là thực hiện chiến lược công nghiệp hóa rút ngắn, đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển sản xuất trong nước thay thế hàng nhập khẩu, thông qua việc tận dụng lợi thế về khoa học, công nghệ các nước đi trước cùng với việc phát huy nguồn lực và lợi thế trong nước, thu hút nguồn lực từ bên ngoài để tiến

hành công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa. Có ba con đường để tiếp thu KH CN của các nước đi trước để tiến hành công nghiệp hóa đó là:

Một là, thông qua đầu tư nghiên cứu, chế tạo và hoàn thiện dần dần trình độ công

nghệ từ thấp đến cao

Hai là, tiếp nhận sự chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến hơn

Ba là, xây dựng chiến lược phát triển khoa học, công nghệ nhiều tầng, kết hợp cả

công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại. Kết hợp vừa nghiên cứu chế tạo vừa tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển hơn.

Nhật Bản và các nước NICs đã sử dụng con đường thứ ba cùng với những chính sách đúng đắn và hiệu quả đã thức hiện công nghiệp hóa thành công và mau chóng gia nhập vào nhóm các nước công nghiệp phát triển. Đây là một mô hình công nghiệp hóa mà Việt Nam cần tiếp thu và học hỏi trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân.

Một phần của tài liệu Bài giảng KTCT mác LÊNIN (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w